MỤC LỤC
Có thể nói, DNVVN là bộ phận doanh nghiệp rất quan trọng trong nền kinh tế Việt nam, đóng góp một phần đáng kể vào Ngân sách Nhà nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, tạo tốc độ tăng trưởng kinh tế…Các DNVVN là một bộ phận doanh nghiệp phong phú với đủ mọi loại hình doanh nghiệp từ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác xã đến các Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần…kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Muốn vay vốn được từ nguồn tín dụng của các ngân hàng thương mại thì các DNVVN phải tạo lập được dự án đầu tư có tính khả thi nhưng do trình độ, khả năng quản lý kinh doanh của chủ doanh nghiệp thấp, khả năng dự báo trước những biến động của ngành, của nền kinh tế kém nên việc xây dựng các kế hoạch tài chính, phương án sản xuất kinh doanh khả thi của không ít DNVVN còn yếu trong khi dịch vụ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp lại chưa phỏt triển.
NHNH thì thời hạn cho vay trung hạn là 1 đến 5 năm, sự thay đổi này một mặt để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp, mặt khác tạo ra sự phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì đối với một số tài sản nhất định thời hạn sử dụng của chúng tương đối dài nên cần phải có thời gian đủ lớn doanh nghiệp mới có thể hoàn trả (gốc +lãi) cho ngân hàng. Cho vay dài hạn: đây là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa 20-30 năm,một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40 năm.Tín dụng dài hạn chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu dài hạn như: xây mới các công trình dân dụng, các công trình công nghiệp (nhà máy, xí nghiệp) hoặc mua sắm các dây chuyền sản xuất, các thiết bị, phương tiện vận tải quy mô lớn, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Mặc dù, thị trường chứng khoán đang ngày càng chuyển biến tích cực nhưng đối với các DNVVN để có thể vay vốn tại đó thì gặp nhiều khó khăn vì để vay vốn tại đó cần có rất nhiều điều kiện như chế độ tài chính minh bạch, làm ăn có lãi trong 2 năm liên tục… đây là điều mà rất ít DNVVN Việt Nam đáp ứng được.
Có thể ngân hàng đã vi phạm một số nguyên tắc cơ bản khi cấp tín dụng là cho vay không phân tích kỹ khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản thế chấp không đúng quy định, cho vay tùy tiện, thiếu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ…và nhất là vi phạm các nguyên tắc về phân tán rủi ro tín dụng, tập trung vốn quá quy định vào một nhóm khách hàng hoặc một ngành kinh tế. Mặt khác khi đánh giá các chỉ tiêu này cần chú ý đến các yếu tố có thể làm cho các chỉ tiêu này bị biến dạng như định kỳ hạn trả nợ không đúng, không phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp không thể trả được nợ, hoặc do khi đảo nợ, giãn nợ không xem xét thận trọng các khoản vay làm cho các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ khó đòi không phản ánh đầy đủ rủi ro cho vay. Các doanh nghiệp buộc phải đưa ra được phương án sử dụng vốn có tính khả thi cao, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp từ đó hoạt động cho vay của NHTM cũng có được nâng cao hơn, ngân hàng không những không gặp phải rủi ro do khách hàng không trả nợ được đúng hạn mà còn thu được phần lợi nhuận cho mình, vị trí của ngân hàng dưới cái nhìn của các nhà doanh nghiệp cũng được nâng cao lên một bước.
Trở ngại lớn nhất hiện nay cho các DNVVN đi vay vốn là năng lực tài chính yếu kém, thiếu tài sản thế chấp, phương án sản xuất kinh doanh chưa có tính khả thi cao, thông tin kế toán chưa đáng tin cậy, hơn nữa trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp yếu nên nhiều doanh nghiệp chưa đủ sức để cạnh tranh trên thị trường có thể dẫn đến việc sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, ảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng làm cho hoạt động cho vay của. Các DNVVN chủ yếu tận dụng nguồn lao động rẻ tại địa phương nên trình độ chuyên môn, tay nghề của lao động thấp, kể cả chủ doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được các phương án sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư có tính khả thi cao để thuyết phục các nhà ngân hàng bỏ vốn đầu tư, ngân hàng không mở rộng được cho vay DNVVN nên hiệu quả cho vay không cao. Chính sách tín dụng bao gồm chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, chính sách về lãi suất và phí suất tín dụng, chính sách về thời hạn và kì hạn nợ, chính sách về tài sản đảm bảo… Các chính sách này đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay của ngân hàng nói riêng.
Thực trạng hiệu quả cho vay đối với các DNVVN tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
-Phòng Kiểm soát nội bộ: Tham mưu cho Giám Đốc xây dựng và ban hành các cơ chế-chính sách, các quy chế-quy trình làm cơ sở pháp lý trong quá trình hoạt động, tham mưu trong công tác quản trị điều hành hoạt động của SCB trong mọi lúc-mọi nơi đều thông suốt, tuân thủ đúng pháp luật, kiểm soát rủi ro, phát triển an toàn-hiệu quả. -Phòng Giao Dịch (PGD): là đơn vị hạch toán báo sổ và có con dấu riêng, được phép thực hiện một phần các nội dung hoạt động của Sở giao dịch/Chi nhánh theo ủy quyền của Giám đốc Sở Giao dịch/Chi nhánh theo các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Như vậy, về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh SCB Hà Nội năm 2006, 2007 đạt mức cao đặc biệt so với các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội nói chung và các chi nhánh của ngân hàng TMCP Sài Gòn nói riêng ( Tổng nguồn vốn của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội tăng 19,2%.
- Về chất lượng tín dụng, ngân hàng đã từng bước xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động của quản lý tín dụng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn đối với các DNVVN cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế vẫn tồn tại, tỷ lệ nợ khó đòi là 0,17% ( năm 2007) phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng chưa thật đảm bảo. Hệ thống công nghệ thông tin và mạng lưới chi nhánh chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như hệ thống Smart Bank với đường truyền chậm, để tạo lập được một báo cáo cán bộ tín dụng thường phải mất rất nhiều thời gian. Hệ thống doanh nghiệp chưa cung cấp được thông tin đầy đủ, các thông tin chỉ mang tính chất chung chung, không cụ thể và không được cập nhật thường xuyên do đó cơ quan quản lý không nắm được số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và lý do ngừng hoạt động.
Danh mục tài sản đảm bảo của SCB Hà Nội là thế chấp bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị, đặc biệt là đối với các khoản phải thu hoặc là cầm cố bằng trái phiếu, kỳ phiếu đã được ngân hàng đưa vào danh mục tài sản đảm bảo…còn tuy nhiên còn có các loại tài sản khác như hàng hoá, các hợp đồng bảo hiểm hợp đồng nhận thầu… Ngân hàng muốn thu hút được nhiều khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cần phải mở rộng danh sách các tài sản đảm bảo này bởi hầu hết các DNVVN có tài sản nhỏ, không đủ điều kiện để thế chấp vay vốn. Thẩm định là việc thu thập, phân tích và xử lý mọi thông tin liên quan đến khách hàng như năng lực tài chính, năng lực dân sự, chu trình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của khách hàng, vì thế ngân hàng cần thực hiện tốt công tác này để có thể tiến hành phân loại được khách hàng một cách chính xác, xây dựng được một danh sách khách hàng để dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cho vay, đảm bảo hoạt động cho vay có hiệu quả hơn. Ngân hàng có thể thu thập các thông tin trực tiếp từ khách hàng, từ Hội sở, từ trung tâm tín dụng (CIC) hoặc từ các phương tiện thông tin đại chúng khác…Để việc thu thập và xử lý thông tin được kịp thời, chính xác, cần thành lập một nhóm tư vấn thông tin tín dụng có chức năng thu thập, phân tích các thông tin về khách hàng, về kinh tế, thị trường, thông tin về pháp luật…có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP ( Về tinh thần, thái độ, ý thức chấp hành các quy định tại cơ sở thực tập,