MỤC LỤC
- Chiến lược Cất cánh giai đoạn 2011-2020 bám sát theo hai phương châm: Lấy phát triển nguồn nhân lực CNTT&TT có trình độ và chất lượng cao làm khâu đột phá; Lấy việc nhanh chóng làm chủ thị trường trong nước để từng bước vững chắc mở rộng sang thị trường khu vực và toàn cầu làm khâu quyết định. Chỉ thị cũng nhấn mạnh ba quan điểm cơ bản khi xây dựng và triển khai chiến lược là: chuyển mạnh từ phát triển chiều rộng sang phát triển chiều sâu, từ số lượng sang chất lượng, tăng cường hiệu quả năng suất;. Nội lực phải trở thành nòng cốt và chủ yếu, ngoại lực giữ vai trò quan trọng; phát huy tính chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực cạnh tranh toàn Ngành.
- Dựa trên các phương châm và quan điểm đó, CNTT&TT Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt trình độ tiên tiến trong các nước Asean, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Trong tương lai CNTT&TT, Internet sẽ được ứng dụng sâu rộng trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị..thúc đẩy nền kinh tế đất nước, nâng cao chất lượng lao động, nâng cao đời sống cho người dân, xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử đạt trình độ nhóm các nước dẫn đầu khu vực Asean. - Nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và Truyền thông phải đạt trình độ các nhóm dẫn đầu khu vực Asean về số lượng, trình độ và chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu quản lý, sản xuất, dịch vụ và ứng dụng trong nước, xuất khẩu quốc tế.
Vì vậy, việc phổ cập, xoá mù tin học, nâng cao trình độ, kĩ năng ứng dụng CNTT&TT cho người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên, các xã vùng sâu, xa, hẻo lánh, những nơi ít có điều kiện tiếp xúc với CNTT là hết sức quan trọng. Các cấp, các ngành, người dân cần phải nhận thức được vai trò quan trọng của Công nghệ thông tin và Truyền thông trong sự phát triển của quốc gia để cùng chung sức, hỗ trợ, thúc đẩy. - Cuộc cách mạng CNTT&TT cần có một cơ sở hạ tầng vững chắc nên cần thu hút đầu tư và huy động vốn bằng nhiều hình thức như tích luỹ, ODA, cổ phần hoá, thu hút đầu tư nước ngoài.
Như vậy, nguồn vốn đầu tư tăng qua các năm, điều này chứng tỏ tập đoàn đã có sự chú trọng nhất định cho đầu tư xây dựng cơ bản và cũng do yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, nên đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng khẳng định vai trò của mình là nền tảng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đầu tư theo kế hoạch và các dự án đã được phê duyệt để mở rộng và phát triển các dịch vụ bưu chính, xây dựng trung tâm bưu chính liên tỉnh và quốc tế; mạng tin học của dịch vụ tiết kiệm bưu điện, mua sắm phương tiện vận chuyển và thiết bị bưu chính phục vụ cho việc chia tách. - Trong lĩnh vực bưu chính - phát hành báo chí vốn đầu tư hàng năm vào hạng mục công trình, nhà xưởng, vật chất, kiến trúc chiếm phần lớn trong tổng vốn đầu tư, chiếm khoảng 80%, phương tiện vận chuyển chiếm 16,23%.
Tỷ lệ đầu tư cho thấy, trong thời gian qua lĩnh vực bưu chính chưa được chú trọng đầu tư để nâng cao năng lực hoạt động, bởi lẽ tỷ trọng vốn đầu tư cho phương tiện vận chuyển và thiết bị nhỏ hơn rất nhiều so với tổng số vốn đầu tư cho bưu chính. - Nguồn vốn lợi nhuận để lại tuy không lớn, hàng năm chỉ chiếm khoảng 6% - 9,5% song đây cũng là một nguồn vồn mà tập đoàn sử dụng hàng năm để đầu tư, thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển hàng năm của tập đoàn. Hệ thống này được đầu tư các trang thiết bị khá hiện đại, sử dụng công nghệ xử lý thông tin và số hiện đại rất thuận tiện cho quá trình xử lý nhanh và truyền số liệu tin cậy, có đủ khả năng phát triển mạng số liên kết đa dịch vụ và các dịch vụ mạng thông minh, mạng internet.
+ Hệ thống chuyển mạch của mạng viễn thông trong nước hiện đại gồm có : chuyển mạch trasit quốc gia gồm 5 tổng đài chuyển tiếp cho 3 vùng Bắc, Trung, Nam; chuyển mạch trasit nội hạt gồm các tổng đài trung tâm tỉnh, thành phố được kết nối với tổng đài chuyển tiếp quốc gia. + Mạng truyền dẫn : gồm có truyền dẫn liên tỉnh, truyền dẫn nội tỉnh, mạng cáp quang, mạng Vi ba số, ngoài ra tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hộ Chí Minh còn có các trạm vệ tinh được kết nối với các tuyến truyền dẫn được trục đảm bảo đáp ứng nhu cầu lưu thoát lưu lượng khi cấn thiết. Như đã nói ở phầnII cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tập đoàn ngày càng phát triển, những năm qua Tập đoàn đã đầu tư xây dựng lại các bưu điện tỉnh, thành phố, huyện, thị xã, với cơ cấu đầu tư 15 - 20% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm.
Bộ máy quản tổ chức của tập đoàn gồm 64 bưu điện tỉnh thành phố và các đơn vị thành viên trải rộng trên khắp cả nước, bộ máy quản lý cồng kềnh nên việc quản lý, điều hành hoạt động đầu tư xây dựng còn nhiều bất cập, cần có những chính sách hợp lý để nâng cao hiệu quả quản lý góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Những năm qua công tác quản lý đầu tư xây dựng đã được thực hiện tốt, đem lại những hiệu quả đáng kể cho đầu tư xây dựng cơ bản, cụ thể là năng lực mạng lưới: mạng bưu chính, phát hành báo chí và viễn thông đã không ngừng được tăng lên, bên cạnh đó cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng phát triển mạnh đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và phục vụ của tập đoàn. Sự trùng lặp trong quản lý, trong bộ máy lãnh đạo của tập đoàn có một phó tổng giám đốc phụ trách về công tác kế hoạch nên việc quản lý và điều hành hoạt động đầu tư xây dựng cụ thể và chặt chẽ hơn; nhưng việc có thêm một phó tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực này sẽ làm quyền lực điều hành của trưởng ban kế hoạch bị hạn chế.
Do vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm lớn khoảng trên 7 nghìn tỷ đồng và tập đoàn gồm nhiều đơn vị thành viên và do việc đầu tư dàn trải trên nhiều lĩnh vực, trên khắp cả nước nên công tác kế hoạch đầu tư gặp nhiều khó khăn vì phải tập trung về một mối là ban kế hoạch của tập đoàn. Với bộ máy tổ chức quản lý tài chính của tập đoàn như trên trong những năm qua công tác quản lý vốn và thanh quyết toán vốn về góc độ bộ máy tổ chức là đáp ứng được yêu cầu của thực tế, cấp phát vốn kịp thời song công tác thanh quyết toán vốn cho các công trình còn chậm do nhiều nguyên nhân. Trong những năm qua sự phối hợp giữa các ban chức năng: ban kế hoạch, ban đầu tư phát triển và ban kế toán thống kê tài chính chưa được chặt chẽ, dẫn đến việc chỉ đạo các đơn vị cấp dưới đôi khi còn thiếu tính thuyết phục, cho nên việc thực hiện đầu tư xây dựng vẫn còn chậm trễ, khối lượng công tác kế hoạch và đầu tư giảm đi, thất thoát trong đầu tư vẫn còn ở mức cao, chất lượng các công trình xây dựng, kiến trúc chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của tập đoàn.
Một số gói thầu khác: điều hòa không khí, điện nhẹ, thang máy,…cán bộ quản lý dự án có chuyên môn không sâu hoặc không phù hợp vẫn được giao lập hồ sơ mời thầu cho nên hồ sơ mời thầu được lập không chặt chẽ, không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và kinh tế đặt ra. -Cụng tỏc giỏm sỏt thực hiện dự ỏn chưa được chỳ ý và phõn cấp rừ ràng và vẫn quan niệm rằng đơn vị tư vấn giám sát đã ký hợp đồng sẽ chịu hoàn toàn về tiến độ, chất lượng công trình; chưa gắn liền trách nhiệm của ban quản lý với chất lượng công trình. Đối với những gói thầu nhỏ, tập đoàn đã sử dụng bộ máy của ban quản lý dự án để giám sát công trình song theo quy định hiện hành của nhà nước, năng lực cán bộ của ban quản lý dự án không đủ năng lực, kinh nghiệm và chứng chỉ đầu tư giám sát để thực hiện công tác này.