Chiến lược kinh doanh xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

MỤC LỤC

VAI TRề CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 1 Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam

Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với nền kinh tế nước ta

Nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất - ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản…Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành Thuỷ sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai ngọc,… với các hình thức nuôi lồng, bè.

Nuôi nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao; Nuôi đặc sản được mở rộng; Sự xuất hiện hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh (hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thuỷ sản làm hạt nhân) chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ.

Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới. Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các. Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo.

Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm… chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi.

Kênh phân phối sản phẩm tôm, cua

Khái quát mối quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản

Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới (vào APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật..). Năm 2006, ODA của Nhật Bản tiếp tục tập trung vào hỗ trợ cải thiện các điều kiện hạ tầng ở Việt Nam. Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam đã đồng ý triển khai giai đoạn hai Sáng kiến chung, trong đó chú ý đến những vấn đề liên quan đến vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và thời gian thực hiện có thể kéo dài thêm hai năm nữa.

Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, ông Kenjiro Ishiwata cho biết có năm lý do để các doanh nghiệp Nhật Bản tăng đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đó là vị trí địa lý (kết nối hai thị trường lớn Trung Quốc và ASEAN), ổn định chính trị, lương nhân công thấp (mức lương hấp dẫn), lao động cần cù, và Việt Nam rất có thiện cảm với Nhật Bản. Vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản vào Việt Nam đã tăng mạnh cả về các dự án cấp phép mới cũng như các dự án tăng vốn kể từ nửa cuối năm 2004. Nhật Bản là nước đứng thứ 5 trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam, chiếm hơn 9% tổng số vốn cấp phép mới.

Bên cạnh đó, 73 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt nam cũng đã mở rộng hoạt động của mình với tổng số vốn bổ sung là 409 triệu USD. Hay nói cách khác, Nhật Bản chiếm hơn 24% tổng số vốn bổ sung ở Việt Nam trong thời gian này. Các dự án trên hướng tập trung vào phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đánh giá, tăng cường thể chế quản lý vùng ven biển và cải thiện đời sống vùng ven biển.

Ngoài ra các dự án còn đặc biệt chú trọng đến việc điều chỉnh cơ cấu khai thác ven biển, góp phần tái tạo nguồn lợi, quản lý môi trường, nâng cao năng lực khai thác và quản lý nghề cá xa bờ.

Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản 1. Những quy định về nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản

Mục tiêu của hệ thống này là kích thích các nước đang phát triển tăng cường xuất khẩu vào Nhật Bản để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, rút ngắn tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xoá bỏ bất đồng giữa các nước đang phát triển với các nước công nghiệp. Nhưng khi việc ưu đãi thuế quan này gây ảnh hưởng xấu tới ngành thuỷ sản Nhật Bản thì một quy định ngoại lệ sẽ được ban hành nhằm hoãn áp dụng chế độ ưu đãi thuế quan cho các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản. Trường hợp chưa có giấy chứng nhận xuất xứ khi khai báo nhập khẩu, nhà nhập khẩu cần trình các tài liệu chứng minh việc đã xin giấy chứng nhận xuất xứ và nguyên nhân việc xuất trình chậm trễ, sau đó điền vào hai bản “Đơn xin hoãn xuất trình - biểu mẫu A”.

Nhưng do tình trạng hiện nay nhiều nước sản xuất đã sử dụng quá nhiều hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thực phẩm và bảo quản sản phẩm, dẫn tới dư lượng hoá chất, kháng sinh khá cao, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ người tiêu dùng, Nhật. Bản đã đưa ra các quy định mới, cụ thể đối với từng mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu; lập danh sách các hoá chất, kháng sinh bị cấm, định lượng cụ thể cho những hoá chất và kháng sinh được phép sử dụng; lên danh sách hoá chất/kháng sinh/phụ gia được phép/không được phép có trong thực phẩm…. Luật Đo lường của Nhật Bản quy định: Trên nhãn các sản phẩm nhập khẩu và trờn cỏc chứng từ cú liờn quan tới lụ hàng nhập khẩu đều phải ghi rừ khối lượng (tổng khối lượng và khối lượng tịnh của mỗi kiện hàng) và ghi kích thước theo hệ thống mét.

Từ tháng 4/2002, Luật vệ sinh thực phẩm đã quy định: Tất cả các thực phẩm mà trong thành phần của nó có một số loài hải sản gây dị ứng (như:. mực nang, bào ngư, tôm, cua, cá thu, cá ngừ) đều phải dán nhãn biểu thị. Đối với các mặt hàng thuỷ sản sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, Nhật Bản yờu cầu phải dỏn nhón ghi rừ thành phần nguyên liệu, tên và địa chỉ của nhà sản xuất/nhập khẩu/phân phối… để trong trường hợp cần thiết có cơ sở kiểm tra và truy cứu trách nhiệm. Năm 1989, Cục môi trường khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại sinh thái (kể cả các sản phẩm sản xuất trong nước cũng như sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài), các sản phẩm này được đóng dấu “Ecomark”.

Một số trường hợp cố tình bán phá giá nhằm đạt được những lợi ích nhất định, như: Bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu, từ đó chiếm thế độc quyền; Bán giá thấp tại thị trường nước nhập khẩu để chiếm lĩnh thị phần; Bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh. Hầu hết các nước nhập khẩu đều coi việc bán phá giá hàng hoá xuất khẩu từ nước ngoài là hiện tượng tiêu cực do nó làm giảm khả năng cạnh tranh về giá cả và thị phần của hàng hoá đó tại thị trường nước nhập khẩu. Song, nếu nhìn ở góc độ khác, bán phá giá cũng có mặt tích cực đối với nền kinh tế của nước nhập khẩu: Người tiêu dùng trong nước được hưởng lợi vì giá rẻ; trường hợp hàng bị bán phá giá là nguyên liệu đầu vào của một ngành sản xuất khác thì giá nguyên liệu rẻ có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất định cho ngành sản xuất đó.