Phân tích và Đánh giá Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Doanh nghiệp Thương mại - Dịch vụ tại Đồng Tháp

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu chung

    Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ Đồng Tháp, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ tại Đồng Tháp. Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ ở Đồng Tháp.

    CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

    Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng, hiệu quả hoạt động kinh doanh các DN trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ ở Đồng Tháp. Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ ở Đồng Tháp.

    LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Cể LIấN QUAN ĐỀ TÀI NGHIấN CỨU Nguyễn Đức Trọng (2009), "Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

      Nguyễn Thị Thúy Loan(2011), "Phân tích ảnh hưởng của DVHT đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố Cần Thơ", tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của các loại hình DVHT đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN nhỏ, phương pháp sử dụng thống kê mụ tả, tần số, dựng kiểm định T để thấy rừ ảnh hưởng của DVHT đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, dùng mô hình phân tích phân biệt và hồi quy để thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, dùng SWOT để đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tác giả đã kế thừa các kết quả nghiên cứu về nội dung và phương pháp: (1) So sánh các kết quả nghiên cứu của đề tài với các kết quả nghiên cứu trước (2) Tham khảo một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh (3) Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ số tài chính (4) Phân tích mối quan hệ giữa việc tiếp cận dịch vụ hỗ trợ với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua thống kê mô tả (5) Đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao HQHĐKD và năng lực cạnh tranh của DN nhỏ tỉnh Đồng Tháp.

      Công nghiệp và

      • Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh .1 Yếu tố thị trường
        • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp thu thập số liệu
          • TỔNG QUAN VỀ CÁC DNNVV Ở TỈNH ĐỒNG THÁP .1 Số DNNVV hoạt động kinh doanh ở tỉnh Đồng Tháp
            • PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DN TRONG LĨNH VỰC TM - DV Ở TỈNH ĐỒNG
              • CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DN TRONG LĨNH VỰC TM- DV Ở TỈNH ĐỒNG
                • ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÁC DN TRONG LĨNH VỰC TM-

                  Hoạt động tiêu thụ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến bán hàng và là một trong sáu chức năng hoạt động cơ bản của doanh nghiệp (hậu cần kinh doanh, sản xuất, tiêu thụ, tài chính, kế toán và quản trị doanh nghiệp). Hoạt động tiêu thụ là tiền đề để kinh doanh có hiệu quả và mang tính quyết định đến hiệu quả của quá trình kinh doanh. Hoạt động tiêu thụ bao gồm: tiêu thụ nội địa và. Tổng tài sản. Vốn chủ sở hữu ROE =. tiêu thụ quốc tế. Thông qua hoạt động tiêu thụ, doanh nghiệp thực hiện được gía trị sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; thu hồi được vốn bỏ ra, góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn. • Hoạt động xúc tiến thương mại. Hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường của DN là những công cụ để làm năng động và gây ảnh hưởng định hướng giữa người bán và người mua, và là hình thức tuyên truyền nhằm mục tiêu tạo ra sự chú ý và chỉ ra được những lợi ích của hàng hóa và dịch vụ đối với khách hàng tiềm năng. Bản chất của xúc tiến thương mại là truyền tin về sản phẩm, về doanh nghiệp tới khách hàng để thuyết phục họ mua sản phẩm, làm tăng doanh thu. Thương hiệu là tài sản vô hình có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mọi DN. Thương hiệu là kết quả của quá trình nỗ lực phấn đấu lâu dài cùa DN nhằm khắc sâu hình ảnh DN vào trong tâm trí khách hàng. Để có được thương hiệu đã khó nếu biết quản lý, hoạt động thương hiệu một cách thường xuyên thận trọng, cùng với một chiến dịch quảng cáo thông minh, có thể thuyết phục được khách hàng trả giá cao hơn rất nhiều giá thành sản phẩm. Đối với DN thương hiệu là vũ khí hiệu quả để duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh. Các ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế gồm các yếu tố như: lãi suất ngân hàng, chính sách tiền tê, tỷ lệ lạm phát, xu hướng của GDP, vì các yếu tố này tương đối rộng nên cần nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh. Nó có thể tác động nhiều mặt đến môi trường kinh doanh của doanh nghịêp, có thể trở thành cơ hội hoặc đe dọa đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. b) Chính trị pháp luật. Các yếu tố chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn dến hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định về thuê, mướn, cho vay, an. toàn, vật giá, quảng cáo, nơi đặt nhà máy, môi trường,… Các doanh nghiệp hoạt động được là vì điều kiện xã hội cho phép. Chừng nào xã hội không còn chấp nhận các điều kiện và bối cảnh thực tế nhất định, thì xã hội sẻ rút lại sự cho phép bằng cách đòi chính phủ can thiệp bằng chế độ chính sách hoặc hệ thống pháp luật. Sự ổn định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Một chính phủ mạnh sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của xã hội sẽ đem lại lòng tin và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong một xã hội ổn định về chính trị, các nhà kinh doanh được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu các tài sản khác của họ, do đó họ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn với các dự án dài hơn. Chính sự can thiệp nhiều hay ít của chính phủ vào nền kinh tế tạo ra thuận lợi hoặc khó khăn và cơ hội kinh doanh khác cho từng doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Khi một hay nhiều nhân tố thay đổi chúng có thể tác động đến doanh nghiệp như xu hướng nhân chủng học, sở thích vui chơi giải trí, chuẩn mực đạo đức và quan điểm về mức sống, cộng đồng kinh doanh và lao động nữ. Các yếu tố trên thường biến đổi hoặc tiến triển chậm nên đôi khi khó nhận biết. Trong môi trường văn hoá. Các nhân tố nối liền và giữ vai trò quan trọng là tập quán, lối sống, tôn giáo. Các nhân tố này được coi là “hàng rào chắn” các hoạt động giao dịch thương mại. Thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng cũng có ảnh hưởng rất lớng đến nhu cầu, vì ngay cả khi hàng hoá có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chộng thì nó cũng khó được họ chấp nhận. Ít có doanh nghiệp nào mà lại không phụ thuộc vào cơ sở công nghệ ngày càng hiện đại. Chắc chắn sẽ có ngày càng nhiều công nghệ tiên tiến ra đời, tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ đối với tất cả các doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ hàng đầu nói chung đang tận lực tìm tòi các giải pháp kỹ thuật mới nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại và xác định các công nghệ hiện tại có thể khai thác trên thị trường. Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu; phân tích bối cảnh môi trường, lựa chọn, thực hiện và kiểm tra các chiến lược của doanh nghiệp. Cho dù các quan điểm của hệ thống kế hoạch hóa tổng quát có đúng đắn đến mức nào đi nữa, nó cũng không mang lại hiệu quả nếu không có những con người làm việc có hiệu quả. Phân tích nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần chủ ý những nội dung sau:. - Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tay nghề và tư cách đạo đức của cán bộ, công nhân viên. - Giá trị các mối quan hệ lao động so với toàn ngành và các đối thủ cạnh tranh khác. - Các chính sách nhân sự của doanh nghiệp. - Sử dụng có hiệu quả các biện pháp khuyến khích để động viên nhân viên hoàn thành nhiệm vụ. - Khả năng cân đối giữa mức độ sử dụng nhân công ở mức độ tối đa và tối thiểu. - Mức độ thuyên chuyển cán bộ và bỏ việc - Tổ chức hệ thống thông tin giao tiếp - Hệ thống kiểm soát tổ chức chung - Bầu không khí và nề nếp tổ chức. - Sử dụng các phương tiện và kỹ thuật hệ thống hóa trong việc soạn thảo quyết định. - Năng lực, mức độ quan tâm và trình độ của ban lãnh đạo cao nhất. - Hệ thống kế hoạch hóa chiến lược b) Nguồn vốn. Vốn là một phần không thể thiếu được trong mỗi doanh nghiệp, nó bao gồm nhiều nguồn khác nhau như nguồn vốn tự có, lợi nhuận giữ lại hay huy động từ bên ngoài. Khi doanh nghiệp sử dụng vốn một cách hợp lý, sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng, mở rộng thị phần, ngược lại sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho doanh nghiệp. Nội dung phân tích nguồn vốn bao gồm:. + Phân tích mức độ đáp ứng vốn cho hoạt động của DN: vốn là điều kiện tiên quyết để cho DN hoạt động. Vì thế, phân tích mức dộ đáp ứng vốn cho hoạt động của DN là nội dung đầu tiên khi phân tích hoạt động tài chính của DN. + Phân tích tình hình biến động vốn chủ sở hữu: vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh. Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng nguồn vốn của DN cao hay thấp quyết định mức độ độc lập tài chính của DN và cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Số vốn này biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế, cần thiết phải xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu. Đặc biệt là bộ phận vốn đầu tư của chủ sở hũu để có quyết định thích hợp trong việc huy động số vốn vay nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng cao nhất. + Phân tích tình hình biến động vốn vay: việc sử dụng vốn vay mặc dầu sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tăng lên trong điều kiện kinh doanh thuận lợi; tuy nhiên, khi sử dụng vốn vay, nếu không cân nhắc, tính toán cận thận, doanh nghiệp dễ đặt mình vào tình trạng khó khăn trong thanh toán, dẫn đến mất tự chủ về tài chính. + Phân tích tình hình biến động nợ thuê tài chính: nợ thuê tài chính hay nợ thuê dài hạn là số nợ tín dụng trung hạn và dài hạn thông qua việc DN đi thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng giữa bên cho thuê với DN. Phân tích tình hình biến động nợ thuê tài chính sẽ cung cấp cho các nhà quản lý các thông tin liên quan đến tình hình biến động nợ thuê, nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động nợ thuê, khả năng chi trả nợ thuê và cả hiệu quả sử dụng số nợ thuê tài chính. c) Hoạt động đầu tư. Phần lớn các cơ sở công nghiệp đều có quy mô nhỏ (trừ số cơ sở mới đầu tư xây dựng), được đầu tư ít, kỹ thuật và trang bị kém, công nghệ chưa được cải tiến nhiều dẫn đến thiếu lợi thế so sánh trên thương trường, Tỉnh còn thiếu các "công nghiệp nguồn" và thiếu nhiều cơ sở có công nghệ bảo quản chế biến hiện đại, làm đầu tàu phát triển cho toàn Tỉnh, chưa có chiến lược xúc tiến đầu tư dẫn đến khả năng thu hút đầu tư kém; ngành xây dựng cũng chưa có các công ty lớn về thiết kế và xây dựng có khả năng đảm đương các công trình xây dựng lớn. - Các ngành thương mại dịch vụ bao gồm các ngành thương nghiệp, xuất nhập khẩu, du lịch, vận tải, ngân hàng, giáo dục, y tế, văn hóa thể dục thể thao, tuy có nhiều nỗ lực trong đầu tư phát triển nhưng chưa hình thành được các trung tâm lớn, chưa xây dựng được chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường, xuất khẩu chủ yếu là nông sản sơ chế, giá cả bấp bênh, chưa có chiến lược xúc tiến thương mại và du lịch dẫn đến khả năng cạnh tranh kém, tốc độ tăng trưởng còn thấp, chưa có khả năng dẫn đạo sản xuất công, nông nghiệp. - Kinh tế phát triển góp phần nâng cao mức sống của đại bộ phận dân cư, nhất là tại khu vực đô thị, nhưng một bộ phận dân cư ở nông thôn vẫn còn khó khăn, sự phân hóa giàu nghèo còn cao. Công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo tuy có được tập trung giải quyết nhưng chưa thật sự vững chắc. 3.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC DNNVV Ở TỈNH ĐỒNG THÁP 3.2.1 Số DNNVV hoạt động kinh doanh ở tỉnh Đồng Tháp. ĐVT: Doanh nghiệp. Doanh nghiệp của tỉnh Đồng Tháp cũng như ở những tỉnh khác thuộc ĐBSCL đa số là DN nhỏ, chiếm trên 96% tổng số lượng doanh nghiệp toàn tỉnh còn lại là những doanh nghiệp lớn với số lượng hạn chế. Tuy số lượng DN nhỏ chiếm số đông trong tổng thể nhưng các DN nhỏ còn hạn chế về vốn, nhân lực, công nghệ.. Những hạn chế trên đã làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc phát triển kinh doanh. 3.2.1.2 Số lượng doanh nghiệp phân loại theo tiêu chí nguồn vốn. Qua bảng số liệu trên ta thấy nếu xét về tiêu chí nguồn vốn thì doanh nghiệp Tỉnh Đồng Tháp đa số đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, số lượng doanh nghiệp này chiếm khoảng 95% trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn. Doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số trong tổng thể doanh nghiệp nhỏ và vừa với tỷ lệ trung bình qua các năm là 86%, doanh nghiệp vửa chỉ chiếm phần nhỏ khoảng 14%. .Bên cạnh đó ta cũng thấy rằng tốc độ phát triển qua các năm của các loại hình doanh nghiệp cũng tăng đáng kể ngoại trừ loại hình doanh nghiệp nhỏ năm 2009. có giảm là do tình hình kinh tế biến động một số doanh nghiệp với số vốn nhỏ nên đã không trụ vững tuy nhiên đến năm 2010 thì loại hình doanh nghiệp này vẫn tiếp tục tăng cụ thể là tăng 329 doanh nghiệp tương đương gần 5%. 3.2.1.3 Số lượng doanh nghiệp phân loại theo tiêu chí lao động. Nếu chia theo tiêu chí lao động thì số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh Đồng Tháp thì doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số có phần cao hơn tiêu chí nguồn vốn và trong đó doanh nghiệp vừa có phần ít hơn, được thể hiện qua bảng sau:. Qua bảng phân tích thể hiện quy mô lao động của tỉnh Đồng Tháp tương đối nhỏ chủ yếu dưới 50 người, tập tập trung vào doanh nghiệp nhỏ chiếm 92%. số lượng doanh nghiệp.Số lượng doanh nghiệp có số lao động 50 đến 300 người chiếm tỷ trọng từ 100 doanh nghiệp trở xuống. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ mức ổn định qua các năm, trong đó doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số trong tổng doanh nghiệp trong địa bàn vì đây là loại hình doanh nghiệp vừa phải số lao động ít dễ quản lý và linh hoat trong kinh doanh. Tỉnh Đồng Tháp có lực lượng lao động dồi dào, đã tạo điều kiện dễ dàng cho hầu hết các doanh nghiệp trong khu vực sản xuất kinh doanh tìm được lao động khi cần thiết. Tuy nhiên, trình độ tay nghề còn hạn chế so với các tỉnh thành trong và ngoài khu vực điều đó cũng góp phần làm giảm khả năng cạnh tranh và phát triển của các loại hình doanh nghiệp. 3.2.1.4 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo cơ cấu ngành Qua số liệu phân tích trong ba năm từ năm 2008- 2010 ở bảng phía dưới ta thấy trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Đổng Tháp thì tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng khá lớn trên 95%. Số doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành này đều tăng qua các năm, cụ thể là năm 2010 số lượng doanh nghiệp tăng 209 doanh nghiệp và TM -DV là 89 doanh nghiệp so với năm 2009. Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp cũng tăng nhưng không đáng kể, tỷ trọng khu vực nông nghiệp có xu hướng giảm. Tuy nhiên trong đó về TM- DV vẫn tăng về số lượng nhưng lại giảm về tỷ trọng. Đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. a) Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần gia tăng GDP của tỉnh và là nguồn tăng trưởng kinh tế. Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp với sản lượng lúa hằng năm 2,4 triệu tấn , cung cấp cho xuất khẩu 316.00 tấn gạo, phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đang dần trở thành thế mạnh thật sự đóng góp trong nền kinh tế của tỉnh. b) Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho dân cư địa phương. Theo số liệu thống kê hằng năm số người có nhu cầu làm việc là 40.000 người. DN nhỏ góp phần giải quyết việc làm cho số lao động tại doanh nghiệp, đồng thời tạo ra một số lượng công việc thời vụ rất lớn, mà có thể sử dụng số lượng lao động nhàn rỗi ở gia đình góp phần tạo ra thu nhập cho các hộ gia đình, nhất là các ngành nghề truyền thống như: thủ công mỹ nghệ, mây tre đan lát, dệt chiếu, đồ gốm. c) Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng trong quá trình CNH-HĐH và chuyển dịch cơ cấu địa phương:. Các DN nhỏ muốn phát triển phải cải tiến đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này góp phần làm phát triển thêm nhiều ngành nghề mới làm cho qua trình CNH-HĐH đất nước theo chiều sâu và cả chiều rộng. Trong những năm gần đây được sự hỗ trợ của Sở khoa học và công nghệ trong việc đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều doanh nghiệp trên địa bàn được trang bị hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, HACCP, GMP.. d) Phát triển DN nhỏ giúp tận dụng tối đa nguồn lực ở địa phương. DN nhỏ thường được bắt đầu bằng một nguồn vốn rất hạn hẹp và chủ yếu là từ người dân ít được sự trợ giúp từ bên ngoài. vì vậy nó giúp thu hút vốn từ dân cư rất lớn. Một số ngành nghề thủ công sử dụng lao động chân tay được DN nhỏ khai thác một cách hiệu quả như các ngành nghề truyền thống sử dụng độ tay nghề tinh xảo như: nghề trồng hoa cảnh, cây cảnh ở Thị xã Sa Đéc, ngề dệt chiếu Định Yên, Định An Lấp Vò, nghề sản xuất đồ gốm Châu Thành, dệt khăn choàng Hồng Ngự Bên cạnh đó DN nhỏ có khả năng khai thác khoảng trống thị trường như: có thể nhận thầu, ủy thác lại các DN lớn và có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực: công nghiệp, dịch vụ, thương mại, vận tải, bán lẻ.. e) Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển thúc đẩy sự phát triển của nông thôn. Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể xây dựng ở những vùng nông thôn để tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương và phục vụ cho thị trường hạn chế ở địa phương đó.. Trên cơ sở đó sẽ tạo nên bước phát triển nông thôn và tạo cầu nối giữa nông thôn và thành thị. f) Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần tăng thêm số DN hoạt động của tỉnh, đào tạo nhân tài cho công cuộc phát triển tỉnh Đồng Tháp cũng như cả nước.

                  HÌNH 3.1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH ĐỒNG THÁP
                  HÌNH 3.1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH ĐỒNG THÁP

                  SWOT

                  Một số giải pháp

                    Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tạo mối quan hệ và niềm tin với khách hàng và các đối tác để tạo được sự tín nhiệm lẫn nhau, có thể tiến hành các nghiệp vụ mua bán chịu bằng cách phát hành cho nhau các giấy nhận nợ hoặc quyền đòi trả nợ trong phạm vi thời gian thỏa thuận (thương phiếu) để hữu dụng hóa nguồn vốn bằng giá trị hàng hóa gối đầu nhàn rỗi của từng bên nhằm duy trì sản xuất. Do đó, hình thức để việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp là các hội thảo về quản trị doanh nghiệp, vừa có tính lý luận vừa mang tính thực tiễn để thu hút các doanh nghiệp tham gia, về kinh phí có thể đề nghị các cấp có thẩm quyền hỗ trợ hoặc đề nghị tài trợ, tại diễn đàn nên gợi ý cho các đơn vị là các cơ sở đào tạo hoặc các cơ quan quản lý doanh nghiệp tổ chức các hội thảo này cho địa phương cuả mình, thiết nghĩ các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để tăng cường năng lực quản trị doanh nghiệp cuả mình.

                    KIẾN NGHỊ

                      - UBND tỉnh nên thường xuyên tổ chức các cuộc gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp: Hàng năm tổ chức các cuộc gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tuyên dương, khen thưởng các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, có sáng tạo trong thiết kế mẫu mã và truyền dạy nghề. -Chủ động liên kết, hợp tác với các DN nhỏ cùng ngành để cùng nhau phát triển, tăng uy tín cho cho sản phẩm của DN trên thị trường, sự thống nhất không cạnh tranh lẫn nhau để không bán hàng với giá quá thấp, liên kết để tạo nên chuỗi cửa hàng, hệ thống phân phối bán hàng quy mô, không cạnh tranh lẫn nhau để tạo uy tín và hình ảnh cho dòng sản phẩm Việt.