MỤC LỤC
- Chế độ mưa và ẩm độ không khí: Nga Sơn có lượng mưa trung bình 1.750mm/năm nhưng phân bố làm hai mùa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 89% tổng lượng mưa cả năm, mưa lớn thường tập trung vào tháng 9, tháng 10, mùa khô thường tập trung từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 11% lượng mưa cả năm do vậy thường gây khô hạn cho những vùng chân đất cao. Hầu hết trẻ em ở độ tuổi đi học đều được phổ cập hết phổ thông cơ sở, 95% dân ở đây theo đạo thiên chúa, do vậy việc dành thời gian cho việc đi nhà thờ chiếm khoảng 30%. Tuy nhiờn, theo tiờu chuẩn người nghèo của Nhà nước hiện nay thì có 21% số hộ nghèo.
Phân bón chủ yếu là phân hoá học, một số hộ dùng phân bón lá hoặc chất kích thích sinh trưởng để kéo dài chiều cao cây cói. Chính vì những lý do trên mà xuất hiện các đối tượng dịch hại bùng phát rất nhanh chóng làm giảm năng suất nghiêm trọng và có nhiều diện tích bị mất trắng. Đến năm 2006 trước sự biến động của thị trường nguyên liệu cói tăng cao, chính quyền địa phương và nông dân tự phát mở rộng diện tích, nhưng tỷ lệ diện tích bị hại vẫn ở mức cao 51,30%.
Năm 2007, diện tích cói bị hại có giảm là do bước đầu có các biện pháp phòng trừ của Viện BVTV giới thiệu, phần nào hạn chế được tình hình dịch vòi voi gây ra. Nhưng đến năm 2008, do giá cói thấp người trồng cói không quan tâm đến sản xuất, dẫn đến dịch bọ vòi voi bùng phát trở lại và gây hại nặng. Đến năm 2007 do tình hình dịch vòi voi gây hại lan rộng và diễn biến phức tạp đã làm nhiều diện tích cói bị mất trắng cộng với giá cói giảm nên thu nhập trung bình của người dân ở Nga Thái chỉ đạt 4,77 triệu đồng/người/năm trong đó từ trồng và chế biến cói chiếm 45,9%.
Trước thực trạng sản xuất cói và diễn biến dịch bọ vòi voi như trên, chúng tôi đã tập trung các nghiên cứu tại xã Nga Thái, Nga Sơn, Thanh Hóa.
Chúng tôi tập trung nghiên cứu loài bọ vòi voi (Echinocnemus sp.), nhằm xác định được một số đặc điểm sinh học cơ bản, tình hình phát sinh gây hại của chúng và biện pháp phòng trừ có hiệu quả cho sản xuất. Từ cuối tháng 10 trở đi mật độ sâu đục thân giảm do thu hoạch cói và cây cói trổ hoa, cây cứng, nhiệt độ môi trường giảm xuống không phù hợp sâu đục thân phát sinh gây gại. Rầy búp hại cói thuộc họ Jassidae, bộ Homoptera, đây là loài rầy gây hại trên búp rất nghiêm trọng trên cả hai giống cói ở Nga Thái, rầy non và rầy trưởng thành chích hút nhựa của búp cói non tạo nên những vết châm nhỏ li ti trên lá, làm cho cói không phát triển được chiều cao cây, gây ảnh hưởng rất lớn tới năn Sâu róm gây hại trên cói gồm có 4 loài - chúng thuộc họ Lymantriidae, bộ cánh vảy (Lepidoptera).
Đối với các loài sâu róm này thực tế mức gây hại của chúng là không lớn, nhưng sâu róm đã làm trở ngại cho người thu hoạch cói của bà con nông dân vì các loài này có rất nhiều lông độc gây nên ngứa. Sâu róm thường phát sinh gây hại mạnh vào trung tuần tháng 6 đến tháng g suất cói (hình 3.3 k) Trên đồng ruộng rầy phát sinh gây hại quanh năm nhưng thời gian phát sinh và gây hại mạnh nhất vào tháng 4 - 6, tháng 7 - 9. Châu chấu non và châu chấu trưởng thành ăn khuyết lá hoặc thân cói, khi mật độ cao chúng cắn đứt thân cây cói làm giảm mật độ cây và gây khó khăn khi chẻ cói vì khi cây bị ăn khuyết làm rối khi chẻ và mất nhiều công.
Theo Nguyễn Công Thuật, Van Lenteren (1994) [18], [38], [72] thì số lượng loài thiên địch của chúng thường lớn hơn nhiều lần so với số lượng loài sâu hại, chúng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong điều hòa số lượng sâu hại và duy trì cân bằng sinh học trong sinh quần.
Sau khi vũ hoá bọ trưởng thành cắn tổ chui lên mặt đất, bám vào các mầm và gốc cói non dùng vòi chích qua lớp biểu bì để ăn phần thịt mềm bên trong thân cói và đẻ trứng làm cho thân cây bị rỗng, cây bị chúng chích dẫn đến vàng khô khi trời nắng và gục thối khi ngập nước. Như vậy trung bình bọ vòi voi trưởng thành sống từ 86,45 ± 13,2 ngày có thể ăn hết 4 - 5 m thân cây cói và trong thực tế bọ vòi voi trưởng thành không chỉ ăn một cây mà chúng di chuyển từ cây này sang cây khác gây hại, như vậy mức độ hại do bọ trưởng thành hại cũng rất nghiêm trọng (Hình 3.6 c, d). Như vậy ở miền Bắc nước ta, trong những tháng cuối năm có nhiệt độ thấp thích hợp cho bọ vòi voi sinh trưởng và phát triển cộng với thời gian tiền đẻ trứng kéo dài dẫn đến sự gây hại của chúng ngoài đồng ruộng là rất nghiêm trọng, góp phần bùng phát dịch bọ vòi voi.
Do tỷ lệ sống sót của các pha phát dục bọ vòi voi cao như vậy, có cơ sở lý giải rằng; Trong những năm qua thiệt hại do bọ vòi voi gây ra tăng lên hàng năm, khi chưa có biện pháp phòng chống kịp thời và hiệu quả dẫn đến bùng phát dịch bọ vòi voi trong sản xuất. Thực tế điều tra ngoài đồng chúng tôi thấy trong các tháng có điều kiện nhiệt độ thấp từ tháng 1 đến tháng 3 và tháng 11 đến tháng 12 hàng năm thấy mật độ trứng và ấu trùng cao, trong khi đó trong các tháng có nhiệt độ cao từ tháng 5 đến tháng 9 thấy mật độ trưởng thành bọ vòi voi trên đồng ruộng cao nhưng mật độ ấu trùng lại rất thấp. Để lý giải tại sao trong các tháng có nhiệt độ cao mật độ bọ vòi voi thấp, chúng tôi tiến hành điều tra trên bờ và các cây trồng quanh ruộng cói thì thấy vào các tháng có nhiệt độ cao (từ tháng 5 đến đầu tháng 9) trưởng thành bọ vòi voi lên bờ chui vào những khe đất và trên các đống bổi cói trên bờ.
Đó là, diệt trưởng thành bọ vòi voi trú ngụ trên bờ và trên các đống bổi cói ngay từ đầu vụ chiêm và cuối vụ mùa bằng việc phun thuốc hóa học như Regent 800 WG hoặc thu gom bổi cói rồi đốt trên bờ sẽ đem lại hiệu quả cao, góp phần làm giảm số lượng cũng như sự gây hại của chúng. Ngược lại, cói mống là cói trồng mới nên trải qua quá trình cải tạo ruộng (trở mống - tức là đào đất sâu khoảng 30 - 40 cm, rồi lật ngược xuống) đã làm giảm số lượng bọ vòi voi trên đồng ruộng và số lượng bọ vòi voi chủ yếu là qua nguồn giống do đó mật độ cũng như các đỉnh cao là khác nhau. Diễn biến số lượng bọ vòi voi trên giống cói bông trắng và bông nâu Trong sản xuất cói ở Nga Thái giống phổ biến là cói bông trắng (thân tròn) chiếm 80 - 90% và cói bông nâu (thân dẹt, có cạnh) chiếm 10 - 20%, đang được trồng phổ biến hiện nay.
Vì vậy cần nghiên cứu để sớm được sử dụng rộng rãi trong phòng trừ dịch hại bọ vòi voi hại cói đem lại hiệu quả cho sản xuất cói, đảm bảo mục tiêu sản xuất nông nghiệp bền vững ở nước ta hiện nay. Các vùng sản xuất cói hiện nay hầu hết có lịch sử từ lâu đời và do chế độ độc canh trên diện tích rộng, không có luân canh, xen canh nên sâu bệnh đã phát sinh phát triển thường xuyên và gây hại nặng. Cùng với việc người sản xuất cói hiện nay chưa có kỹ thuật thâm canh cói và biện pháp phòng trừ bọ vòi voi có hiệu quả đã làm cho dịch bọ vòi voi diễn biến ngày càng phức tạp cùng với các loài sâu hại khác.
Kết quả được như vậy là do áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất đã hạn chế ngay số lượng bọ vòi voi từ ban đầu, kìm hãm sự tích luỹ số lượng và phát sinh gây hại của chúng. Sở dĩ, những ruộng sản xuất đại trà đã bỏ qua nhiều khâu kỹ thuật như; Chăm sóc bón phân không chủ động nước tưới mà hoàn toàn đợi mưa mới tiến hành bón và bón phân không tập trung, không vệ sinh đồng ruộng, thu gom bổi cói đắp lên bờ, không xử lý thuốc đúng thời gian. Như vậy, nếu áp dụng mô hình này cây cói sinh trưởng và phát triển tốt, góp phần bảo vệ cây cói, nâng cao năng suất, cải thiện đời sống và tăng thu nhập cho người sản xuất cói nơi đây.
Áp dụng mô hình giảm được lượng thuốc phun 160 gói Regent và lượng thuốc kích thích đáng kể, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng hiệu quả tiềm năng cây cói ở Nga Sơn, Thanh Hóa.