MỤC LỤC
Trong vùng nghiên cứu tồn tại hai phức hệ magma đó là các đá xâm nhập của phức hệ Định Quán, các đá granitoit của phức hệ Đèo Cả và các đai đá mạch thành phần đa dạng không phân chia.
Thành phần thạch học gồm : granit, granit biotit hạt vừa đến lớn, màu hồng nhạt phớt vàng, một số khối có màu xám xanh trứng sáo đẹp, cấu tạo khối kiến trúc dạng porphyr, xuyên cắt và gây biến đổi các đá trầm tích của hệ tầng La (J2ln) và phức hệ Định Quán (GDi/J3-K1đq). Đá xâm nhập granitoit pha 3 của phức hệ Đèo Cả (G/K2 đc3) gồm những khối nhỏ granitbiotit hạt nhỏ, granitporphyr, phân bố rải rác xung quanh núi Từ Thiện, chúng xuyên cắt các đá pha 2 cùng phức hệ.
Thạc anh thế hệ I hạt méo mó, ranh giới rừ, mặt sạch, tắt đều, kớch thước hạt 0,1ữ1mm phõn bố khụng đều trong lỏt mỏng. -Muscovit: Vảy nhỏ thường tập trung thành từng đám xung quanh biotit, cỏt khai rừ, giao thoa xanh bậc II, tắt đứng, hơi cú hỡnh rẻ quạt.
Thêm vào đó là một phần nhỏ các đá trầm tích lục nguyên hạt mịn xen phun trào thuộc hệ tầng Nha Trang, phân bố ở rìa đông vùng và phủ không chỉnh hợp lên hệ tầng La Ngà. Trong đó hệ thống đứt gãy tây bắc- đông nam xảy ra vào sau Jura là chủ đạo, quyết định hình thái cấu trúc chung của vùng, làm cho phần lớn các thành tạo địa chất có mặt bị chia cắt, dập vỡ, dịch chuyển và biến vị mạnh.
Dọc theo hệ thống đứt gãy chính, phát triển các đới dập vỡ rộng và các đứt gãy phụ kéo theo dạng bậc thang làm cho đới nứt nẻ, dập vỡ mở rộng thêm. Chính hệ thống đứt gãy này là môi trường và điều kiện thuận lợi để các thành tạo magma xâm nhập phức hệ Định Quán và Đèo Cả xuyên lên.
Các núi này có tuổi tương đối trẻ và phát triển một số hệ thống khe nứt đứt gãy nhỏ tạo điều kiện cho quá trình phong hoá, xâm thực bóc mòn xảy ra mạnh mẽ, là nguồn cung cấp sản phẩm cho các thành tạo eluvi - deluvi. Kiểu sườn này có trắc diện lồi lừm phức tạp, độ dốc sườn từ 15 - 40o Trờn một sườn gặp nhiều quỏ trỡnh phỏ hủy địa hình như: đổ lở, bóc mòn, xâm thực.
Công tác nghiên cứu địa chất thuỷ văn của vùng được tiến hành cùng với quá trình đo vẽ bản đồ địa chất khoáng sản nên tài liệu còn nhiều hạn chế. Dựa vào đặc điểm phân bố có thể chia ra hai loại: Trên mặt và dưới đất.
Phía bắc vùng có sông Cái bắt nguồn từ sườn đông khối nâng Đà Lạt chảy về, kết hợp với các sông nhánh khác là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho vùng hạ lưu. Nước ở vùng hạ lưu sông chịu ảnh hưởng của thuỷ triều nên thường bị nhiễm mặn, tổng độ khoáng hoá miền hạ lưu thay đổi từ 0,5÷2mg/l, nước có dạng bicabonat, clorua canxi.
Thành phần trầm tích chủ yếu các mảnh vụn, sạn, sỏi và ít sét, mức độ gắn kết yếu, rời rạc, độ lỗ hổng lớn tạo khả năng thấm thoát nước tốt, qua khảo sát các giếng dân dùng trong vùng có trầm tích deluvi-eluvi, aluvi cho thấy mực nước cách mặt từ ~2-3m, lưu lượng 0,3÷0,5 l/s. Nhìn chung, các thân quặng thường có phương kéo dài song song hoặc gần song song với bờ biển hiện đại (phương ĐB-TN, hoặc gần á kinh tuyến), chiều dài vài trăm mét đến hàng km, chiều rộng từ vài chục đến hàng trăm mét đôi khi hàng km.
Quặng sa khoáng titan phân bố trong tầng trầm tích hỗn hợp biển gió tuổi Holocen giữa - muộn (mvQ22-3), thuộc địa phận và thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là trong cát còn bị nhiễm các tạp chất nhiễm muối là vấn đề có hại cho việc xây dựng các công trình lớn.
Trên cơ sở tài liệu thu thập được trong thời gian thực tập tại Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ, bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò đã giao cho tôi thiết kế phương án: “Tìm kiếm, đánh giá titan sa khoáng ven biển khu Từ Thiện”. Mục đích: Đánh giá triển vọng công nghiệp quặng titan sa khoáng khu Từ Thiện trên diện tích 10,3 km2, xác định cấu trúc địa chất, phát hiện và khoanh nối các tầng sản phẩm, các lớp trầm tích chứa quặng.
Để hoàn thành các công tác trên, chúng tôi dự kiến thành lập một tổ thi công phương án gồm 35 người, trực thuộc Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ, dưới sự chỉ đạo của chủ nhiệm đề án kiêm đội trưởng.
Địa hình vùng nghiên cứu hoàn toàn là những đồi cát, đụn cát, đê cát nhấp nhô, có độ cao nhỏ (trên dưới 100m), nghiêng dần ra phía biển. Phía Tây vùng, phân bố trầm tích của hệ tầng Phan Thiết địa hình tương đối bằng phẳng.
Trong đó ông đã chia các trầm tích hệ Thứ tư thành hai thống Pleistocen (Đệ Tứ cũ) và Holocen (Đệ Tứ mới). Năm 1975, Nguyễn Tấn Thi và Phạm Tuyết Nhung có “Phúc trình khảo sát sơ khởi cát đen tại bờ biển Việt Nam” Các tác giả đã tổng hợp tài liệu, lập bảng thống kê hàm lượng khoáng vật nặng của 13 vùng ven biển trên lãnh thổ Miền Nam, Việt Nam.
Tham gia vào cấu trúc địa chất khu Từ Thiện có các phân vị sau: Trầm tích biển tướng bar cát hệ tầng Phan Thiết (mbq12-3pt), trầm tích hỗn hợp nguồn gốc biển - gió (mvQ22-3), các trầm tích biển hiện đại holocen (mQ23). - Hệ tầng Phan Thiết (mbQ12-3pt): phân bố ở rìa tây vùng thiết kế và ở phần tương đối cao của địa hình đồng bằng với những đồi cát, động cát chiếm diện tích khiêm tốn trong khu nghiên cứu.
+ Trầm tích hỗn hợp biển - gió (mvQ22-3): Đây là loại hình trầm tích chủ yếu trong khu Từ Thiện, tạo thành dải kéo dài theo phương gần bắc nam, xuyên suốt khu thiết kế. - Bề mặt tích tụ nguồn gốc biển tuổi holocen muộn đến nay: tích tụ này chiếm diện tích nhỏ, chúng tạo thành các dải hẹp kéo dài song song với bờ biển hiện đại và phân bố ở phần đông bắc vùng.
Các đê, đụn cát thường có sườn đón gió (đông nam) thoải và sườn khuất gió dốc (tây nam), độ dốc sườn có khi đến 600. Độ cao phân bố từ 0m đến vài chục mét, chiều rộng vài chục mét đến hơn 100m, bề mặt tích tụ thoải dần ra biển.
Tổ hợp này được quá trình rửa lũa, vận chuyển bởi các dòng nước vận chuyển dần ra biển, dưới tác dụng phân dị trọng lực và tích tụ dần tạo thành các điẻm quặng sa khoáng trong đới bờ. Các khoáng vật quặng chỉ tập trung thành mỏ ở những vị trí địa hình địa mạo thuận lợi, quá trình phân dị trọng lực, kết hợp với các dòng hải lưu ven bờ chảy theo hướng đông bắc- tây nam, cùng với sóng vỗ bờ vận chuyển các khoáng vật quặng theo kiểu lơ lửng hoặc nhảy cóc, các khoáng vật nhỏ, nhẹ hơn được đưa đi xa hơn và tập trung lại ở phần phía nam các cửa sông, càng xa hàm lượng càng giảm dần.
Quá trình phong hóa vật lý và hóa học giải phóng các khoáng vật như thạch anh, nhóm disten, tuamalin, Ilmenit, zircon, rutin, monazit. Khu thiết kế nằm ở phía nam cửa sông Cái, có các dải núi nhô sát ra biển nằm ở phía nam, là nơi thuận lợi cho quá trình tích tụ quặng sa khoáng.
Đây là tiền đề khá quan trọng cho việc tìm kiếm titan sa khoáng ven biển mà cụ thể là khu vực Từ Thiện, Ninh Thuận. Tiền đề địa mạo: Địa hình thành tạo do gió thường tạo nên các đồi cát, đê cát, đụn cát chạy dọc theo bờ biển và vuông góc với hướng hoạt động của gió.
Căn cứ vào đặc điểm địa chất khoáng sản vùng nghiên cứu cho thấy, đối tượng khoáng sản điều tra của đề án là quặng titan sa khoáng, chủ yếu nằm trong tầng trầm tích nguồn gốc biển - gió, tuổi Holocen giữa- muộn (mvQ22-3) với hàm lượng cao, đạt yêu cầu công nghiệp. - Công tác đo vẽ lập sơ đồ địa chất là phương pháp tìm kiếm tổng hợp, có nhiệm vụ nghiên cứu làm sáng tỏ cấu trúc địa chất, khoanh định ranh giới các phõn vị địa tầng, ranh giới cỏc thõn quặng cụng nghiệp, làm rừ quy mụ, chất lượng, đặc điểm phân bố các thân quặng.
-Để đạt đước các yêu cầu trên chúng tôi dự kiến tiến hành một số phương pháp như sau: Lộ trình địa chất theo mạng lưới tuyến được xác định trước bằng máy trắc địa, địa bàn, thước dây. Ngoài ra còn tiến hành một số lộ trình tự do nhằm bổ sung và kiểm chứng đối với mạng lưới tuyến.
Kỹ thuật tiến hành: Đo sâu điện chỉ được trong khu đánh giá có đối tượng chứa sa khoáng có chiều dày lớn, hoặc dự đoán có nhiều tầng chứa sa khoáng khác nhau, sẽ tiến hành thiết kế 6 tuyến đo, cắt vuông góc với thân quặng, tuyến đo trùng với tuyến đo xạ và khoan tay. Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề án đề ra, nhằm phát hiện, đánh giá quặng sa khoáng titan ven biển, xác định hàm lượng, chiều dày và tính trữ lượng tài nguyên dự báo cấp 333, căn cứ vào đặc điểm, sự phân bố của quặng và kinh nghiệm tìm kiếm loại hình này, chúng tôi chỉ áp dụng thi công công trình khoan tay và khoan máy.
+ Lấy mẫu nhóm: nhằm nghiên cứu độ hạt tinh quặng; thành phần có ích và có hại trong các lĩnh vực sử dụng của các khoáng vật quặng chủ yếu ( ilmenit, zircon ); nghiên cứu các chỉ tiêu tận thu cát chứa quặng. Mẫu nhúm được lấy trờn cơ sở gộp cỏc phần lưu mẫu lừi khoan sau khi trộn, chia đối đỉnh và đã lấy phần mẫu đem phân tích trọng sa, theo mặt cắt qua các thân quặng có triển vọng.
Sau khi đánh số hiệu mẫu, mô tả sơ bộ về thành phần, đặc điểm quặng hóa bằng mắt thường và kính lúp, tiến hành đóng gói và chuyển về phòng thí nghiệm để gia công, phân tích. Tại các thân quặng, đào hố độ sâu 0,5- 1,0m, tiến hành chụp hộp kim loại hình lập phương mỗi cạnh 1dm3 vào thành hoặc đáy hố sao cho mẫu bảo đảm tính nguyên dạng tương đối.
Khi đãi tuyển tách cát, quặng tập trung với số lượng lớn cường độ phóng xạ rất cao, trên các đống tinh quặng có thể cao đến vài ngàn àR/h vượt qua ngưỡng an toàn bức xạ cho phộp hàng chục lần đến hàng trăm lần, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe công nhân trực tiếp sản xuất. Quyết định số 29/1999/QĐ-BCN ngày 02/06/1999 của Bộ trưỏng Bộ Công nghiệp về việc ban hành các “Hệ số chi phí phục vụ, tỷ lệ chi phí gián tiếp để xây dựng dự toán kinh phí sự nghiệp kinh tế, cho các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên và khoáng sản”.