MỤC LỤC
Trong quá trình đổi mới và phát triển hoạt động ngân hàng cùng với thị trường hóa các quan hệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng, nước ta cũng đã từng bước hình thành và phát triển thị trường tiền tệ và thị trường tín dụng. Trong cơ cấu tài chính, thị trường tín dụng giữ vại trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc huy động vốn và phân bổ các nguồn vốn nhàn rỗi một cách tiết kiệm và hiệu quả. Trong đó công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung.
Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng đang phải đối mặt với tình trạng nợ quá hạn có nguy cơ tiếp tục phát sinh do tín dụng được mở rộng khá nhanh, do cạnh tranh tranh giành khách hàng giữa các ngân hàng nên một số ngân hàng nới lỏng điều kiện vay vốn, hạ thấp lãi suất… Ngoài ra, sự mất cân đối về thời hạn vốn tín dụng, cũng như việc sử dụng quá mức nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn của một số NHTM là những tác nhân gây bất ổn trên thị trường tín dụng. Tính đến thời điểm hiện nay, có thể nói số lượng ngân hàng ở nước ta là khá đông đảo, loại hình ngân hàng cũng khá phong phú và các TCTD cũng đã bám sát và mở rộng đến các địa bàn kinh tế, cả ở thành thị và nông thôn.
Từ việc nhận dạng, đo lường, phân tích rủi ro đó, kết hợp với việc đánh giá các biện pháp được áp dụng, những kinh nghiệm thực tế… sẽ giúp phía NHNo&PTNT- CN Lộc Hà có cách nhìn toàn diện và cải thiện hoạt động tín dụng ngày một tốt hơn cũng như có những biện pháp quản trị rủi ro tín dụng một cách kịp thời và phù hợp. Nhờ đó, doanh số từ hoạt động tín dụng cũng sẽ tăng lên, và từ đó, gia tăng được năng lực cạnh tranh của NHNo&PTNT- CN Lộc Hà trong việc thực hiện cho vay so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Phòng ngừa rủi ro do tập trung tín dụng là hoạt động được xem xét thường xuyên của ngân hàng các nước trong việc quản lý danh mục tín dụng của mình.
+ Tại Ấn Độ: giới hạn cho vay đối với khách hàng đơn lẻ ở mức 15% vốn tự có của ngân hàng và giới hạn cho vay nhóm khách hàng ở mức 40% vốn tự có của ngân hàng. Việc trích lập dự phòng phải căn cứ vào thực tế trả nợ vay thay vì căn cứ vào khả năng trả nợ và lịch sử trả nợ trong quá khứ của khách hàng. Các nước chia sẻ kinh nghiệm rằng họ áp dụng các nguyên tắc dự phòng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả năng gây tổn thất ở các mức độ khác nhau.
+ Tại Ấn Độ: đưa ra các nguyên tắc dự phòng chung, thay đổi mức dự phòng theo tình hình tín dụng, thời hạn dự phòng có thể tới 1 năm cho các khoản đáo hạn. Tổ chức tốt hệ thống thông tin tín dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế và phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu thẩm định hồ sơ vay. + Tại Thái Lan: Cục thông tin tín dụng quản lý bởi công ty tư nhân, tất cả các ngân hàng báo cáo thông tin về Cục, sau đó Cục thông tin kết xuất báo cáo về khách vay và lịch sử trả nợ vay hàng tháng, không cung cấp thông tin thẩm định tín dụng.
Trong cơ cấu lao động phân theo giới tính thì lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nam giới và tập trung chủ yếu ở bộ phận giao dịch. Kết cấu này là do đặc thù kinh doanh dịch vụ của ngành ngân hàng. Huy động vốn là một hoạt động quan trọng tạo nên nguồn vốn phong phú hơn cho ngân hàng để tăng cường hoạt động cho vay tạo thu nhập cho ngân hàng.
Huy động vốn là một nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Trong bối cảnh thị trường tiện tệ cạnh tranh gay gắt với nhiều diễn biến phức tạp khó lường, nền kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng; lãi suất cho vay và lãi suất huy động tăng- giảm liên tục. Do vậy cạnh tranh về nguồn vốn huy động ngày càng diễn ra gay gắt.
Để đáp ứng vốn cho nhu cầu kinh doanh của chi nhánh, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, chi nhánh đã đưa ra nhiều hình thức huy động: tiết kiệm trả trước, tiết kiệm trả sau, tiết kiệm tích luỹ. Trong tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn mà tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh vẫn cú mức tăng trưởng rừ rệt như vậy là nhờ Chi nhỏnh đó thực hiện cú hiệu quả cỏc hỡnh thức huy động như tuyên truyền, quảng cáo trên các đài phát thanh đến các xã, bằng pa nô, áp phích, tiền gửi tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn, quay thưởng tặng quà,. Năng động linh hoạt trong việc áp dụng cơ chế lãi suất và thực hiện tốt việc giao khoán chỉ tiêu đến từng cán bộ công nhân viên trong ngân hàng.
Mặt khác huyện Lộc Hà là một huyện mới được thành lập, số lượng ngân hàng đóng tại địa bàn còn hạn chế do đó sự cạnh tranh với ngân hàng khác hầu như chưa có, đó là một lợi thế của chi nhánh. Tại NHNo&PTNT huyện Lộc Hà nguồn vốn huy động nội tệ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng vốn huy động. Nguồn vốn ngoại tệ trong 3 năm chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trên tổng vốn huy động của ngân hàng, điều này do tính chất của ngân hàng là ngân hàng nông nghiệp đối tượng phục vụ chủ yếu là người dân, huy động vốn từ người dân để phục vụ nhu cầu vay vốn của người dân, mà số tiền người dân sử dụng là tiền VNĐ do đó họ sẽ gửi tiết kiệm bằng tiền họ sử dụng.