Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu công nghiệp Ninh Thuận giai đoạn 2008 - 2015

MỤC LỤC

Các chức năng của quản lý nguồn nhân lực

Tuyển chọn nguồn nhân lực

Tuyển chọn lao động là tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tìm việc làm. Mặt khác, để thay thế số nhân viên cũ đã có tuổi, sức lao động yếu, nhà quản trị phải căn cứ vào thực tế và tương lai của đơn vị để dự báo nhu cầu lao động trong tương lai, có kế hoạch tuyển dụng và tìm nguồn cung lao động kịp thời cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

Đào tạo và phát triển nhân lực

Khi các doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải tuyển dụng thêm lao động mới.

Trả tiền công cho lao động

Phúc lợi: Các loại phúc lợi mà người lao động được hưởng rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của người lao động, có tác động kích thích được nguời lao động trung thành và gắn bó với doanh nghiệp v.v. Phúc lợi doanh nghiệp gồm có: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, hưu trí, nghỉ phép, trợ cấp của doanh nghiệp cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn v.v.

Phát triển nguồn nhân lực trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Toàn cầu hóa kinh tế có những tác động hết sức sâu sắc tới đời sống kinh

Toàn cầu hóa kinh tế với vấn đề việc làm và thất nghiệp

Thứ ba, tự do hóa thương mại và đầu tư làm cho việc sử dụng các nguồn lực hiệu quả và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế tốt hơn, giúp tăng ngân sách cho các chính phủ đầu tư cho việc đào tạo, tái đào tạo và giúp người lao động kiếm việc làm thuận lợi hơn. Việc đánh giá tác động của toàn cầu hóa đối với vấn đề này cần được xem xét trong mối quan hệ tổng thể của nhiều yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội ở mỗi nước và nhiêu yếu tố quốc tế có liên quan.

Toàn cầu hóa kinh tế với vấn đề thu nhập, đời sống và ổn định xã hội

Cho đến nay, các nghiên cứu về vấn đề này chưa khẳng định được tính thuyết phục của quan điểm cho rằng toàn cầu hóa là nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng tình trạng thất nghiệp ở các nước. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa có nhiều nhân tố gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp ở các nước.

Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế với phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam

Dành một tỷ lệ ngân sách thoả đáng để cử những người giỏi và có phẩm chất tốt đi đào tạo và bồi dưỡng về những ngành nghề và lĩnh vực then chốt ở những nước có nền khoa học, công nghệ phát triển; sử dụng một phần vốn vay và viện trợ của nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục và đào tạo. Học thường xuyên – học suốt đời là đặc trưng cơ bản của một nền giáo dục – đào tạo từ thấp lên cao và mang tính toàn cầu; vì thế, hệ thống đào tạo cũng dần được điều chỉnh, đổi mới căn bản toàn diện với những chương trình, kỹ năng đổi mới để đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học – công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Kinh nghiệm của một số nước về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá

  • Sự hình thành và hệ thống các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

    Thuận lợi thứ hai là, con người Việt Nam cũng như ở các nước Đông Á khác đều có những quan điểm và đức tính rất cần thiết cho quá trình giáo dục và đào tạo như sự tôn vinh và coi trọng việc học tập, sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi, cầu tiến v.v; những quan điểm và đức tính này, một mặt là sự kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc, mặt khác là xuất phát từ hoàn cảnh thực tế đầy khó khăn khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển, khiến cho con người Đông Á luôn khắc ghi một điều là phải vươn lên, phải làm việc cật lực mới có cơ hội phát triển. Trước khi thành lập hai khu công nghiệp thì tỉnh Ninh Thuận đã thành lập hai cụm công nghiệp, đó là: Cụm Công nghiệp Tháp Chàm và Cụm Công nghiệp Thành Hải, cả hai cụm công nghiệp này đã có một số nhà đầu tư và đang hoạt động sản xuất – kinh doanh, còn hai khu công nghiệp thì đang ở bước đầu tư hạ tầng và chuẩn bị khai thác vào cuối năm 2008; qua khảo sát tại hai Cụm công nghiệp Tháp Chàm và Thành Hải thì các doanh nghiệp (phụ lục số 7 và số 8) đều hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng quy mô còn hạn chế và còn đơn điệu về chủng loại hàng hoá.

    Bảng 2.1 Dự báo dân số tỉnh Ninh Thuận trong độ tuổi lao động từ năm 2006 -  2015
    Bảng 2.1 Dự báo dân số tỉnh Ninh Thuận trong độ tuổi lao động từ năm 2006 - 2015

    Thực trạng về nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp Du Long và Phước Nam của tỉnh Ninh Thuận

    Tình hình quản lý nguồn nhân lực

    Tuy mới ở giai đoạn đầu nhưng với số lao động đăng ký từ năm 2010 đến năm 2011 đã là 49.527 người, trong đó số Kỹ sư là 6.698 người, Trung cấp chuyên nghiệp là 5.875 người, công nhân nghề các loại là 39.870 người và nhân viên khác là 1.660 người (số này chủ yếu là nhân viên văn phòng, lễ tân, Maketting, lái xe, kho bãi v.v); qua đó, cho thấy quy mô sản xuất của nhà đầu tư ngày càng lớn, nhu cầu lao động tuyển làm việc trong Khu Công nghiệp này là rất lớn, với yêu cầu là số lao động làm việc tại doanh nghiệp phần lớn là đã qua đào tạo hoặc đã qua đào tạo nhưng lại có kinh nghiệm thì lại càng được các doanh nghiệp coi trọng để xây dựng các chính sách thu hút lao động và đào tạo lao động cho chính doanh nghiệp mình. - Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chế biến hải sản có 01 doanh nghiệp - Đầu tư vào lĩnh vực may mặc có 02 doanh nghiệp - Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp có 04 doanh nghiệp - Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hải sản có 01 doanh nghiệp - Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng có 02 doanh nghiệp - Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phụ tùng Ô tô có 01 doanh nghiệp Qua số liệu do Ban Quản lý các Khu Công nghiệp của tỉnh cung cấp cho ta thấy, so với Khu Công nghiệp Du Long thì số nhà đầu tư vào Khu Công nghiệp Phước Nam giai đoạn 2008 – 2010 ít hơn cả về số lượng và quy mô đầu tư, với 13 nhà đầu tư và nhu cầu lao động là 32.820 người; tuy nhiên, thì đây cũng mới chỉ là ước tính cho giai đoạn đầu và khi đi vào hoạt động thì có thể sự gia tăng về đầu tư sẽ diễn ra vì chính sách thu hút đầu tư của tỉnh đang thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư.

    Tình hình đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp

    Cụm Công nghiệp này nằm sát Quốc lộ IA, Tỉnh đã có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, nhưng hiện tại cũng chỉ mới có 08 doanh nghiệp đầu tư trong cụm công nghiệp này và chủ yếu là các doanh nghiệp trong tỉnh quy mô đầu tư nhỏ; tỉnh có chủ trương đưa tất cả các nhà máy sản xuất trong khu vực nội thành của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm ra các khu hoặc cụm công nghiệp nên họ đã chuyển đến sản xuất - kinh doanh tại đây; bên cạnh đó, muốn đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước nên họ đã chuyển việc đầu tư vào các cụm công nghiệp để mở rộng ngành nghề và nâng công suất, tăng sản lượng; nhưng nhìn chung các doanh nghiệp này đều có quy mô nhỏ, có khi là rất nhỏ so với các nhà đầu tư nước ngoài như: Xí nghiệp chế biến thạch cao (Công ty muối Ninh thuận) có số vốn đầu tư chỉ có 1.229 tr.đ, tổng số lao động của Công ty này chỉ có 120 người nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, quy trình sản xuất còn đơn sơ, chưa có tính chuyên nghiệp, sản phẩm sản xuất chủ yếu dùng trong nội tỉnh, số cán bộ kỹ thuật chỉ chiếm 5%. Việc sử dụng nhân lực trong cụm công nghiệp Thành Hải và Tháp Chàm đa số các doanh nghiệp chưa quản lý thành hệ thống và chưa mang tính chuyên nghiệp, nhiều công nhân đã làm việc lâu năm ở doanh nghiệp nhưng không có điều kiện đi học thêm hoặc không được chọn đi học để nâng cao trình độ cho nên đã có sự nhàm chán do không được thay đổi môi trường làm việc, không được trao đổi kinh nghiệm v.v làm việc theo kinh nghiệm và theo lối mòn là chủ yếu; đó là nguyên nhân chính chất lượng sản phẩm không được nâng lên, không cải tiến được mẫu mã, không mở rộng được thị trường; cho nên, quy mô sản xuất không được mở rộng, sản xuất cầm chừng và thu nhập của người lao động không tăng.

    Bảng 2.5 Số lao động làm việc trong cụm công nghiệp Thành Hải tỉnh Ninh  Thuận
    Bảng 2.5 Số lao động làm việc trong cụm công nghiệp Thành Hải tỉnh Ninh Thuận

    Đánh giá chung về đào tạo và việc sử dụng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua

      Thứ tư, thị trường lao động đang có sự cạnh tranh mạnh giữa các quốc gia; lợi thế cạnh tranh thuộc về quốc gia có nguồn nhân lực có chất lượng cao, Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng cũng không tách khỏi xu thế đó, với những thách thức lớn về lao động và việc làm nhằm phát triển kinh tế – xã hội và ổn định chính trị đã tác động mạnh đến việc quản lý điều hành hoạt động đào tạo nguồn nhân lực với quy mô ngày càng lớn và phong phú về loại hình đào tạo nhằm giảm thất nghiệp và tạo sức cạnh tranh trong thị trường lao động ngay chính mỗi địa bàn và mỗi doanh nghiệp. Từ những kinh nghiệm của các tỉnh đi trước là điều kiện thuận lợi để tỉnh Ninh Thuận xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cung cấp không những cho các khu công nghiệp của tỉnh mà tiến tới có nguồn nhân lực chất lượng cao để tham gia vào thị trường lao động quốc tế; việc xuất khẩu nguồn nhân lực có chất lượng cao cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đây là việc làm không những cho trước mắt mà cho cả lâu dài để thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá tỉnh Ninh Thuận, phù hợp với xu thế Hội nhập kinh tế Quốc tế của Việt Nam.

      Bảng 2.7 Kết quả đào tạo tại các cơ sở giáo dục và đào tạo của tỉnh Ninh Thuận
      Bảng 2.7 Kết quả đào tạo tại các cơ sở giáo dục và đào tạo của tỉnh Ninh Thuận

      Định hướng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của các Khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015

      Định hướng

      Qua nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và xã hội của đất nước cho chúng ta thấy rằng, muốn phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu thì điều không thể thiếu đó là các nguồn lực, trong đó nguồn nhân lực luôn đóng vai trò tiên phong và cực kỳ quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với số liệu trờn đó thể hiện rừ tỡnh hỡnh cung lao động cho cỏc ngành kinh tế của tỉnh Ninh Thuận đang có chiều hướng giảm, cụ thể năm 2010 giảm so với năm 2006 là 1,47% và năm 2015 giảm so với năm 2010 khoảng 0,54%, tuy tỷ lệ giảm có chiều hướng chững lại nhưng với những chỉ tiêu này thì tỉnh cần phải điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế hợp lý và có chính sách thu hút lao động đề bù đắp sự mất cân đối về nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2015.

      Bảng 3.1 Dự báo dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Ninh Thuận từ năm 2006  đến năm 2015
      Bảng 3.1 Dự báo dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Ninh Thuận từ năm 2006 đến năm 2015

      Mục tiêu

      Giai đoạn đến năm 2010 tập trung đầu tư cơ sở 2 của trường Trung cấp Nghề và các Trung tâm dạy nghề các huyện Ninh sơn, Ninh Hải và Ninh Phước để đáp ứng nhu cầu học nghề, xuất khẩu lao động và phổ cập nghề cho thanh niên; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở dạy nghề tư thục trên địa bàn các huyện, thành phố, tại các khu, cụm công nghiệp, doanh nghiệp và các loại hình dạy nghề khác. Về đội ngũ giáo viên và các hoạt động nghiên cứu: Phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng giáo viên cho các cơ sở dạy nghề; đầu tư để thu hút giáo viên giỏi và có kinh nghiệm, trước mắt bố trí đủ giáo viên cho các Trường Trung cấp Nghề và các Trung tâm dạy nghề với định mức mỗi lớp thực hành bình quân tối đa 18 học sinh và lớp học lý thuyết tối đa 35 học sinh, bình quân tối đa là 23 học sinh/giáo viên.

      Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các Khu Công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015

      • Mở rộng mạng lưới và loại hình đào tạo, đẩy mạnh xã hội hoá, giao quyền tự chủ trong quản lý, đào tạo và tuyển dụng lao động
        • Đổi mới kế hoạch và chiến lược đào tạo, xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao về làm

          Trong điều kiện Hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp muốn phát triển sản xuất – kinh doanh, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và tạo cho hàng hoá có sức cạnh tranh cao thì các nhà đầu tư cần áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất - kinh doanh, tiêu chuẩn hoá chất lượng và mẫu mã hàng hoá sẽ vô cùng cần thiết trong điều kiện kinh tế thị trường; muốn hoạt động sản xuất – kinh doanh đạt hiệu quả cao thì trước hết các nhà đầu tư phải quan tâm đến yếu tố con người, không những phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức mà còn phải có trình độ khoa học kỹ thuật và tay nghề cao để đáp ứng được đòi hỏi của công nghệ cao và hiện đại hoá quy trình sản xuất. Hiện nay, các cơ sở đào tạo của tỉnh chưa đủ mạnh và năng lực đào tạo nhân lực còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo còn nghèo nàn và lạc hậu, trong khi các cơ sở đào tạo khác trong nước thì không những có bề dày và kinh nghiệm trong đào tạo, mà cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập lại rất hiện đại; các cơ sở đào tạo nghề ở các tỉnh, thành và các khu công nghiệp khác trong nước hiện đang đào tạo nhiều ngành nghề và phong phú về loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu cho các khu công nghiệp của cả nước thì việc thu hút số sinh viên đang học trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề trong nước, số lao động có tay nghề đang làm việc ở những tỉnh khác về làm việc trong các khu công nghiệp của tỉnh.

          Kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận

          Đối với Chính phủ

          Do vậy, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cần điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 về Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020, trong đó có hệ thống các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; ưu tiên bố trí vốn để đào tạo nguồn nhân lực không những cho tỉnh Ninh Thuận mà góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực và cho cả nước. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận sớm thẩm định đề án thành lập Trường Đại học đa ngành tại Ninh Thuận, tên cơ sở sát nhập Trường cao đẳng sư phạm, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật và Trường Trung cấp Y tế để đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.

          Đối với các Bộ, ngành Trung ương

          Sớm trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh lại Quy hoạch mạng lưới trường Dạy nghề giai đoạn 2002 – 2010 đã được ban hành theo Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ, cho phù hợp với tình hình phát triển nguồn nhân lực hiện nay ở các vùng, khu vực và các địa phương; đưa tỉnh Ninh Thuận vào diện ưu tiên đầu tư nhất là Trường Trung cấp Dạy nghề và Trung tâm dạy nghề; tạo điều kiện về ngân sách, máy móc trang thiết bị đào tạo và đội ngũ giáo viên, sớm đủ điều kiện để nâng cấp các Trường Trung cấp nghề thành Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận, được như vậy sẽ rất thuận lợi cho việc đào tạo theo ba cấp trình độ: Sơ cấp, Trung cấp và Cao đẳng nghề. Đề nghị cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận trong việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo, ưu tiên phân bổ vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia cho Ninh Thuận để phát triển hệ thống trường chuyên nghiệp, nhất là nguồn vốn để đầu tư trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp; tăng quy mô đào tạo và ưu tiên vốn để đầu tư máy móc trang thiết bị, mở rộng ngành nghề đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho tỉnh.

          Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận

          Đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo nguồn nhân lực, tỉnh cần có chính sách hấp dẫn như cho thuê đất với giá rẻ, thực hiện miễn hoặc giảm thuế để thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhất là thành lập các trường cao đẳng hoặc trung cấp nghề để đào tạo trình độ từ trung cấp trở lên, góp phần làm giảm áp lực đối với các cơ sở đào tạo hiện nay và bổ sung nguồn nhân lực có tay nghề cho các cụm, khu công nghiệp của tỉnh; giao cho các cơ sở đào tạo nghề liên kết với các trường Đại học kỹ thuật tổ chức tuyển sinh và đào tạo lao động ở trình độ Đại học hoặc liên thông các trình độ để tạo điều kiện thuận lợi cho người học ở trình độ cao hơn ngay trên quê hương Ninh Thuận; đây cũng là điều kiện tốt để giữ lao động của tỉnh đã qua đào tạo ở lại tỉnh làm việc. Với những giải phỏp trong Chương 3 đó làm rừ những việc cần làm và cần giải quyết, nội dung đề xuất đã thể hiện những nội dung mà các cấp từ Trung ương đến, địa phương cần hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận để phát triển nguồn nhân lực; để nguồn nhân lực phát triển ổn định và bền vững thì tỉnh Ninh Thuận thì cần xây dựng một chiến lược về nguồn nhân lực; việc tăng quy mô đào tạo, mở rộng thêm ngành nghề, thành lập thêm các trường đào tạo là những việc làm cấp bách mà tỉnh Ninh Thuận đang cần có sự giúp đỡ của các cơ quan trung ương cũng như sự nỗ lực của tỉnh trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các Cụm, Khu Công nghiệp của tỉnh nói riêng.