MỤC LỤC
Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, KTV phải xác lập mức trọng yếu chấp nhận được, nghĩa là số tiền sai lệch tối đa cho phép, để căn cứ vào đó thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm phát hiện những sai lệch có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Mỗi công ty kiểm toán có những phương pháp xác định mức trọng yếu khác nhau, nhưng một trong các mức trọng yếu được nhiều kiểm toán viên chấp nhận là 10% lợi nhuận trước thuế, có nghĩa là sai sót của một khoản mục, hoặc tổng hợp các sai sót của các khoản mục có giá trị trên 10% lợi nhuận trước thuế thì có tính trọng yếu.
Thể thức các khảo sát trên đây thực hiện chủ yếu bằng việc xem xét các văn bản quy định về phân công nhiệm vụ, trách nhiệm, thực hiện việc phỏng vấn nhân viên liên quan, kết hợp quan sát trực tiếp sự vận hành của một số công việc như kế toán quỹ và thủ quỹ. KTV cần xem xét các văn bản quy định trách nhiệm trong khâu kiểm tra soát xét đối với từng khâu công việc, phỏng vấn các nhân viên liên quan và thực hiện điều tra theo hệ thống (Walk through) một số nghiệp vụ được thực hiện ghi chép trong sổ kế toán. Khảo sát về KSNB trong tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu liên quan đến TGNH, như: công việc đối chiếu, tổng hợp cân chỉnh hàng tháng, người thực hiện đối chiếu và sự độc lập của người thực hiện với các ngân hàng có giao dịch như thế nào.
Đối chiếu kiểm tra số liệu của khoản mục tiền mặt trên Bảng CĐKT và số liệu tiền mặt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ với số liệu trên sổ kế toán liên quan (sổ cái và sổ chi tiết về tiền mặt). Kiểm tra việc tính toán và khóa sổ kế toán tài khoản TGNH thông qua việc yêu cầu đơn vị cung cấp sổ phụ của ngân hàng gửi cho đơn vị ở khoảng trước và sau ngày khóa sổ để đối chiếu với số liệu trên sổ của đơn vị nhằm phát hiện chênh lệch và tìm hiểu nguyên nhân. Kết hợp việc khảo sát đối với tiền mặt và TGNH về nghiệp vụ và số dư tài khoản để xem xét tính hợp lý, trung thực của các nghiệp vụ và số dư có liên quan đến tài khoản tiền đang chuyển.
Với phương châm này nhằm đảm bảo mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp cho họ những thông tin đích thực và cần thiết để tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với thực tiễn. Hoạt động của AAC nhằm góp phần phát hiện và ngăn ngừa những rủi ro cho doanh nghiệp, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Để đảm bảo uy tín lâu dài và chất lượng chuyên môn của công tác kiểm toán AAC luôn thực hiện kiểm toán theo đúng các nguyên tắc, chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và thông lệ kiểm toán quốc tế, phù hợp với những quy định hiện hành về hoạt động kiểm toán của Nhà nước Việt Nam.
Toàn thể đội ngũ kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên cao cấp của AAC được đào tạo trực tiếp bởi các chuyên gia cao cấp về kiểm toán của Cộng đồng Châu Âu thông qua chương trình hợp tác về Kiểm toán và Kế toán của Dự án EURO – TAPVIET do Cộng đồng Châu Âu tài trợ. Nhờ có đội ngũ chuyên nghiệp chất lượng cao, ý thức trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng nên trong quá trình hoạt động, AAC luôn được các nhà đầu tư, các cơ quan chức năng tín nhiệm và đánh giá cao về chất lượng phục vụ. Trưởng phòng giữ vai trò lãnh đạo trong ban quản lý của công ty, họ có chức năng như một cầu nối giữa Tổng Giám Đốc, ban quản lý và các nhân viên trong công ty, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nhân sự, phối hợp hoạt động và đảm nhận các vấn đề về công việc hành chính.
Trợ lý kiểm toán viên cấp 2: Là người làm việc ở công ty kiểm toán được hai năm chịu trách nhiệm về các công việc mà nhóm trưởng giao phó. Trợ lý kiểm toán viên cấp 3: Là người làm việc ở công ty được ba năm, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và có thể làm trưởng đoàn kiểm toán. Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán, đồng thời để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên BCTC, quy trình kiểm toán BCTC do công ty AAC thực hiện qua ba giai đoạn sau: Lập kế hoạch kiểm toán, Thực hiện kiểm toán và Hoàn thành cuộc kiểm toán.
Sau khi nhận được lời mời kiểm toán AAC tiến hành xem xét trên một số mặt cơ bản như tính độc lập của AAC với khách hàng, tính liêm chính của ban quản trị, hệ thống kế toán của khách hàng nhằm xem xét về khả năng có nên chấp nhận lời mời kiểm toán này hay không. Việc thu thập tập trung vào các vấn đề về tìm hiểu sơ lược về khách hàng như con người, sản phẩm, thị trường, kết quả hoạt động kinh doanh, tài chính, tài sản và công nợ, hệ thống kế toán, chính sách kế toán, nhân tố khác và hệ thống kiểm soát nội bộ. Tại công ty AAC, việc lựa chọn đội ngũ nhân viên cho một cuộc kiểm toán được thực hiện bởi các trưởng phòng, dựa vào đặc điểm riêng biệt và lĩnh vực hoạt động của mỗi khách hàng,…mà việc chọn số lượng, kinh nghiệm và năng lực của đoàn kiểm toán cho mỗi cuộc kiểm toán là khác nhau.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 – Quy trình phân tích, không yêu cầu bắt buộc áp dụng thủ tục phân tích đối với giai đoạn thực hiện kiểm toán, nhưng để giảm thiểu rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC, các cuộc kiểm toán của AAC đều tiến hành thực hiện thủ tục này trong khi thực hiện kiểm toán BCTC. Các thành viên trong đoàn kiểm toán được phân công công việc kiểm toán theo từng khoản mục, với trách nhiệm của mình thì thành viên đoàn tiến hành kiểm tra chi tiết tính đúng đắn của số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ các tài khoản và số phát sinh của các nghiệp vụ kinh tế. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng lúc này được công ty áp dụng kết hợp rất linh hoạt, bao gồm các kỹ thuật: kiểm kê, gửi thư xác nhận, đối chiếu xác minh tài liệu, phỏng vấn tính toán lại, ….Trong giai đoạn này, việc thu thập các bằng chứng kiểm toán chiếm khối lượng công việc lớn nhất cho nên các kỹ thuật cần áp dụng cũng thực hiện nhiều nhất.
Các đơn vị này khi chuyển tiền nộp vào tài khoản của công ty tại ngân hàng sau đó ngân hàng sẽ lập “Giấy báo Có” chuyển đến công ty, kế toán ngân hàng sẽ kiểm tra, đối chiếu sự hợp lý, hợp lệ của chứng từ rồi vào sổ TGNH đồng thời ghi Nợ TK 112 vào sổ Nhật ký chung đây chính là căn cứ để ghi sổ Cái vào cuối tháng. Đặc thù sản phẩm của công ty chủ yếu là các công trình xây lắp nằm rải rác trong khắp cả nước, cho nên hầu hết các khoản chi cho việc mua nguyên vật liệu, hàng hoá, chi vận chuyển, chi cho quảng cáo đều là những khoản chi tương đối lớn nên được thực hiện qua ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro trong việc sử dụng tiền mặt nhưng đồng thời cũng tiện lợi và nhanh chóng khi thanh toán trừ những khoản chi mua công cụ, dụng cụ văn phòng phẩm,. Trường hợp chi tiền qua ngân hàng, kế toán ngân hàng sẽ viết uỷ nhiệm chi gửi đến ngân hàng để thanh toán với các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ khác nhau cho công ty, sau đó ngân hàng sẽ gởi “Giấy báo Nợ” về công ty để kế toán ngân hàng và kế toán công nợ căn cứ vào đó phản ánh vào sổ sách, chứng từ có liên quan.
Đối với việc thanh toán lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên, kế toán tiền mặt sẽ tính toán xem xét lại tính thích hợp của từng khoản chi trả trong tháng rồi căn cứ vào bảng thanh toán lương từ phòng tổ chức gởi lên rồi mới tiến hành viết phiếu chi và thủ quỹ sẽ giao tiền cho từng phòng ban một do một nhân viên trong phòng đó đại diện nhận kèm theo chữ ký khi nhận. Sau khi phiếu chi đã được duyệt, liên 1 do kế toán tiền mặt lưu giữ để vào sổ chi tiết quỹ tiền mặt, rồi tiến hành ghi Có TK 111 vào Nhật ký chung cuối tháng vào sổ Cái; liên 2 giao cho người nhận tiền; kế toán công nợ hoặc kế toán các TK đối ứng sẽ giữ liờn 3 để ghi vào sổ theo dừi cụng nợ hay cỏc TK liờn quan.