Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỳ Thương Việt Nam (Techcombank)

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KY THƯƠNG VIỆT NAM

Thực trạng tín dụng tại ngân hàng .1 Tình hình huy động vốn

Techcombank trong năm 2012 tiếp tục thể hiện năng lực cạnh tranh của mình, với những chính sách ưu đãi dành cho khách hàng nên tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng 30,5% và tiền gửi từ cá nhân tăng 23,2%; trong khi đó tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác lại giảm khá mạnh khoảng 18,6% nguyên do là sự ra đời của thông tư số 21/2012/TT-NHNN ban hành những quy định đối với hoạt động liên ngân hàng của NHNN nhằm góp phần lập lại trật tự và lành mạnh hóa thị trường liên ngân hàng. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay tăng trưởng thấp là do kinh tế tăng trưởng chậm, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ giảm, thị trường bất động sản đóng băng…tăng trưởng tín dụng thấp còn do khách hàng vay vốn không đủ điều kiện để cho vay theo quy định, vì không chứng minh được phương án sản xuất - kinh doanh có hiệu quả và khả năng trả nợ ngân hàng. Tuy các khoản cho vay trung và dài hạn mang lại lợi nhuận cao hơn các khoản cho vay ngắn hạn do lãi suất cao hơn nhưng đồng thời cũng mang đến nhiều rủi ro khi khách hàng không có khả năng trả được nợ nên trong năm 2011 khi nền kinh tế còn nhiều khó khăn ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay ngắn hạn đồng thời hạn chế cho vay trung và dài hạn (chỉ còn tăng 1.4% và 39.3%) đặc biệt là dài hạn để giảm rủi ro gia tăng chất lượng cho các khoản vay.

Bước qua năm 2012, mặc dù lãi suất cho vay giảm mạnh, nhưng thời hạn cho vay của các ngân hàng trên chủ yếu là ngắn hạn, do tập trung chủ yếu là cho vay tiêu dùng cá nhân, bất động sản nên không phải khách hàng nào cũng mặn mà, nguyên nhân người dân cho rằng thị trường bất động sản còn giảm nữa nên chưa vội vay vốn mua nhà. Năm 2011 kinh tế trong nước tăng trưởng chậm, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro, ngân hàng đối mặt với khó khăn về thanh khoản và nợ xấu…Trước tình hình đó các tổ chức tín dụng phải thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Đây là một phần nội dung Chỉ thị số 01/CT-NHNN về việc thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng do NHNN ban hành ngày 1/3 nhằm thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng để tập trung vốn cho vay sản xuất – kinh doanh , khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong cả hai năm 2011 và năm 2012, khi mà thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn thì tỷ trọng dư nợ cho vay vào ngành này giảm đi rất nhiều, bởi nếu giải ngân vào lãnh vực này ngân hàng sẽ gặp rất nhiều rủi ro khi các dự án nhà, chung cư… vẫn không bán được khi kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao. Đặc biệt dư nợ cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu tăng mạnh ở năm 2011 với tốc độ 32,1%, năm 2012 tốc độ này đã giảm nhưng vẫn ở mức cao 25,7% do các doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động kinh doanh hiệu quả, phương án khả thi cộng với tác phong làm việc chuyên nghiệp là sự lựa chọn hàng đầu của ngân hàng. Đối với khách hàng cá nhân và khách hàng khác, chủ yếu trong hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo cao như tài sản thế chấp thường là đất đai hoặc tài sản gắn liền với đất hoặc cầm cố sổ tiết kiệm… và các thành phần còn lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong dư nợ cho vay, không đáng kể vì số lượng không nhiều.

Nhìn chung dư nợ qua 3 năm tăng dần, thể hiện sự tăng trưởng tín dụng của ngân hàng qua thời gian nhờ vào một đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, nhiệt huyết với công việc, đặc biệt là các sản phẩm tín dụng ngày càng đa dạng và phong phú đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vào những thời điểm khác nhau. Nối tiếp thành công năm 2010, trong năm 2011, bên cạnh sự nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn thể cán bộ công nhân viên, khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp đã xây dựng được nhiều chương trình tài trợ nhà phân phối, tạo lập quan hệ đối tác với nhiều doanh nghiệp lớn cũng như mở rộng thêm đối tượng khách hàng là nhà phân phối của những đối tác này. Năm 2012 được đánh giá là năm khó khăn đối với nền kinh tế khi hàng loạt doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất, kinh doanh hoặc chênh vênh bên bờ vực phá sản, nợ xấu ngân hàng tăng, thị trường bất động “đóng băng”..Do phải huy động vốn giá cao nên ngoài các gói tín dụng ưu đãi thì ngân hàng Techcombank dù đã giảm lãi suất cho vay nhưng lãi suất này vẫn còn cao cho các đối tượng khác gây khó khăn hơn trong việc tiếp cận vốn nên doanh số cho vay trong năm này mặc dù tăng nhưng không đáng kể.

Bảng 2.1: Chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng (2010-2012)
Bảng 2.1: Chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng (2010-2012)

Đánh giá về tình hình chất lượng tín dụng của ngân hàng

Tuy nợ nhóm 5 của ngân hàng tăng rất cao 40,7%, nhưng do hiện vẫn còn có đối tượng thu hồi, tài sản đảm bảo nên ngân hàng vẫn theo dừi trờn nội bảng chưa xử lý rủi ro theo dừi ở ngoại bảng. Mặc dự tỷ lệ xóa nợ/ tổng dư nợ đang giảm mạnh nhưng cũng không thể kết luận được chất lượng tín dụng của ngân hàng đang tăng lên bởi vì nợ nhóm 5 của ngân hàng đang ở mức rất cao, rủi ro mất vốn lớn nên vẫn có rất nhiều khả năng ngân hàng dùng dự phòng rủi ro xử lý ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng. Techcombank còn rất quan tâm đến việc quản trị rủi ro và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, điển hình là việc Techcombank là một trong những ngân hàng áp dụng hệ thống T24 trên toàn hệ thống, T24 là một hệ thống có thể tự động hoá các lịch trình công việc, do vậy cho phép phản hồi nhanh các yêu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó Techcombank có đội ngũ chuyên viên tín dụng trẻ, năng động với trình độ chuyên môn vững vàng, luôn tận tình hướng dẫn khách hàng, chu đáo trong công tác thẩm định trước khi đề nghị cấp trên xét duyệt; các sản phẩm mới luôn được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa vào phục vụ khách hàng và sau khi ban hành luôn được phòng quản lí chất lượng kiểm tra, rà soát để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng; quan trọng là công tác kiểm soát, quản lí tín dụng, quản trị rủi ro chặt chẽ, sẵn sàng chuyển nhóm nợ khi thấy khoản cho vay có vấn đề. Mặc dù Techcombank đang ứng dụng quy trình tín dụng rất chặt chẽ tuy nhiên do đang trong giai đoạn chuyển đổi để thực hiện mục tiêu của mình, việc tăng trưởng lợi nhuận cao đã dẫn đến chất lượng của tình hình chất lượng của Techcombank đang xấu đi. • Chất lượng công tác thẩm định chưa tốt: một số trường hợp xác định giớ hạn tín dụng cao hơn nhu cầu vốn thực tế của khách hàng dẫn tới việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, khó kiểm soát.

• Chưa thận trọng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng trog trường hợp tình hình tài chính của khách hàng bị mất cân đối, luồng tiền suy giảm, ngân hàng cho vay các khoản ngắn hạn để bù đắp các nhu cầu vốn trung và dài hạn. • Chưa khai thác đầy đủ nguồn thông tin nhất là thông tin từ bên ngoài (tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, đầu ra sản phẩm, khả năng cân đối vốn…) dẫn đến việc đánh giá chưa sát với thực tế. Do đó để hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn nhầm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng cần thu thập thông tin đầy đủ và tăng cường công tác thẩm định khách hàng ngay từ lúc đầu, trong quá trình cho vay cũng cần giám sát hoạt động tín dụng một cách chặt chẽ để hạn chế rủi ro.

Bên cạnh đó thì cần thường xuyên đào tạo để nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, có chế độ chính sách ưu đãi khen thưởng để khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả nhầm nâng cao chất lượng tín dụng gia tăng thu nhập cho ngân hàng.