MỤC LỤC
Quan niệm chung nhất, khá toàn diện và được chấp nhận rộng rãi hiện nay do Tổ chức tiêu chuẩn chất lượng thế giới đưa ra như sau: “Quản trị chất lượng là một tập hợp những hoạt động của chức năng quản trị chung nhằm xác định. Chỉ khi nào toàn bộ các yếu tố kinh tế, xã hội, công nghệ và tổ chức được xem xét đầy đủ trong mối quan hệ thống nhất rằng buộc với nhau trong hệ thống chất lượng mới có cơ sở để nói rằng chất lượng sản phẩm sẽ được đảm bảo. Quản trị chất lượng phải được thực hiện thông qua một cơ chế nhất định bao gồm hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đặc trưng về kinh tế kỹ thuật biểu thị mức độ thoả mãn về nhu cầu thị trượng, một hệ thống tổ chức điều kiển về hệ thống chính sách khuyến khích phát triển chất lượng.
Quan niệm hiện nay về quản trị chất lượng cho rằng vấn đề chất lượng sản phẩm được đặt ra và giải quyết trong toàn bộ hệ thống bao gồm tất cả các khâu, các quá trình từ nghiên cứu thiết kế đến chế tạo, phân phối và tiêu dùng sản phẩm. Trên cơ sở đánh giá, liên tục cải tiến những quy định, tiêu chuẩn cũ để hoàn thiện lại, tiêu chuẩn hoá tiếp khi đó chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp không ngừng được nâng cao.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, đối với từng doanh nghiệp việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là điều kiện không thể thiếu để có thể tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trước mắt ở ngay thị trường trong nước và sau nữa là trên trường quốc tế. Đến tận cuối thập niên 70 trong khi ở rất nhiều quốc gia chất lượng vẫn được xem là hoạt động của cấp thừa hành, quan niệm chất lượng gắn với người sản xuất thì Nhật đã chinh phụ được đa số thị trường thế giới bởi mô hình “đúng thời điểm” có sự hỗ trợ đắc lực của quản trị chất lượng đồng bộ ở các doanh nghiệp. Trong thực tiễn quản trị kinh doanh điều đáng lưu tâm là chất lượng sản phẩm (dịch vụ) kém sẽ dẫn đến chi phí kinh doanh sản xuất và tự cung sản phẩm (dịch vụ) cao do phải chịu phí tổn sửa chữa, làm giảm lợi nhuận.
Theo các nhà thống kê học thì chi phí kinh doanh sửa chữa trung bình trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp là 25% và trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khoảng 40% trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm (dịch vụ). Từ quan niệm chất lượng sản phẩm do chất lượng quản trị qui định nên hệ thống về quản trị chất lượng và đảm bảo chất lượng ISO 9000 sẽ tạo ra hệ thống mua - bán tin cậy lẫn nhau trong hoạt động thương mại quốc tế, tạo ra các qui định cho phép các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển có thể vượt qua các rào cản kỹ thuật nhằm nhanh chóng hội nhập vào các quá trình kinh tế thế giới.
Hoạch định chất lượng tạo điều kiện khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực và tiềm năng trong dài hạn góp phần giảm chi phí cho chất lượng; nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp cho các công ty chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường đồng thời còn tạo ra được một sự chuyển biến căn bản về phương pháp quản trị chất lượng ở các doanh nghiệp. Thực chất đây là một quá trình điều khiển các hoạt động tác nghiệp thông qua các hoạt động, những phương tiện, kỹ thuật, phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu kế hoạch. Kiểm tra chất lượng là hoạt động theo dừi, thu nhập, phỏt hiện và đỏnh giỏ những trục trặc, khuyết tật của quá trình của sản phẩm và dịch vụ được tiến hành trong mọi khâu xuyên suốt đời sống của sản phẩm.
Mục đích kiểm tra không chỉ là tập trung vào việc phát hiện các sản phẩm hỏng, loại cái tốt ra khỏi cái xấu mà là phát hiện những trục trặc, khuyết tật ở mọi khâu, mọi công đoạn tìm kiếm những nguyên nhân gây ra trục trặc khuyết tật đó để tìm những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Hoạt động điều chỉnh nhằm làm cho các hoạt động của hệ thống doanh nghiệp có khả năng thực hiện được các tiêu chuẩn chất lượng đề ra đồng thời cũng là hoạt động đưa chất lượng sản phẩm thích ứng với tình hình mới nhằm giảm dần khoảng cách giữa mong muốn của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thoả mãn nhu cầu khách hàng ở mức cao hơn.
Chẳng hạn ở xí nghiệp Bánh mứt kẹo Hà Nội, giám đốc trực tiếp nắm phòng kế hoạch, kỹ thuật và kiểm tra chất lượng, ở Công ty Rượu vang, nước giải khát Thăng Long, giám đốc nắm và chỉ đạo ban áp dụng ISO 9000, dưới đó là các tổ cải tiến chất lượng và các nhóm chất lượng. Trong quá trình quản trị chất lượng, đổi mới công nghệ là khâu đột phá, xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng là cơ sở kiểm tra, kiểm soát chất lượng là việc làm thường xuyên. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam hiện nay còn thua kém thế giới 2 - 3 thế hệ nên đổi mới công nghệ được coi là nền tảng, là khâu đột phá trong hệ thống các biện pháp đảm bảo nâng cao chát lượng.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất đã tăng cường và đổi mới công tác tiêu chuẩn hoá theo hướng xây dựng và thực hiện 3 loại tiêu chuẩn chủ yếu (hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với từng loại sản phẩm, các qui định về qui trình, qui phạm sản xuất; xác định mức phế phẩm cho phép) và mở rộng, nâng cao tỷ trọng các tiêu chuẩn do doanh nghiệp quản lý. Hiện nay có 2 doanh nghiệp là công ty Nhựa tiền phong Hải Phòng và Công ty cơ khí xăng dầu thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện hệ thống quản lý chất lượng TQM.
Một số doanh nghiệp đang phấn đấu thực hiện hệ thống quản lý chất lượng TQM và HACCP. Đến cuối năm 1999, có 18 doanh nghiệp thuộc ngành chế biến thủy sản đã đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Mỹ. - Đổi mới QTCL phải hướng đến tạo sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường và với chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
- Đa dạng hoá các mức chất lượng phù hợp với giá cả và thu nhập của từng đối tượng khách hàng.
Đây là khâu yếu nhất trong quản trị chất lượng của DNNN Việt Nam vì các doanh nghiệp chưa coi trọng công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu khách hàng, mặt khác khả năng, trình độ thiết kế của đội ngũ cán bộ thiết kế còn yếu và thắp lên sản phẩm đơn điệu, chủng loại nghèo làn, mẫu mã nặng về bắt chước. TQM là một phương pháp quản trị chất lượng có hiệu quả mà nội dung của TQM là các tổ chức quản lý của một tổ chức tập trung vào chất lượng thông qua động viên, thu hút toàn bộ mọi thành viên tham gia tích cực vào quản trị chất lượng ở mọi cấp, mọi khâu nhằm đạt được thành công lâu dài nhờ thoả mãn nhu cầu khách hàng và đem lại lợi ích cho mọi thành viên, cho tổ chức đó và cho xã hội. Vì vậy, để tăng cường công tác tiêu chuẩn hoá làm nền tảng cho quản lý chất lượng cần chú ý các biện pháp chú trọng xây dựng tiêu chuẩn doanh nghiệp đi đôi với tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn quốc tế; hoàn thiện, điều chỉnh tiêu chuẩn đã lạc hậu, không phù hợp; áp dụng chế độ thưởng đối với cá nhân và tập thể thuộc tiêu chuẩn chất lượng; xây dựng tiêu chuẩn cho các khâu hỗ trợ và dịch vụ sản xuất như: bao gói, dịch vụ sau bán hàng; phát triển công tác chứng nhận hợp chuẩn.
Trung tâm năng suất chất lượng và các trung tâm chất lượng khu vực (I, II, III) thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong thời gian qua đã có những hoạt động tích cực, đặc biệt là đã mở nhiều lớp đào tạo về quản lý chất lượng và tiến hành hoạt động tư vấn về quản lý chất lượng nhưng nhìn chung các tổ chức tư vấn về quản lý chất lượng và đội ngũ cán bộ làm tư vấn về quản lý chất lượng còn thiếu và yếu, chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu. - Định hướng chiến lược chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức quản lý quốc tế và chất lượng, đẩy mạnh việc phổ biến tuyên truyền, quảng bá kiến thức về quản lý chất lượng, đầu tư cho các chương trình, đề tài nghiên cứu và quản lý chất lượng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về chất lượng cho các trung tâm và các địa phương, hỗ trợ đào tạo về quản lý chất lượng cho các doanh nghiệp.