MỤC LỤC
Các loại rủi ro trong hoạt động của NHTM. Rủi ro của ngân hàng có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau song đều có bản chất chung, đó là khả năng gây ra tổn thất cho ngân hàng. Về cơ bản, hoạt động ngân hàng thương mại thường phải đối mặt với những rủi ro sau:. - Rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến gắn với những thay đổi của lãi suất và nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kì hạn của tài sản và nguồn, quy mô và kì hạn các hợp đồng kì hạn. [PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Giáo trình NHTM, NXB Đại học KTQD]. Rủi ro lãi suất xảy ra chủ yếu do 3 nguyên nhân: sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản, sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của ngân hàng và nguyên nhân ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng. - Rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là rủi ro thường gặp nhất trong hoạt động của ngân hàng thương mại, là rủi ro gắn liền với hoạt động quan trọng nhất có quy mô lớn nhất của NHTM. Rủi ro tín dụng phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc. nghĩa vụ hợp đồng với ngân hàng, bao gồm cả việc không thanh toán nợ gốc và nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. Rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi trong hoạt động của NHTM và được coi như là bạn đường trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các ngân hàng chỉ có thể kiểm soát đề phòng, hạn chế làm giảm thiệt hại do nó gây ra chứ không thể hoàn toàn tránh khỏi RRTD. - Rủi ro ngoại hối. Rủi ro ngoại hối là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính. Trong cơ chế thị trường, tỷ giá thường xuyên dao động. Sự thay đổi này cùng với trạng thái hối đoái của ngân hàng tạo ra thu nhập thặng dư hoặc thu nhập tạm thời. Tuy nhiên, có những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến dẫn đến tổn thất cho ngân hàng. - Rủi ro thanh khoản. Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất ngoại dự kiến cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến làm gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc có thể làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán. Các loại rủi ro khác có thể bao gồm rủi ro về mặt pháp lý, rủi ro biến động môi trường kinh doanh, khả năng xảy ra cướp ngân hàng, nhầm lẫn trong chứng từ, hỏa hoạn, lỗi công nghệ,…. Khái niệm RRTD. Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với NH, gây tổn thất cho NH, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả nợ gốc và nợ lãi cho NH. [PGS.TS Phan Thị Thu Hà , thongtinphapluatdansu.wordpress.com ] Theo Quyết định 493/2005/ QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN thì rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn. thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Nhìn chung, hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu của NHTM nên rủi ro tín dụng là loại rủi ro chiếm tỷ lệ lớn, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề nhất đối với hoạt động của ngân hàng. Rủi ro tín dụng là rủi ro phức tạp nhất, quản lý và phòng ngừa khó khăn nhất, nó đòi hỏi nhân hàng phải có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu mới có thể hạn chế, ngăn ngừa bớt rủi ro, giảm tối thiểu những thiệt hại có thể xảy ra. Ảnh hưởng của RRTD. Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng sẽ phải gánh chịu một khoản tổn thất trong lợi nhuận đạt được, thậm chí có thể dẫn đến phá sản ngân hàng. Không dừng lại đó, tác động dây chuyền trong hệ thống ngân hàng có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đối với hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Ảnh hưởng của RRTD tới hoạt động của ngân hàng. - Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Nền tảng của hoạt động ngân hàng là dùng nguồn vốn huy động được từ các tổ chức, dân cư trong nền kinh tế để tài trợ cho các hoạt động của mình, trong đó cấp tín dụng là một hoạt động chủ yếu. Do đó, khi rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn vốn của ngân hàng. Lúc này, ngân hàng sẽ phải bủ tiền ra để trả cho các khoản huy động đã đến hạn, cũng như thu hẹp một số hoạt động khác do khó khăn về nguồn vốn. Đến một giới hạn nào đó, khi ngân hàng không còn đủ khả năng bù đắp cho những thiếu hụt đó thì ngân hàng sẽ đổ vỡ và phá sản. Như vậy, rủi ro tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng, làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng. - Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Tín dụng là một hoạt động đóng góp phần lớn vào lợi nhuận của ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng xảy ra tức là ngân hàng đã không thể thu được lãi của các khoản vay để làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Hơn nữa, khi phát sinh các khoản nợ quá hạn, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro từ lợi nhuận sau thuế, phải tốn thời gian và. chi phí cho việc thu hồi nợ. Do đó, rủi ro tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của ngân hàng. - Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng. Là một trung gian tài chính, một trong những chức năng tài chính cơ bản của ngân hàng là huy động vốn trong dân cư và các tổ chức kinh tế để chuyển đến những đối tượng có nhu cầu sử dụng, góp phần lưu thông vốn trong nền kinh tế. Một ngân hàng muốn huy động được nhiều vốn trong nền kinh tế thì cần tạo được sự tín nhiệm của khách hàng. Ngân hàng với nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng cao sẽ đặt ra câu hỏi về năng lực và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cũng như sự an toàn của đồng vốn huy động. Khi đó, các cá nhân, tổ chức sẽ không còn muốn gửi tiền của mình ở ngân hàng đó nữa do lo ngại cho sự an toàn của đồng vốn của mình, điều này sẽ kéo theo nhiều rủi ro không mong muốn khác cho ngân hàng. - Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến phá sản ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng ở mức độ nhẹ sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, nghiêm trọng hơn, RRTD ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và khi vấn đề không được giải quyết nhanh chóng, ngân hàng có thể đi đến phá sản. Khi RRTD xảy ra liên tiếp khiến ngân hàng không kiểm soát được, các khoản tiền bù đắp sẽ làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng, làm giảm dần vốn sở hữu. Trong khi đó, uy tín của ngân hàng giảm sút có thể dẫn tới tình trạng rút tiền ồ ạt, gây ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Một ngân hàng mất tính thanh khoản sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản rất lớn, và kéo theo đó là đe dọa sự ổn định của hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. RRTD ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Ngân hàng là một định chế tài chính quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp một phần lớn trong GDP của đất nước. Mặt khác, Chính phủ và NHNN thông qua hệ thống NHTM để thực hiện các chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ổn định nền kinh tế đất nước. Do vậy một sự sụp đổ trong hệ thống ngân hàng sẽ kéo theo những hệ quả xấu đối với các ngành khác và toàn nền kinh tế. Khi một ngân hàng gặp khó khăn, nó có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế, gây nên các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Hoạt động tín dụng của ngân hàng dựa trên cơ sở huy động các nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư và của nền kinh tế và sau đó dùng nguồn tiền này để cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất huy động vốn nhằm thu lợi nhuận. Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng, khi đó làm người gửi tiền mất lòng tin và họ sẽ đồng loạt rút tiền gửi. Vì vậy ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng khó khăn, gây mất ổn định trong toàn hệ thống ngân hàng và hệ thống tài chính của quốc gia đó. Nếu một ngân hàng sụp đổ thì khi đó thiếu đi một phần vốn cung cấp cho các doanh nghiệp, cá nhân vay, vì vậy một phần làm nền kinh tế chậm lại. Rủi ro tín dụng xảy ra làm cho ngân hàng chậm hoặc không có khả năng thu hồi vốn để tiếp tục cho vay. Do đó, RRTD làm giảm khả năng quay vòng vốn của nền kinh tế, giảm khả năng cung cấp vốn và tốc độ lưu chuyển vốn trong nền kinh tế. RRTD ảnh hưởng tới khách hàng. Rủi ro xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng, khi mà họ phải đối mặt với nguy cơ mất vốn, mất nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay mất quyền sử dụng những dịch vụ tiện ích mà ngân hàng cung cấp. Khách hàng của ngân hàng là những đối tượng hết sức đa dạng trong nền kinh tế, từ hộ gia đình, người hưu trí, tổ chức xã hội hay các tổ chức kinh tế. Cho dù là đối tượng khách hàng nào và bất kể loại hình sản phẩm, dịch vụ nào của ngân hàng mà họ đang sử dụng, RRTD xảy đến cho ngân hàng cũng có những ảnh hưởng nhất định đến các đối tượng khách hàng này. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. - Chính sách và quy trình tín dụng của ngân hàng còn hạn chế, thiếu chặt chẽ. Hiện nay hệ thống ngân hàng thương mại chưa đưa ra một chính sách và quy trình tín dụng chung áp dụng cho toàn hệ thống, do đó dẫn đến chưa có quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo qui chuẩn và hữu hiệu. Các ngân hàng chưa trú trọng đến khâu phân tích khách hang ban đầu, dẫn đến công tác xếp loại để tính toán điều kiện. và khả năng trả nợ của khách hàng không thật sự chính xác. Bên cạnh đó, việc ngân hàng cho vay dựa trên cảm tính và các mối quan hệ trong trường hợp một số món vay nhỏ cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. - Thông tin về khách hàng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và nền kinh tế không đáng tin cậy, kịp thời và chính xác. Thông tin là một yếu tố quyết định thành bại trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Ngân hàng có hệ thống thông tin không hiệu quả sẽ không thể nắm bắt kịp thời trạng thái kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, hay những diễn biến trong nền kinh tế có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng. Như vậy, thiếu thông tin khiến ngân hàng khó có thể xác định một cách chính xác những khách hàng có khả năng tài chính tốt và phương án kinh doanh kinh doanh hiệu quả để cho vay, dẫn đến rủi ro tăng cao khi mà ngân hàng chọn lựa những đối tượng cho vay không đáng tin cậy để thiết lập quan hệ. Hiện nay hệ thống thông tin của từng ngân hàng hay cả hệ thống đều chưa phát triển. Thông tin của ngân hàng chủ yếu đến từ hệ thống thong tin tín dụng của ngân hàng Nhà nước và từ phía khách hàng. Những thông tin này không đủ để trợ giúp bộ phận tín dụng đưa ra những quyết định đúng đắn kho quyết định cho vay, dẫn đến rủi ro tín dụng xảy ra. - Các hình thức cấp tín dụng chưa đa dạng, thời hạn tín dụng không thích hợp, tình trạng đáo nợ và giãn nợ không đúng mục đích chưa được kiểm soát chặt chẽ. Các ngân hàng có thể có truyền thống và có lợi thế trong một số loại hình cho vay nhất định hay một số nhóm khách hàng nhất định và tập trung phát triển những loại hình cho vay này mà không mở rộng hoạt động cho vay khác. Điều này sẽ tăng nguy cơ của rủi ro tín dụng khi mà nền kinh tế biến động, ảnh hưởng đến một nhóm khách hàng truyền thống của ngân hàng. Tình trạng đáo nợ và giãn nợ không được kiểm soát sát sao có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng rất cao. Những khách hàng phải tiến hành đảo nợ hay giãn nợ thường đã có những vấn đề về tài chính hay hoạt động kinh doanh, nếu những vấn đề đó. không được sớm giải quyết thì ngân hàng sẽ phải chịu thiệt hại khi khách hàng mất khả năng thanh toán hay trả nợ. - Năng lực, phẩm chất của cán bộ tín dụng là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro tín dụng. Chất lượng cán bộ tín dụng yếu kém không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặc đánh giá sai khách hàng, thậm chí cố tính làm sai là một trong những nguyên nhân của rủi ro tín dụng. Cán bộ tín dụng cần có trình độ chuyên môn cao, đồng thời có hiểu biết rộng về các ngành nghề kinh tế cũng như theo kịp diễn biến của thị trường mới có thể đưa ra những quyết định cho vay chính xác. Bên cạnh đó, hiện tượng cán bộ tín dụng cố tình làm sai quy chế, hoặc móc ngoặc với những khách hàng không đủ tiêu chuẩn cũng làm tăng nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng. Nguyên nhân khách quan. - Từ phía khách hàng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến khách hàng không trả nợ cho ngân hàng đầy đủ và đúng hạn, cố tình hoặc vô tình. Có những khách hàng không trả nợ đúng hạn do trình độ kinh doanh yếu kém, kinh doanh không hiệu quả hoặc do diễn biến bất lợi trong nền kinh tế. Có những khách hàng ngay từ đầu đã có ý lừa gạt,chiếm dụng vốn của ngân hàng hay sử dụng sai mục đích. Có những khách hàng chây ỳ không chịu trả nợ khi đến hạn. Tất cả những nguyên nhân trên đều trực tiếp dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng. - Môi trường kinh tế trong nước và thế giới. Các yếu tố kinh tế như chu kỳ kinh tế, lãi suất thị trường, tỷ giá, tỷ lệ thất nghiệp, lam phát,… có ảnh hưởng gián tiếp đến rủi ro tín dụng. Trong điều kiện môi trường kinh doanh không thuận lợi như thời kỳ khủng hoảng, lãi suất tăng cao, tỷ giá biến động thất thường hay thời kỳ suy thoái, thất nghiệp tăng cao, người tiêu dung cắt giảm chi tiêu, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không được thuận lợi, do đó khả năng trả nợ bị suy giảm. Những tác động của môi trường kinh tế có thể ảnh hưởng tới toàn bộ các khách hàng hoặc từng nhóm khách hàng khác nhau. - Môi trường xã hội. Phong tục tập quán, thói quen tiêu dung, trình độ văn hóa của khách hàng vay vốn và của người tiêu dùng cũng là một nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Tính khả thi của phương án vay mà khách hàng đề xuất chịu ảnh hưởng lớn của phong tục tập quán cũng như thói quen tiêu dùng mà phương án kinh doanh hướng tới. Các yếu tố này có thể thay đổi thất thường, làm sai lệch các tính toán của doanh nghiệp và ngân hàng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và khả năng thu hồi vốn của khách hàng cũng như ngân hàng. - Môi trường pháp lí, chính trị. Trong nền kinh tế mà tình hình chính trị không ổn định, nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động của nền kinh tế sẽ gây ra những biến động không đúng theo quy luật kinh tế và những hậu quả không thể lường trước được. Những tổn thất mà nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng phải gánh chịu sẽ mang lại rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một nền kinh tế mở với những quy định thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng và các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng. Tuy rủi ro tín dụng là khách quan song ngân hàng phải quản lý rủi ro tín dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra. Từ những nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng có thể cụ thể hóa thành một số chỉ tiêu để phản ánh và nhận biết rủi ro tín dụng được sớm hơn. - Đánh giá RRTD thông qua việc phân loại các nhóm nợ. a) Nhóm 1( Nợ đủ tiêu chuẩn): bao gồm những khoản nợ trong hạn được đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn; các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và các khoản nợ khác theo quy định. các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu được đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi; và các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2 theo quy định. c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại theo thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định; và các khoản nợ khác được phân vào nhóm 3 theo quy định. các khoản nợ cơ cấu lại theo thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 và các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định. e) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn trên 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ 2, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lí; và các khoản nợ được phân vào nhóm 5 theo quy định. Đó là những chỉ tiêu như hiệu suất sử dụng vốn, tính đa dạng hóa của tài sản, tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của các phương án vay, mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng, quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng, môi trường kinh tế, tài chính nói chung và diễn biến từng môi trường kinh doanh,….
Nguồn chủ yếu cho cán bộ tín dụng khai thác thường là từ hệ trung tâm thông tin liên ngân hàng, từ báo cáo tài chính, tài liệu do khách hàng cung cấp; ngoài ra họ còn tự thu thập từ internet, các mối quan hệ bên ngoài…Hệ thống thông tin do ngân hàng Nhà nước Việt nam cung cấp hỗ trợ các ngân hàng về tình hình tín dụng của khách hàng trên toàn hệ thống liên ngân hàng. Nền kinh tế đang trên đà đi lên với một thị trường tài chính lành mạnh sẽ trợ giúp các ngân hàn hoạt động hiệu quả, hạn chế được rủi ro khi mà các khách hàng của ngân hàng cũng có điều kiện kinh doanh thuận lợi.Một xã hội ngày càng ổn định, dân trí cao, đội ngũ nhân viên với trình độ lành nghề, trình độ quản lý cao và hiểu biết về khách hàng sẽ giúp hạn chế những rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng nói chung và với hoạt động tín dụng nói riêng.
Như vậy có thể thấy chi nhánh nhận thức được những khó khăn trên thị trường, và vị thế chưa cao của mình trên thị trường nên chọn hướng hoạt động an toàn là thu hẹp hoạt động tín dụng, bảo toàn vốn.