MỤC LỤC
Thu thập bản đồ: thu thập dữ liệu, số hóa bản đồ nền ranh giới hành chính, …. Thống kê số liệu: thống kê các số liệu thu được tại các điểm, lọc ra giá trị để sử dụng bằng phần mềm Excel.
Ngoài các tiềm năng vừa nêu trên, nổi bật hơn hẳn vẫn là các tài nguyên du lịch biển, các danh thắng, cảnh quan núi, rừng, cát, sông suối, thác, đèo hùng vĩ và thơ mộng trên địa bàn tỉnh. Với 192 km chiều dài bờ biển, ven biển Bình Thuận có nhiều đảo, cù lao, vũng, vịnh và bãi biển có cảnh quan đẹp, môi trường hoang dã và trong sạch như : Cà Ná, Cù Lao Câu, Bình Thạnh (huyện Tuy Phong), bãi biển Đồi Dương - Thương Chánh, Rạng, Mũi Né - Hòn Rơm (TP Phan Thiết), Mũi Điện Khe Gà (huyện Hàm Thuận Nam), Đồi Dương, Hòn Bà, Ngảnh Tam Tân (huyện Hàm Tân). Kết hợp cùng với các di tích văn hóa-lịch sử, nghệ thuật độc đáo như : Khu di tích Dục Thanh, các Đình Làng Đức Nghĩa, Đình Vạn Thuỷ Tú - Đức Thắng, Tháp Chàm Pôsanư, chùa Cổ Thạch, chùa núi Tà Kóu.
Xuất phát từ những lợi thế do thiên nhiên ưu đãi và điều kiện địa lý mang lại, được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về đầu tư, phát triển. Du lịch Bình Thuận hiện đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, có sự chuyển biến nhanh trên nhiều mặt. Năng lực đầu tư của các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài vào ngành du lịch Bình Thuận trong thời gian qua đạt khoảng 2.500 tỉ đồng.
Hoạt động du lịch từng bước được xã hội hóa và được các thành phần kinh tế hưởng ứng, tham gia mạnh mẽ với nhiều hình thức đầu tư đa dạng, được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhaõn daõn trong Tổnh. Các vấn đề an ninh, trật tự xã hội đặc biệt là vệ sinh môi trường trong hoạt động du lịch được coi trọng và quan tâm thực hiện. Hiện nay, với chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch của Tỉnh và sự hấp dẫn về tiềm năng cũng như hiệu quả của kinh doanh du lịch, do vậy đến nay Bình Thuận đã thu hút được 365 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 8.500 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực đầu tư chủ yếu là cơ sở lưu trú du lịch và một số dự án giải trí, thể thao (gofl, cáp treo, du lịch lặn biển, khu công viên cá heo..).
Hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng các chính sách cụ thể, tạo môi trường ổn định cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh du lịch. • Tiếp tục triển khai hoàn thành các quy hoạch chi tiết phát triển các khu du lịch để mở rộng địa bàn hoạt động và đa dạng hoá kinh doanh du lịch du lịch; tập trung đầu tư khu du lịch Phan Thiết - Mũi Né, Tiến Thành - Hàm Thuận Nam, khuyến khích, thu hút đầu tư khu du lịch sinh thái, các vùng hồ, thác, khu căn cứ kháng chiến cũ..; tạo mối liên kết phát triển du lịch giữa các vùng, các tuyến. Có kế hoạch trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống để thu hút và lưu giữ du khách.
Tổ chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cán bộ và lao động trong ngành du lịch; có kế hoạch quản lý, sử dụng và phát triển phù hợp yêu cầu của tình hình mới. • Phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, trong đó trọng tâm là việc có kế hoạch chuyển dịch một bộ phận dân cư ở những khu vực phát triển du lịch sang làm nghề dịch vụ.
Quá trình hoạt động du lịch ven biển trên tỉnh đã và đang phải đối mặt với các nguồn chất thải gây ô nhiễm chủ yếu là: rác thải, nước thải, mùi hôi. Mục tiêu phát triển du lịch trên các bãi biển dọc theo thành phố mà thiên nhiên đã ưu đãi tặng cho Phan thiết là một chiến lược hàng đầu mà tỉnh Bình Thuận đang hướng đến. Cùng với sự phát triển ở thành phố du lịch Phan Thiết, dự kiến các khu lu lịch cũng sẽ mọc lên rất nhiều ở các vùng ven biển của các huyện khác, điển hình như Hàm Thuận Nam với 109 khu du lịch hay Hàm Tân với 55 khu du lịch….
Tiềm năng du lịch của thành phố Phan Thiết tiếp tục được phát huy, qua đó mức độ nguy cơ ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, đòi hỏi phải có những biện pháp tích cực nhằm duy trì chất lượng bãi tắm cũng như nguồn không khí trong lành ở đây. Cùng với sự phát triển ở thành phố du lịch Phan Thiết, các huyện khác cũng có những chiến lược phát triển du lịch mạnh mẻ với nhiều dự án du lịch lớn tập trung nhiều ở các huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Tân. _ Vì các chỉ tiêu hàm lượng bụi, hàm lượng CO, hàm lượng NO2, hàm lượng NO2 của tất cả các vùng ven biển tỉnh Bình Thuận đều đạt tiêu chuẩn cho phép nên ở đây chỉ tập trung làm bản đồ về độ ồn và mùi.
_ Thông thường chỉ số Index nếu lớn hơn 3 là bắt đầu bị ô nhiễm, nhưng dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy tất cả các chỉ số Index đều < 3, Có thể nói chất lượng không khí ven biển ở Bình Thuận là rất tốt. Qua kết quả quan sát thì hiện tuợng rác thải bừa bãi cũng xảy ra ở những khu du lịch khác của Bình Thuận như trên đảo Kê Gà (Hàm Thuận Nam), Hòn Bà (Hàm Tân) … Do nằm cạnh một khu dân cư có thói quen đổ rác xuống biển, nên Kê Gà và Hòn Bà chứa đựng tất cả những thứ không dùng được của con người, từ súc vật chết đến vỏ hải sản, cọng rau và quần áo rách. Nguồn nước ngầm ven biển thành phố Phan Thiết đang có dấu hiệu ô nhiễm, các vùng khác trong tỉnh chất luợng nước ngầm phục vụ cho sinh họat vẫn còn toát.
Kết quả quan trắc nước biển ven bờ tại các khu lịch cho thấy chất lượng nguồn nước còn nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên tại một số địa điểm đã có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ các chỉ tiêu vi sinh, chất lơ lững tại các nơi có mật độ khu du lịch cao như thành phố Phan Thiết. Điển hình là tại khu vực du lịch Hòn Rơm (Phan Thiết) nước thải không còn khả năng tự thấm vào đất nên chảy tràn lê mặt bờ biển, trực tiếp gây ô nhiễm cho vùng biển này. _ Ví dụ khi xét đến chất lượng nước ngầm ven biển có rất nhiều thông số về ô nhiễm như pH, độ cứng, Coliform … Ta có thể sữ dụng công cụ Gis để xem khu vực nào trong tỉnh bị ô nhiễm về một chỉ tiêu cụ thể.
_ Sau khi tính chỉ số Index về không khí, chấtlượng nước ngầm, chất lượng nước biển cho từng khu du lịch (cách làm dựa trên bảng số liệu và tương tự như các phần trên) ta nhập vào bảng thuộc tính. Các vấn đề liên quan đến tình hình vệ sinh, môi trường tại các địa bàn du lịch của tỉnh là khá bức xúc, thậm chí còn có thể tác động xấu đến phát triển du lịch sau này của tỉnh. Tuy nhiên tại một số nơi đã có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ chỉ tiêu vi sinh, chất lơ lững tại các nơi có mật độ khu du lịch cao như thành phố Phan Thiết.
• Tình trạng phát tán mùi do phân hủy hữu cơ xuất hiện tại nhiều khu du lịch điển hình như Mũi Né (Phan Thiết), Kê Gà (Hàm Thuận Nam), Hòn Bà (Hàm Tân). • Công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung và đối với lĩnh vực du lịch nói riêng ngày càng đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết nhưng đội ngủ làm công tác này còn quá mỏng, chưa tương xứng với yêu cầu thực tế kể cả về số lượng và chất lượng, nhất là ở các huyện, thị xã, thành phố. Trong khi các Sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố chưa có chương trình hành động cụ thể cho việc triển khai chỉ thị, thiếu sự gắn kết trong quá trình thực hiện, chính quyền cấp xã, phường, thị trấn chưa thật sự thể hiện vai trò tuyên truyền và có kế hoạch cụ thể vận động cộng đồng tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường.