Thực trạng kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty cổ phần Thực phẩm Minh Dương

MỤC LỤC

Đặc điểm nguyên liệu vật liệu tại công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương

Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Thực phẩm Minh Dương

Ngoài các mặt hàng chính công ty còn sản xuất các mặt hàng phụ khác như Phù trúc, thực phẩm chay…Do đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty là chế biến và sản xuất hàng thực phẩm nên NVL của công ty hầu hết cũng đều thuộc hàng thực phẩm với thời gian sử dụng ngắn, có tính chất lý hóa khác nhau NVL mang tính thời vụ và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường xung quanh nên đặt ra yêu cầu bảo quản cao. Quản lý sử dụng một cách hợp lý các vật tư làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm, vì NVL thường chiếm tỷ trọng lớn (70 – 80%) trong giá thành sản phẩm, công ty luôn cố gắng hạ thấp định mức tiêu hao và vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm để kiếm soát chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

Tính giá nguyên vật liệu tại công ty

Nguyên vật liệu chính: đây chính là cơ sở vật chất hình thành nên các sản phẩm mới, là những loại NVL chủ yếu để hình thành nên các sản phẩm như bột sắn ẩm, sắt lát khô, tinh bột sắn khô, mầm gạo,…. Nguyên vật liệu phụ: là những loại NVL cấu thành nên sản phẩm nhưng chúng có giá trị làm tăng thêm chất lượng sản phẩm, mẫu mã, tạo điều kiện cho quá trình bảo quảnvà sử dụng sản phẩm an toàn. Phụ tùng thay thế và sửa chữa: là những chi tiết phụ tùng máy móc mà công ty mua sắm, dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa các phương tiện máy móc như bi, dây curoa, phanh đĩa, phin dập khuôn, bulông, bánh răng….

Phế liệu thu hồi: là những loại NVL loại ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là những NVL không đúng quy cách, một số đã qua sử dụng như thùng cactong, bao, thùng,…. Đối với hàng thu mua là nông – lâm – thủy sản do một ngày thu mua từ nhiều hộ xã viên cùng một lúc nên giá thực tế của NVL nhập kho là giá tình bình quân, để giảm bớt số lượng chứng từ quá nhiều.

Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty Minh Dương

Thủ tục nhập, xuất kho nguyên vật liệu và các chứng từ có liên quan

Khi có NVL từ phía nhà cung cấp, với đầy đủ các căn cứ xác thực, phòng KH – TT sẽ tiến hành lập “Bảng kê thu mua NVL” (Biểu mẫu 2-1) liệt kê đầy đủ khối lượng của NVL do từng nhà cung cấp mang tới. Tương tự như đối với hóa đơn GTGT nhưng khác ở chỗ hóa đơn này áp dụng với các NVL thu mua là nông – lâm – thủy sản thuộc diện không chịu thuế GTGT. Hóa đơn này rất hay được sử dụng, vì NVL chính của công ty đó là bột sắn ẩm, mầm gạo, sắt lát khô… Hóa đơn này không tiến hành mở riêng đối với từng hộ xã viên cung cấp vật tư, tránh việc tập hợp, số lượng chứng từ gốc để đối chiếu quá nhiều.

Phòng KH – TT phải đối chiếu với hợp đồng hoặc kế hoạch thu mua về số lượng, giá thực tế của từng loại vật tư để quyết định chấp nhận hay không chấp nhận thanh toán với từng đơn hàng. Khi hàng về, bộ phận kiểm tra chất lượng (bộ phận KCS) tiến hành kiểm tra vật tư về quy cách, phẩm chất, chất lượng và số lượng.

Bảng thu mua hàng nông – lâm – thủy sản (của người trực tiếp sản xuất)
Bảng thu mua hàng nông – lâm – thủy sản (của người trực tiếp sản xuất)

PHIẾU NHẬP KHO

Tại các nhà máy, chủ yếu nghiệp vụ nhập xuất kho, tại đây NVL thường được chuyển đến từ trụ sở chính phân phối xuống, sau khi đã kiểm nghiệm, đầy đủ chứng từ kế toán tại các nhà máy viết Phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên: Một liên do kế toán hàng tồn kho (kế toán các nhà máy) vào sổ chi tiết NVL, rồi chuyển cho thủ kho ghi thẻ kho, sau đó chuyển lên phòng TC – KT để kế toán tổng hợp (kế toán HTK) ghi sổ và lưu. Phiếu nhập kho có thể được viết cho nhiều vật liệu cùng loại, cùng một lần giao nhận, nhận cùng một kho hoặc có thể lập riêng cho từng thứ vật liệu cần thiết.

Khi đủ các điều kiện tiêu chuẩn quy định của công ty về giá và về phẩm chất thì cuối ngay kế toán sẽ tổng hợp tất cả số đã được mua trong ngày đối với từng. Trong CTCP Thực Phẩm Minh Dương các sổ kế toán chi tiết tại phòng kế toán nhà mỏy được ghi chộp gần như Thẻ kho và chủ yếu NVL được theo dừi về mặt số lượng, riêng đối với một số NVL hàng nông – lâm – thủy sản như bột sắn ẩm, bột sắn khụ được theo dừi về mặt giỏ trị.

PHIẾU CHI

Hóa đơn GTGT có 3 liên, trong đú cụng ty nhận được liờn 2 – Giao cho khỏch hàng (liờn màu đỏ) ghi rừ họ tờn địa chỉ nhà cung cấp, địa chỉ người mua, hình thức thanh toán, mã số thuế, tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế suất, tiền thuế GTGT, tổng số tiền bằng số và bằng chữ. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Kớ, ghi rừ họ tờn) (Kớ, ghi rừ họ tờn) (Kớ, ghi rừ họ tờn) Hàng về, bộ phận kho tiến hành nhập kho sau khi đã kiểm tra loại vật tư với số lượng và giá trị đúng theo hóa đơn GTGT. Quy trình tương tự với trường hợp thu mua bột sắn ẩm trên, khác là ghi nhận với giá đúng của vật tư mua từ nhà cung cấp, vì thông thường với những loại vật tư này, chỉ làm việc mua bán với một số ít nhà cung cấp.

Do quá trình sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lượng sản phẩm tiêu thụ, loại sản phẩm tiêu thụ, thời vụ…….Do vậy quá trình sản xuất, việc cung cấp NVL của các ngày không giống nhau. Do công ty áp dụng tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ cho nên khi viết phiếu xuất kho kế toán chỉ ghi nhận về số lượng, đến cuối tháng khi tính được đơn giá bình quân thì sẽ ghi vào sổ chi tiết xuất vật tư và bảng tổng hợp Nhâp – Xuất – Tồn.

PHIẾU XUẤT KHO

Kế toán chi tiết phần hành nguyên vật liệu tại công ty

Thông thường đối với kho Di Trạch là kho chớnh, phũng kế toỏn cú thể theo dừi một cỏch thường xuyờn, cũn kho Cỏt Quế và Dương Liễu là 2 kho đặt trờn 2 địa bàn khỏc nờn việc theo dừi tỡnh hỡnh khụng được cập nhật liên tục. Đồng thời, hàng tuần kế toán hàng tồn kho phải xuống kho kiểm tra việc ghi chép sổ kho của thủ kho đối chiếu kiểm tra đóng dấu xác nhận số lượng tồn kho cuối kì của từng NVL và nhận chứng từ nhập, xuất kho, thẻ kho. Khi nhận được chứng từ nhập, xuất kho và thẻ kho do thủ kho giao, kế toán hàng tồn kho kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp của chứng tù đó sau đó tiến hành phân loại theo từng kho, sắp xếp theo trình tự thời gian và tiến hành vào các sổ chi tiết.

Đồng thời với việc kế toỏn hàng tồn kho theo dừi trờn sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu, dựa trên chứng từ hóa đơn thu mua hàng nông – lâm – thủy sản, phiếu chi, Hóa đơn GTGT, kèm theo chứng từ gốc về vật tư…. Còn đối với trường hợp thanh toán với nhà cung cấp theo phương thức trả chậm, kế toán tổng hợp tiến hành vảo sổ chi tiết thanh toán với người bán, sổ này được mở chi tiết đối với từng nhà cung cấp.

Bảng tổng hợp Nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm
Bảng tổng hợp Nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm

Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty

    Người được tạm ứng đi mua NVL, sau khi làm thủ tục nhập kho với thủ kho trình chứng từ lên phòng TC – KT để kế toán tổng hợp tiến hành hoàn tạm ứng và định khoản: Nợ TK 141, Có TK 152. Thông thường với các nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu chủ yếu công ty xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, rất ít khi xuất dùng cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Do phương pháp tính giá áp dụng là Giá bình quân cả kì dự trữ nên đến cuối tháng, sau khi tổng hợp được số lượng tồn và nhập, kế toán xác định được đơn giá bình quân của từng NVL trong kỳ.

    Hàng tuần việc giữa phòng kế toán và kho của từng nhà máy luôn có sự gắn kết qua sự kiểm tra giám sát của kế toán tổng hợp và kế toán trưởng trên cả mặt số lượng và giá trị. Hoàn tất việc kiểm kê, đánh giá lại, cuối tháng kế toán hàng tồn kho và kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp số liệu từng tháng, cộng dồn các sổ chi tiết và sổ tổng hợp.

    Bảng kê mua hàng nông – lâm – thủy sản của người trực tiếp sản xuất
    Bảng kê mua hàng nông – lâm – thủy sản của người trực tiếp sản xuất