MỤC LỤC
Thông qua tổng quan các công trình khoa học đã nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước, cỏc tỏc giả đó làm rừ một số nội dung cơ bản cú liờn quan đến đề tài luận án, tác giả cần kế thừa, phát triển như: quan niệm về kế thừa, truyền thống; quan niệm về học thuyết quân sự, văn hóa giữ nước và văn hóa quân sự Việt Nam; quan niệm về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, nhất là về nghệ thuật quân sự; quan niệm về vấn đề bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,. Trong đó, có những công trình khoa học đã phân tích và làm nổi bật sự phát triển nhận thức, tư duy mới của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; phân tích, làm rừ những tỏc động tớch cực, tiờu cực của toàn cầu hoỏ, hội nhập quốc tế, của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quân sự, của tình hình trong nước tác động đến sự phát triển tư duy bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đến truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc,.
Ngoài những vấn đề nêu trên, liên quan đến luận án của tác giả, các công trình nghiên cứu trên còn có những nội dung chưa được đề cập hoặc đã đề cập nhưng chưa đầy đủ, chưa sâu sắc. Đây là những vấn đề đặt ra và là cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu, giải quyết, làm sáng tỏ trong luận án.
- Tiến hành khảo cứu, đánh giá thực trạng, xác định những vấn đề đặt ra đối với việc kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Phương diện nội dung tri thức, truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc là một hệ thống tri thức, quan điểm lý luận quân sự đạt tới trình độ khái quát cao, mang tính lý luận - thực tiễn, có giá trị phổ biến, là những vấn đề có tính quy luật về nghệ thuật tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong sự nghiệp đấu tranh để dựng nước và giữ nước qua hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc; được biểu hiện tập trung ở nghệ thuật quân sự, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân; trong phương thức tiến hành chiến tranh, phương pháp tác chiến và cách đánh; trong xây dựng thế trận, xây dựng và sử dụng lực lượng; trong tổ chức động viên, quy tụ, chăm lo bồi dưỡng sức dân, xây dựng ý chí quyết tâm, thái độ, niềm tin của toàn dân tham gia chống giặc ngoại xâm, giành và giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữ vai trò quản lý, tổ chức và điều hành toàn bộ quá trình kế thừa; chính quyền địa phương các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội giữ vai trò quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân trong xã hội và là chủ thể tham mưu, đề xuất, làm cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước trong quá trình kế thừa; nhân dân là lực lượng kế thừa đông đảo nhất, giữ vai trò quyết định, hiện thực hóa kết quả kế thừa trên thực tiễn; lực lượng vũ trang nhân dân, trước hết là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, đây là hai lực lượng giữ vai trò nòng cốt đối với kế thừa, phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nâng cao bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm, tinh thần cảnh giác cách mạng, dám đánh và biết đánh, quyết chiến quyết thắng; kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội; làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”, kết hợp với bạo loạn lật đổ, gây “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta của các thế lực thù địch và đánh thắng các hoạt động vũ trang với mọi quy mô, hình thức của địch, nhất là cuộc chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành cần đẩy mạnh công tác “tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ớch quốc gia và kiến thức quốc phũng, an ninh, làm cho mọi người hiểu rừ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới, như: chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao, tranh chấp chủ quyền biển đảo, vùng trời, “diễn biến hòa bình”, bạo loạn chính trị, khủng bố, tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia” [34, tr.
Kết quả điều tra các đối tượng cho thấy, 67,0% ý kiến người được hỏi cho rằng, kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay là sự thống nhất biện chứng của quá trình giữ lại những yếu tố tích cực và loại bỏ những yếu tố lạc hậu (khối lực lượng vũ trang là 78,0%, khối dân sự là 56%); 54,80% ý kiến của người dân và 71,30% ý kiến của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang được hỏi cho rằng, kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay cần bổ sung, phát triển và sáng tạo các giá trị mới phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Đảng, Nhà nước ta cùng các cấp, các ngành, cơ quan và đơn vị đã thường xuyên bám sát sự vận động, phát triển của tình hình thế giới, khu vực và trong nước; chủ động dự báo và nắm chắc xu hướng vận động, phát triển của tình hình, xác định đúng những tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa, của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là cách mạng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quân sự; tác hại của những âm mưu, thủ đoạn, phương thức chống phỏ của cỏc thế lực thự địch; nhận thức rừ thời cơ và thuận lợi, khó khăn và thách thức của công cuộc đổi mới đất nước đến kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện chính sách biểu dương, khen thưởng ở một số cấp, ngành, cơ quan, đơn vị đối với những cá nhân, tập thể có kết quả cao và có những đóng góp to lớn trong học tập, nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, truyền thống dân tộc và truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc chưa nhiều, chưa thường xuyên và kịp thời; chưa nhân được những cá nhân, tập thể điển hình, tiên tiến trong phong trào tự học tập, tự nghiên cứu và tự tìm hiểu về lịch sử, truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ở cơ quan, đơn vị mình, nên chưa tạo ra sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội và chưa trở thành thói quen, nền nếp sinh hoạt văn hóa, văn minh trong đời sống xã hội ta hiện nay. Tuy nhiên, nhận thức, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân, lực lượng vũ trang về truyền thống đánh giặc giữ nước và kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa chưa cao, có biểu hiện thờ ơ, thiếu quan tâm đối với việc kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, nhất là một bộ phận thanh thiếu niên; chất lượng kế thừa, vận dụng, bổ sung và phát triển truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc có những mặt, nội dung chưa tốt, chưa giải đáp kịp thời, thỏa đáng những vấn đề lý luận và thực tiễn quân sự cấp thiết đặt ra, chưa đáp ứng tốt yêu cầu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Vai trò lãnh đạo, sự định hướng chính trị của Đảng và vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước ta được thể hiện rừ ở cụng tỏc tuyờn truyền, giỏo dục truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và các giá trị của nó nhằm không ngừng nâng cao nhận thức, lòng tự hào, niềm vinh dự, ý thức trách nhiệm cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đối với việc kế thừa truyền thống đó trong bảo vệ Tổ quốc; thể hiện ở quá trình giữ gìn, kế thừa và phát huy, đổi mới, bổ sung và phát triển truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; thể hiện ở quá trình mở cửa, giao lưu, hội nhập với bên ngoài khi chúng ta tiếp thu những giá trị văn hóa quân sự của các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới, làm phong phú hơn truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; thể hiện ở quá trình đấu tranh, ngăn chặn, khắc phục và đẩy lùi những hạn chế, yếu kém, những tác động tiêu cực tác động đến kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Tích cực nghiên cứu, kế thừa và vận dụng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới; nghiên cứu khoa học quân sự và phát triển sáng tạo nghệ thuật quân sự truyền thống Việt Nam lên một trình độ mới về chất; nghiên cứu, đánh giá sự phát triển của khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự trên thế giới, nhất là âm mưu, thủ đoạn, phương thức tác chiến của các thế lực thù địch, làm cơ sở để xây dựng kế sách đối phó ngay từ thời bình; nghiên cứu hoàn thiện phương thức tác chiến và cách đánh,.
Cần đấu tranh, khắc phục những nhận thức, quan niệm sai lệch khi coi nhẹ, phủ nhận vai trò, trách nhiệm của gia đình dẫn đến tuyệt đối hóa vai trò, trách nhiệm của nhà trường, của xã hội và ngược lại đối với việc giáo dục, kế thừa lịch sử, truyền thống dân tộc, truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoặc tình trạng đề cao, tuyệt đối hóa chức năng phát triển kinh tế, mải chạy đua làm giàu và làm giàu bằng mọi giá ở một bộ phận gia đình Việt Nam hiện nay, dẫn đến xem nhẹ giáo dục và tự giáo dục, kế thừa và tự kế thừa của các thành viên trong gia đình về lịch sử, truyền thống dân tộc nói chung và truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc nói riêng. Trên cơ sở những nội dung, giá trị trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc đã được nghiên cứu, tổng kết, các cấp, các ngành, cơ quan và đơn vị cần bám sát tình hình thực tiễn trong nước và trên thế giới, nhất là bám sát những thành tựu của khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự trên thế giới hiện nay và những thành tựu đạt được trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong những năm đổi mới, đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận, qua đó bổ sung và phát triển, làm phong phú thêm những nội dung, giá trị trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới.
Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, truyền thống và truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; sản xuất các phim tư liệu, tài liệu, phóng sự, các đề tài nghiên cứu, các hội thảo khoa học về lịch sử, truyền thống, về chiến tranh, nhất là về những chiến thắng oanh liệt trong chống giặc ngoại xâm của dân tộc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước; công tác nghiên cứu, biên soạn, in ấn và xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu ở tất cả các bậc học có liên quan đến truyền thống, lịch sử dân tộc, nhất là truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc. Xuất phát từ nội dung, thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; thực hiện đồng bộ việc kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tạo lập các điều kiện thuận lợi cho kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.