MỤC LỤC
-Ròng rọc cân bằng không phải là ròng rọc làm việc có thể chọn đường kính nhỏ hơn 20% so với ròng rọc làm việc. -L3: Phần tang không tiện rãnh đảm bảo cho phép góc lệch cáp với puly trong palăng dưới giá trị cho phép khi móc treo ở vị trí cao nhất. Trong đó: NCĐ - Công suất quy đổi về cường độ CĐ của động cơ Nx - Công suất thực tế ứng với cường độ thực tế CĐx.
Sai số về số vòng quay của bánh vít so với yêu cầu nằm trong phạm vi cho phép. • Chọn sơ bộ trị số hiệu suất, hệ số tải trọng và tính công suất bánh vít. • Định môđun m và hệ số đường kính q tính theo điều kiện sức bền tiếp xúc.
Phù hợp với dự đoán khi chọn vật liệu bánh vít Hiệu suất bộ truyền trục vít. Trị số hiệu suất tìm được không chênh lệch nhiều so với dự đoán nên không cần tính lại công suất N2. Ktt - hệ số tập trung tải trọng vì tải trọng không thay đổi nên Ktt =1 Kđ - hệ số tải trọng động.
Từ các kết quả tính toán về K, η, vt so với dự đoán ban đầu chênh lệch không lớn lắm cho nên ta giữ nguyên kết quả để tiếp tục tính toán. Trong đó y - hệ số dạng răng tra trong bảng 3.18 theo số răng tương đương của bánh vít. Nếu bộ truyền trục vít phải làm việc quá tải với hệ số quá tải là Kqt cần kiểm nghiệm ứng suất tiếp xúc và ứng suất uốn quá tải.
• Vì không có yêu cầu lấy khoảng cách trục A theo tiêu chuẩn nên không dùng dịch chỉnh (ξ=0). • Để tránh mất cân bằng cho trục vít , chọn chiều dài L bằng một số nguyên lần bước dọc. • Để tính trục và ổ, có thể phân tích lực tác dụng trong bộ truyền ra làm ba thành phần.
P1, P2,Pr - Lực vòng trên trục vít, lực vòng trên bánh vít và lực hướng tâm.
Tính gần đúng có xét đến tác dụng đồng thời của cả mômen uốn lẫn mômen xoắn đến sức bền của trục. Trên thực tế lực phân bố trên cả chiều dài May-ơ, ổ nhưng để đơn giản ta coi như lực tập trung ở giữa May-ơ hoặc ổ. Định các kích thước dài của trục, kích thước này do các chi tiết lắp trên nó quyết định.
Dựa vào bản phát thảo sơ đồ động trên ta xác định được các kích thước. - Xác định điểm đặt, phương chiều của các lực tác dụng lên trục, vị trí gối đỡ. Vì vậy yêu cầu phải tính toán và chọn then thích hợp để máy có thể làm việc an toàn.
Chọn loại then lắp trên các chi tiết quay là then bằng, vật liệu bằng thép. Chọn tiết diện theo đường kính trục,tra bảng7-23,TKCTM + Tại mặt cắt II-II.
Trục vớt cú lực dọc trục và lực hướng tõm lớn, và theo giả thiết tớnh độ vừng của trục vớt, nờn chọn một đầu trục vít lắp ổ côn đỡ chặn ( thường lắp 2 ổ ), vì ổ này chịu đồng thời lực dọc trục và lực hướng tâm, khả năng tải lớn. Loại ổ này tháo lắp đơn giản (tháo rời vòng ngoài), điều chỉnh được khe hở và bù lượng mòn thuận tiện đầu kia của trục chọn ổ bi đỡ. Loại ổ này chịu lực hướng tâm lớn và một phần lực dọc trục Sơ đồ chọn ổ trục I.
Như vậy lực A1 hướng về gối bên trái,chỉ có gối A chịu lực dọc trục. Dự kiến chọn ổ đũa đỡ chặn, β =160 ,chọn ổ cho 1 gối đỡ,còn gối kia lấy cùng kích thước để tiện việc chế tạo và lắp ghép. + Ổ đỡ cố định bằng cách lắp có độ dôi ; vòng ngoài của ổ được cố định bởi mặt tỳ nắp ổ lăn.
Ta có đặc tính tải trọng không đổi chiều và vì vòng trong của ổ quay nên: vòng trong của ổ lăn chịu tải tuần hoàn; còn vòng ngoài chịu tải trọng cục bộ. Để cố định trục theo phương dọc trục ta dùng nắp ổ và điều chỉnh khe hở của ổ bằng các lá căn kim loại giữa nắp ổ và thân hộp giảm tốc. Nắp ổ lắp với hộp giảm tốc bằng vít, loại nắp này dễ chế tạo và lắp ghép.
Do yêu cầu cố định nắp ổ bằng đai ốc và trục xuyên qua nắp ổ nên ta chọn nắp ổ thủng lồi ra ngoài. Để mỡ không chảy ra ngoài và ngăn không cho dầu rơi vào bộ phận ổ, nên làm vòng chắn dầu. Để che kín các đầu trục ra, tránh sự xâm nhập của bụi bặm và tạp chất vào ổ, cũng như ngăn mỡ chảy ra ngoài, ở đây ta dùng loại vòng phớt, là loại đơn giản nhất.
Đối với hộp giảm tốc trục vít nên chọn mặt ghép nắp với thân là mặt đi qua bánh vít để việc lắp trục bánh vít và ổ được dễ dàng. Đường kính ngoài của trục vít cần bé hơn đường kính của lỗ gối đỡ trục để có thể đưa trục vít từ ngoài vào trong hộp. Bằng phương pháp này không cần làm mặt ghép đi qua trục của trục vít.
Phần vỏ hộp làm gối đỡ trục có lỗ hình trụ tròn cấp chính xác 2. Khi xiết bulông để ghép nắp và thân bị sai lệch chút ít và có thể làm cho vòng ngoài của ổ có độ cứng thấp bị biến dạng. Ngoài ra mặt mút của gối đỡ cũng có thể không trùng nhau do đó nắp ổ tỳ vào vòng ngoài bị sai lệch.
Để khắc phục hiện tượng trên người ta dùng hai chốt định vị, các chốt nên đặt càng xa nhau càng tốt. Trong một vài trường hợp do yêu cầu về cấu tạo, các chốt định vị lắp vào lỗ không thủng. Vì vậy để có thể tháo chốt dễ dàng, nên dùng chốt có ren trong và ren ngoài ở đầu chốt ; kích thước của chốt tra bảng 10-10c sách TK CTM trang 273.
Mặt ghép nắp và thân hộp thường mài hoặc cạo để lắp sít, khi lắp giữa hai mặt này không dùng đệm lót mà thường tráng một lớp thủy tinh lỏng hoặc hoặc một lớp sơn đặc biệt. Để tháo nắp khỏi thân hộp được dễ dàng người ta thường dùng 2 ÷ 4 vít lắp vào nắp hộp, đầu vít tì vào thân.
Đáy hộp nên làm nghiêng 1-20 về phía lỗ thỏo dầu và ngay lỗ thỏo dầu nờn làm lừm xuống một ớt.
Vì vận tốc của trục vít ≤ 10m/s nên dùng phương pháp bôi trơn ngâm dầu bằng cách ngâm bánh vít, trục vít hoặc các tiết máy phụ trong dầu chứa ở hộp. Nếu không ngâm được hết chiều cao của răng trục vít trong dầu thì lắp vòng vung qua dầu trên trục vít, dầu bắn lên bánh vít rồi theo răng dến bôi trơn chỗ ăn khớp. • Dầu công nghiệp được dùng rộng rãi để bôi trơn nhiều loại máy khác nhau.
• Dầu tuabin có chất lượng tốt nên thường dùng để bôi trơn các bộ truyền bánh răng quay nhanh. • Dầu ôtô máy kéo AK10 va AK15 cũng được dùng để bôi trơn hộp giảm tốc.