MỤC LỤC
- Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra. - Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đòi hỏi nhiều năm tháng do đó chịu sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, XH, KT, chính trị.
Mặt khác khi tăng đầu tư làm cho cầu của các yếu tố có liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tệ nạn xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển nền kinh tế. Có nhiều con đường để có công nghệ đó là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ, nhập công nghệ từ các nước, qua lao động tích luỹ ..Dù là con đường nào để có được công nghệ thì cần phải có tiền, cần phải đầu tư vào sản xuất kinh doanh, cần phải có vốn đầu tư.
Chính sách đầu tư quyết định sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Vậy đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng khoa học công nghệ của đất nước.
- Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Bao gồm vốn tự có, vốn vay, vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết với các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước. Đối với các công ty cổ phần, vốn đầu tư ngoài nguồn vốn trên đầy còn bao gồm tiền thu được do phát hành trái phiếu (nếu có đủ điều kiện theo quy định của Luật Doanh nghịêp).
RP: Giá trị gia tăng thuân tuý chuyển ra nước ngoài (Bao gồm tiền lương, thưởng, lãi trả vốn vay, lợi nhuận thuần, cổ tức trả cho người nươc ngoài, các khoản thanh toán ngoại tệ khác không tính trong đầu vào nguyên vật liệu. Trong tổng số giá trị gia tăng sản phẩm thuần tuý do dự án đem lại gồm có giá trị gia tăng trực tiếp (do chính dự án tạo ra) và giá trị gia tăng gián tiếp do có dự án liên quan (về công nghệ và kinh tế với dự án đang xem xét) tạo ra.
+ Chi phí để duy trì hoạt động cuả hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, cấp thoát nước..). Trong giai đoạn hiện nay với tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, vốn đầu tư phát triển nhà ở và đô thị mới chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong. tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Do đó nhu cầu vốn cho hoạt động này sẽ tăng lên một cách nhanh chóng, điều này đòi hỏi phải có những biện pháp huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước nhằm đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vốn, có như vậy mới nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng nhà ở. Sự cần thiết phải đầu tư nhà ở tại Hà nội. Đối với nhà ở nói chung. Nhà ở đô thị là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của đô thị có chức năng phục vụ nhu cầu thiết yếu trong đời sống sinh hoạt của dân cư đô thị. - Hiện nay tại các khu đô thị nhu cầu về nhà ở đang trở thành một nhu cầu cấp thiết khi mà dân số đã trở nên quá đông, diện tích nhà ở trên đầu người ngày càng giảm, phần đông dân cư sống trong điều kiện chật hẹp, chung đụng. Đầu tư phát triển nhà ở nhằm tạo thêm chỗ ở và cải thiện điều kiện ở cho dân cư đô thị. - Theo chủ trương của Đảng và nhà nước thì đầu tư phát triển nhà ở là một giải pháp cơ bản nhằm hiện thực hoá chiến lược phát triển đô thị. Đồng thời đầu tư phát triển nhà ở đô thị theo quy hoạch sẽ hạn chế tình trạng xây dựng nhà ở trái phép, lộn xộn như hiện nay. Ngoài ra, đầu tư phát triển nhà ở còn thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo quyền lợi có nhà ở cho đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp, cho công tác giải phóng mặt bằng được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện cho quá trình thi công công trình mới.. - Đầu tư phát triển nhà ở sẽ góp phần huy động vốn của các thành phần kinh tế dân cư. - Đầu tư phát triển nhà ở và các khu đô thị mới nhằm hình thành nên những khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ về cơ sở hạ tầng có kiến trúc hài. hoà thích hợp với lối sống mới công nghiệp. Qua đó cũng nhằm bảo vệ những khu nhà cổ, khu phố cổ là những nét truyền thống cần gìn giữ. - Đầu tư phát triển nhà ở còn là một ngành kinh tế quan trọng có đóng góp đáng kể trong tăng trưởng kinh tế đô thị. Đầu tư phát triển nhà ở là một giải pháp nhằm duy trì động lực tăng trưởng kinh tế. Đầu tư phát triển nhà ở không những tạo ra nhiều việc làm mà nó còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quan như sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải.. Đối với nhà ở Hà Nội. Đầu tư phát triển nhà ở Hà Nội đang là một yêu cầu cơ bản và cấp bách quyết định đến dáng vẻ của thủ đô. Đầu tư phát triển nhà ở trên cơ sở những lý do sau:. Mặc dù chính quyền thành phố đã được sự hỗ trợ của nhà nước, song cho đến nay, vẫn còn 300.000 người dân phải sống chung đụng chật chội. Có những gia đình mang tiếng có nhà nhưng diện tích chưa được 2 m2/ đầu người. Vì vậy cần có kế hoạch xây dựng nhà ở đáp ứng nhu cầu cho người dân trong tình trạng dân số ngày càng tăng hiện nay. - Với dân số 2,7 triệu người, Hà Nội là một thành phố đông dân cư và sự gia tăng dân số Hà Nội vẫn ở mức cao, chủ yếu do sự di dân ồ ạt ở nông thôn về thủ đô kiếm sống làm dân số ở thủ đô tăng dột biến. Cùng với nó là sự đô thị hoá mạnh và bộc phát đã gây ra sự căng thẳng về nhà ở Hà Nội. Do đó, đầu tư vào nhà ở là thật sự cần thiết nhất là đối với Hà Nội trong tình hình hiện nay. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nhà ở. Đầu tư phát triển nhà ở là một hoạt động hội tụ trong mình những mối liên hệ đan xen phong phú và phức tạp cả về khía cạnh kinh tế, kỹ thuật lẫn xã hội, cả bên trong lẫn bên ngoài, ngắn hạn và dài hạn như vấn đề về pháp lý và quản lý nhà nước, quy hoạch và kiến trúc nhà ở, phát triển cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, cơ chế tài chính tín dụng.. Do đó nó đòi hỏi sự xem xét một cách đồng bộ và giải quyết linh hoạt các mối quan hệ này, có như vậy mới góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển nhà ở. Các nhân tố cơ bản tác động đến hoạt động đầu tư phát triển nhà ở. Cũng như các hoạt động đầu tư phát triển khác, đầu tư phát triển nhà ở cũng chịu sự tác động của các nhân tố như: lãi suất, tỷ suất lợi nhuận bình quân, chu kỳ kinh doanh, độ trễ thời gian. Trong đó bao gồm cả nhân tố chủ quan và khách quan nhưng những sự thay đổi của những nhân tố này đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động đầu tư. - Lãi suất: Là một yếu tố nội sinh tác động trực tiếp tới sự gia tăng hay suy giảm của cầu đầu tư. Khi lãi suất giảm tức là giảm chi phí sử dụng vốn sẽ khuyến khích các nhà đầu tư vay vốn từ ngân hàng để tiến hành đầu tư do có tác dụng kích cầu đầu tư. Ngược lại khi lãi suất tăng sẽ làm hạn chế khả năng vay vốn của nhà đầu tư, từ đó làm giảm nhu cầu đầu tư. Với khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến đầu tư, hiện nay lãi suất là một công cụ kinh tế quan trọng của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết hoạt động đầu tư. - Tỷ suất lợi nhuận bình quân: Là một nhân tố khách quan vừa phản ánh trong mỗi thời kỳ thì đầu tư vào ngành nào là co lợi, mặt khác nó cũng. điều tiết đầu tư từ ngành này sang ngành khác. Khi tỷ suất lợi nhuận bình quân của một ngành cao hơn ngành khác tức là đầu tư vào ngành này mang lại lợi nhuận nhiều hơn. Điều này kích thích các nhà đầu tưrút vốn từ ngành khác để đầu tư vào ngành đó, nhưng đầu tư vào một ngành nhấ định làm giảm hiệu quả biên của vốn đầu tư tức là lợi nhuận do một đồng vốn đầu tư tăng thêm ngày càng giảm làm cho tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành này giảm dần và đến một lúc nào đó lại thấp hơn một số ngành khác. Các nhà đầu tư sẽ rút vôn đầu tư từ ngành này để đầu tư vào ngành khác. Đối với đầu tư bằng vốn vay, thì tỷ suất lợi nhuận bình quân là giới hạn trên của lãi suất vay vốn, nhà đầu tư chỉ đia vay để đầu tư vào một ngành khi tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành này còn lớn hơn lãi suất vốn vay. Tuy nhiên trê thực tế chỉ tiêu này rất khó xác định. - Thời gian thu hồi vốn đầu tư: Là một nhân tố đặc trưng của hoạt động đầu tư. Đầu tư hôm nay thì một thời gian nhất định kết quả đầu tư mới phát huy tác dụng. Điều này giải thích tại sao trong một thời kỳ nhất định đầu tư giảm sút so với kỳ trước nhưng kết quả thu được thì to lớn.Đây là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả và đánh giá hiệu quả đầu tư. - Chu kỳ kinh doanh: Thể hiện dao động của nền kinh tế qua hai giai đoạn đặc trưng là đỉnh và đáy chu kỳ. Đỉnh của chu kỳ kinh doanh được xem như thời kỳ khi nền kinh tế đang cực thịnh, phân lớn nhà đầu tư đều lạc quan và sẵn sàng bỏ vốn để đầu tư, nhu cầu đầu tư rất lớn. Khi nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái hay đáy của chu kỳ, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều đình trệ, các nhà đầu tư thận trọng và tìm cách bảo toàn vốn của mình, nhu cầu đầu tư ở mức thấp. Những nhân tố này cần phẩi được xem xét, đánh giá trong những mối liên hệ phong phú, đa dạng của môi trường đầu tư. Từ đó giúp nhà đầu. tư có được hướng đi, những giải pháp đầu tư thích hợp trong mỗi một giai đoạn cụ thể. Những nhân tố tác động đến đầu tư phát triển nhà ở Hà Nội. Ngoài những sự ảnh hưởng của những nhân tố cơ bản trên, đầu tư phát triển nhà Hà Nội còn chịu sự tác động của các nhân tố cụ thể sau:. - Đầu tư phát triển nhà là một ngành sản xuất cung ứng một loại hàng hoá đặc biệt, tuy nhiên để có thể sản xuất cung ứng hàng hoá này thì điều cơ bản quan trọng là phải có cầu hàng hoá đó. Có thể nhận định thị trường nhà ở Hà Nội đang tồn dư một lượng cầu rất lớn chưa dược thoả mãn, đặc biệt là nhà cho đối tượng có thu nhập thấp, có tới 60 - 70% dân số Hà Nội hiện không có đủ khả năng tự lo cải thiện chỗ ở cho mình). Hiện nay trên địa bàn thủ đô đang tồn tại những yêu tố làm tăng nguồn cung nhà ở rất lớn, như sự ứ đọng vốn huy động của các ngân hàng thương mại (trên dưới 50% vốn huy động được); sự gia tăng không ngừng lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân (mặc dù lãi suất thấp và có xu hướng hạ); sự ứ đọng trên thị trường nguyên vật liệu xây dựng; việc không sử dụng hết công suất máy móc thiết bị, tình trạng thất nghiệp cao (trên 7%).
Do tác động của quá trình đô thị hoá nên dân số Hà Nội tăng nhanh trong suốt hơn một thập kỷ qua. Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn thứ hai của cả nước (sau TP. Cơ cấu kinh tế ngành chuyển biến tích cực, theo xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. năm 2001); cơ cấu nội ngành nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản và cây công nghiệp, hiện có hơn 100 trang trại phát triển khá.
Theo đánh giá của Sở địa chính nhà đất Hà Nội, trong tổng quỹ nhà đô thị của thủ đô Hà Nội chỉ có khoảng 33% là tốt, còn lại đều xuống cấp nghiêm trọng và thuộc diện cần sửa chữa lớn hoặc dỡ bỏ, nhiều nhà đã hết niên hạn sử dụng, số khác do xây dựng trên nền đất yếu, chất lượng xây dựng chưa cao, lại không sử dụng đúng quy trình..nên số hư hỏng nặng là 2,5% với diện tích gần 300.000m2, tập trung chủ yếu trong khu phố cổ, phố cũ và những chung cư cao tầng được xây dựng từ những năm 60 -70 nay đã lún nứt. Hầu hết nhà ở Hà Nội không được xây dựng đồng bộ (trừ nhà ở các khu đô thị mới và các dự án được xây dựng từ năm 1998 đến nay), mạng lưới hạ tầng chắp vá, hoặc quá tải hoặc quá cũ, thiếu công trình phúc lợi công cộng, môi trường ở bị ô nhiễm, úng ngập xảy ra thường xuyên khi có mưa lớn kéo dài, mật độ dân cư phân bố không đều, quá tải ở khu trung tâm.
+ Chính phủ cho phép thành uỷ thành phố Hà Nội và Thành phố HCM áp dụng thí điểm một số cơ chế chính sách trong đầu tư phát triển nhà ở Hà Nội. Nghiên cứu ban hành các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quy phạm trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng nhà ở.
Người dân góp vốn cho các dự án là một hình thức tiến bộ cần được khuyến khích và tạo điều kiện để huy động nhiều hơn nữa vì nó tập trung được nguồn lực lớn để thực hiện các dự án xây dựng khu đô thị mới nằm trong chương trình phát triển nhà ở theo quy hoạch của thủ đô trong điều kiện nguồn vốn của nhà nước còn hạn hẹp. Do chứng kiến sự văn minh, khang trang, hiện đại của các căn hộ tại chung cư cao tầng mới được xây dựng đã xoá tan những thành kién của người dân về cuộc sống tại các khu tập thể cũ kỹ, rất nhiều người mong muốn mua dược một căn hộ kiểu này do đó vốn huy động dưới hình thức đặt mua nhà trước sẽ ngày càng gia tăng.
Hiện nay do quỹ đất đô thị có hạn, vì vậy trong thời gian tới cần lấy việc cải tạo và xây dựng các chung cư cao tầng có cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng là người co thu nhập thấp và đối tượng chính sách là hướng ưu tiên hàng đầu trong chương trình phát triển nhà ở thủ đô (sao cho tỷ lệ chung cư cao tầng nâng từ mức 20% hiện nay lên khoảng 60% tổng quỹ nhà ở đô thị của thành phố. Thro số liệu phân tích về tỷ lệ nhà ở xây dựng có phép và không phép trên địa bàn thành phố tính ở thời điểm năm 2000 cho thấy: Nếu chỉ tính nhà ở do dân tự cải tạo xây dựng (không kể nhà ở phát triển theo dự án) thì tỷ lệ nhà ở có phép bình quân trên toàn thành phố là 55% (Theo NĐ 52/1999/ NĐ - CP của chính phủ thì nhà ở đô thị được xây dựng trong các dự án được cấp giấy phép có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán được miễn giấy phép xây dựng vì vậy đối với các dự án này được coi là nhà ở có phép).
Xây dựng chính sách cụ thể cho việc giữ gìn bảo tồn khu phố cổ, chỉnh trang tôn tạo khu phố cũ, cải tạo hoàn thiện nâng cấp hạ tầng kỹ thuật khu chung cư thấp tầng, cao tầng.bảo tồn các làng truyền thống trong quá trình quy hoạch và phát triển đô thị. Đồng thời với việc xây dựng cải tạo các nhà ở truyền thống có độ cao trung bình từ 2-5 tầng với việc tổ chức xây dựng các công trình theo chiều cao, xây dựng nhà cao cỡ từ 10 -20 tầng, với chất lượng căn hộ cao, hiện đại về tiện nghi, có dịch vụ công công hiện đại.
Chương trình phát triển nhà ở cần đáp ứng chỗ ở cho số dân tăng tự nhiên va tăng cơ học; cho những hộ chưa có nhà (đang phải ở quá chật chội hoặc sống tạm bợ tại các khu nhà lụp xụp, thiếu vệ sinh); nhà ở cho cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, nhà ở cho công nhân viên các khu công nghiệp, nhà ở cho sinh viên, học sinh, nhà ở cho người nước ngoài đến nước ta làm việc hoặc kinh doanh, nhà ở. Nguồn tài chính phát triển nhà ở bao gồm: Vốn của người có nhu cầu nhà ở; các tổ chức doanh nghiệp sử dụng lao động; các doanh nghiệp kinh doanh nhà; các khoản vay từ ngân sách nhà nước; các nguồn vốn hỗ trợ, vón vay, các nguồn vốn huy động khác phải được quản lý chặt chẽ và theo nguyên tắc thu hồi để tiếp tục phát triển nhà ở.
Đặc biệt cần xây dựng và thực thi những luật định mới để xoá dần những "khoảng trống" về luật trong lĩnh vực phát triển nhà ở như quy định về mua trả góp (đặc biệt cho những trường hợp người mua đã vào ở nhưng không có khả năng trả nợ tiếp ..); quy định về thiết kế và sở hữu khoảng không xây dựng và không gian kiến trúc đô thị; về quản lý nhà chung cơ đã sở hữu; về thu hồi đất sau khi giao cho các dự án mà không sử dụng trên thực tế; về đấu thầu quyền sử dụng đất 2 bên tuyến đường mới giải toả; về chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà và đăng ký sở hữu công trình; về bàn giao quản lý sử dụng và thu hồi đất chưa sử dụng cho UBND các phường; thị trấn quản lý chống lấn chiếm và xây dựng không phép. Cần tập trung vào một đầu mối thống nhất và phân công tách nhiệm (hành chớnh, tài chớnh, hỡnh sự) cỏ nhõn rừ ràng đối với cụng tỏc thanh tra xây dựng đảm bảo trật xây dựng đô thị, tránh trườnh hợp nhiều cá nhân, đơn vị có quyền can thiệp, "hành", phạt các vi phạm xây dựng nhà ở, song lại không ai chịu trách nhiệm về những hậu quả bởi tình trạng "phạt cho tồn tại".
Nguồn vốn cho đầu tư phát triển nhà ở Hà Nội những năm qua chủ yếu được huy động từ vốn ngân sách Nhà nước, vốn tự có và do các doanh nghiệp huy động được và vốn đầu tư của dân cư (từ 4 chủ đầu tư tham gai phát triển nhà ở là: Các doanh nghiệp trực thuộc TW, các cơ quan trực thuộc thanh phố, các cơ quan đoàn thể xây dựng nhà ở cho CBCNV và nhân dân tự đầu tư xây dựng nhà cho mình). Trước mắt, cần điều chỉnh tiếp tục giảm bớt chi phí chuyển quyền sử dụng đất cho phép miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (chẳng hạn miễn giảm 3 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho 3 năm tiếp theo và giảm thuế suất thu nhập từ 32% hiện nay xuống còn 10 - 15% cho các doanh nghiệp chủ đầu tư dự án nhà ở (trước hết cho các dự án nhà cho đối tượng có thu nhập thấp)).
Trong thời gian tới cần có chính sách khuyến khích các nguồn vốn khác nhau đầu tư xây dựng khu dân cư thông qua việc khuyến khích các doanh nghịêp kinh doanh nhà ở cho thuê diện tích (hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc xây dựng và cho thuê trụ sở, văn phòng làm việc và một số ít chỗ ở mà chủ yếu là chỗ ở cao cấp, phục vụ đối tượng có thu nhập cao)..Đối với những đối tượng có thu nhập thấp, đối tượng chính sách, không đủ khả năng mua nhà ở, nhà nước nên giao cho doanh nghiệp tự thực hiện việc quản lý, cho thuê trên cơ sở tự hạch toán kinh doanh. Bên cạnh việc đầu tư trực tiếp, Nhà nước cũng cần có giải pháp cung ứng vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghịêp và nhất là đối với những đối tượng thuộc diện chính sách mà lại có thu nhập thấp, đối tượng làm công ăn lương, dân nghèo thành thị..Các chủ dự án đầu tư xây dựng các công trình nhà ở cho các đối tượng dân cư có thu nhập thấp, nhất là xây dựng cấc chung cư được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước với lãi suất ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển.
Để khuyến khích việc xây nhà chung cư cao tầng đồng bộ về hạ tầng kinh tế kỹ thuật, tránh phát triển tự do việc xây "nhà ống", Nhà nước ngoài việc quản lý hành chính về quy hoạch kiến trúc đô thị cần có chính sách về giá đất (chỉ cấp phép xây dựng khi đã nộp đủ tiền đất và các loại tiền liên quan đến đất xây dựng). Thí dụ những người không buôn bán, kinh doanh đi làm công ăn lương và có thu nhập không cao có thể sẽ sẵn sàng nhượng lại đất đến sống trong những khu chung cư (không phải đóng thuế đất hoặc phải đóng thuế đất với mức không cao có thể chấp nhận được).
Ban quản lý khu nhà ở được hoạt động như một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích, đảm bảo chất lượng phục vụ và quản lý các khu nhà cao tầng, tổ chức tốt việc cung cazáp các dịch vụ có liên quan trong công trình như quản lý vận hành thang máy, bơm nước sinh hoạt, thu gom giác thải, đảm bảo an ninh trật tự bên trong công trình, trông giữ xe đạp, xe máy, chăm sóc cây xanh xung quanh tạo được lòng tin và tâm lý yên tâm cho người dân sinh sống tại đây. Yếu tố dồng bộ không chỉ là hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, các tuyến điện sinh hoạt, điện thoại chôn ngầm, hệ thống thoát nước, mà còn công trình hạ tầng xã hội như nhà trẻ, trường học, bệnh viện, khu thương mại, công viên vui chơi giải trí đảm bảo nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của nhân dân.