Tổ chức và vận hành Kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

So sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính 1. Những điểm giống nhau

- Về đối tượng sử dụng thông tin: các thông tin mà kế toán tài chính cung cấp phục vụ cho nhiều đối tượng, bên trong, bên ngoài doanh nghiệp, nhưng chủ yếu hướng ra bên ngoài: các cổ đông, các nhà đầu tư, cơ quan thuế, các đối tác liên doanh, liên kết, ngân hàng…Các đối tượng tùy theo các mục đích cụ thể mà thu nhận và phân tích thông tin cho phù hợp đề đạt được lợi ích chính cho bản thân mình. Ngược lại, đối tượng mà kế toán quản trị phục vụ lại là các cấp quản trị bên trong doanh nghiệp từ tổ trưởng sản xuất đến giám đốc doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị với các thông tin diễn biến từ hoạt động kinh doanh hàng ngày để điều chỉnh, chính hoạt động đó nhằm tối đa hóa lợi nhuận của các hoạt động.

Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh 1. Kế toán quản trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tổ chức tốt công tác kế toán quản trị, ngày 12/6/2006 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 53/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. - Doanh nghiệp cần phải mở sổ kế toán chi tiết và tổng hợp để phản ánh được các chỉ tiêu về giá trị, hiện vật của quá trình quản lý, sử dụng và phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của toàn đơn vị, các bộ phận, các đối tượng TSCĐ chủ yếu, đồng thời cung cấp được nhu cầu sử dụng TSCĐ của từng bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp một cách cụ thể để giúp lãnh đạo doanh nghiệp có cơ sở quyết định khai thác năng lực TSCĐ hiện có và đầu tư mới thích hợp, hiệu quả.

Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm 1. Kế toán quản trị chi phí

* Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các bước như sau: Tập hợp chi phí; Tổng hợp chi phí, xử lý chênh lệch thừa (thiếu); Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang, xác định chi phí dở dang; Xác định phương pháp tính giá thành áp dụng; Lập báo cáo giá thành sản phẩm 1.2.3. - Doanh nghiệp cần xây dựng mô hình tài khoản, sổ kế toán và báo cáo bán hàng, kết quả bán hàng một cách liên hoàn và linh hoạt để có thể kế toán phù hợp với trường hợp bán hàng trong từng giai đoạn đáp ứng được yêu cầu xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận

Doanh nghiệp cũng có thể tổ chức kế toán bán hàng bằng cách kết hợp nhiều tiêu thức với nhau, tùy theo yêu cầu quản lý và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Doanh nghiệp cần phân tích mối quan hệ này thông qua hệ thống chỉ tiêu phân tích, gồm: Lãi trên biến phí đơn vị; Tổng lãi trên biến phí; Tỷ suất lãi tính trên biến phí; Kết cấu chi phí; Điểm hòa vốn………….

Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định

Tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, KTQT xác định các loại quyết định thường sử dụng tại doanh nghiệp, từ đó xây dựng phương án và cách thức thu thập thông tin, xác định trình tự tiến hành phân tích và lập báo cáo số liệu phục vụ cho từng loại quyết định một cách kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí và có hiệu quả cao.

PHƯƠNG PHÁP CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Đặc điểm vận dụng các phương pháp kế toán trong KTQT

Ví dụ: Tài khoản doanh thu dưới góc độ kế toán quản trị có thể được mở theo nhiều tiêu thức khác nhau như sản phẩm, địa điểm, thời gian, nhóm mặt hàng, thị trường,…nhằm phục vụ nhu cầu quản trị của từng cấp. Tính giá dưới góc độ kế toán tài chính thường hướng tới xác định giá thực tế hàng tồn kho, chi phí cho mục tiêu quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài quan tâm cho các hoạt động kinh doanh đã xảy ra, song tính giá dưới góc độ kế toán quản trị thường hướng tới xác định chính xác đối tượng chịu chi phí phục vụ cho việc ra quyết định tối ưu cho những phương án tương lai.

Các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ sử dụng trong KTQT

Như đồ thị phân tích điểm hòa vốn, đồ thị lợi nhuận…Từ đó các nhà quản trị thấy ngay được xu hướng biến động của từng chỉ tiêu mà đưa ra các quyết định phù hợp.

TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP 1 Sự cần thiết tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp

    - Môi trường kinh doanh: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, mọi sự thay đổi của môi trường kinh doanh sẽ tác động trực tiếp đến công tác kế toán nói chung và công tác kế toán quản trị nói riêng, từ đó việc tổ chức công tác kế toán quản trị của doanh nghiệp cũng phải thay đổi để thích nghi với điều kiện kinh doanh. - Các đặc điểm của doanh nghiệp về quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh, tính chất, loại hình sản xuất sản phẩm và yêu cầu trình đồ quản lý là các yếu tố mà nhà quản trị doanh nghiệp phải căn cứ vào để xác định các thông tin cần thu thập xử lý và cung cấp, cũng như lựa chọn phương án xây dựng hệ thống kế toán quản trị hợp lý. - Hệ thống báo cáo phân tích kết quả và nguyên nhân của các hoạt động kinh doanh: hệ thống báo cáo biến động kết quả và nguyên nhân của các hoạt động kinh doanh phản ánh các thông tin chênh lệch giữa thực hiện với dự toán (các thông tin định hướng) và các nguyên nhân gây nên sự chênh lệch để giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp kiểm soát, đánh giá tình hình, xác định được các nguyên nhân dẫn đến sự biến động.

    Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp
    Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp

    KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

    Mô hình kế toán quản trị ở Pháp

    Bộ phận tư vấn ra quyết định căn cứ vào kết quả đánh giá, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, kinh nghiệm thực tế và đạo đức nghề nghiệp sẽ lựa chọn các quyết định tối ưu giúp nhà quản trị thành công trên con đường kinh doanh. Kế toán có thể được xem là một công cụ để kiếm soát thuế của nhà nước nên được quy định rất cụ thể chi tiết cho từng loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nên thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soạt hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, tạo được tính thống nhất trong các nghiệp vụ phát sinh do đó số liệu ghi chép của kế toán được tổng hợp trên các báo cáo đảm bảo tính so sánh được giữa các thời kỳ và giữa các doanh nghiệp với nhau. Tuy vậy do được quy định quá chi tiết, cụ thể và cứng nhắc nên việc hạch toán có những nghiệp vụ sản xuất trở nên phức tạp, làm hạn chế khả năng của kế toán.

    Mô hình kế toán quản trị ở Mỹ

    Tất cả các đơn vị trong nền kinh tế đều có mục tiêu hoạt động và các nhà quản lý đều cần thông tin kế toán đề ra kế hoạch, điều hành và kiểm soát hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Mục tiêu chủ yếu của kế toán quản trị: cung cấp thông tin cho nhà quản trị để lập kế hoạch và ra quyết định; trợ giúp nhà quản trị trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức; thúc đẩy các nhà quản trị đạt được các mục tiêu của tổ chức và đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản trị và các bộ phận trực thuộc trong tổ chức. Thông tin kế toán tài chính cung cấp bị chi phối bởi các nguyên tắc kế toán, các chuẩn mực kế toán, các quy định của luật pháp và các cơ quan quản lý nhà nước và hoàn toàn dựa vào số liệu từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá khứ.

    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KTQT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

    Đánh giá thực trạng tổ chức KTQT trong các DNVVN ở Việt Nam 1. Về tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu

    Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh của các DNVVN bao gồm các chỉ tiêu sau đây: Dự toán vốn bằng tiền; dự toán hàng tồn kho; dự toán sản lượng sản xuất sản phẩm, dịch vụ; dự toán chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ; dự toán chi phí bán hàng; dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp; dự toán kết quả sản xuất kinh doanh; dự toán Bảng cân đối kế toán. Các DNVVN đều sử dụng hệ thống tài khoản kế toán như trong chế độ kế toán hiện hành quy định và tùy theo từng DN mà thêm các tiểu mục chi tiết từ cấp 3 trở đi để ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phục vụ yêu cầu của công tác kế toán tài chính và một phần kế toán quản trị. Về việc lập báo cáo: các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ mới quan tâm đến các báo cáo bắt buộc theo chế độ quy định như Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…mà không lập các báo cáo quản trị do vậy chưa đủ cung cấp thông tin phục vụ cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.

    Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế 1. Nguyên nhân khách quan

    Trong điều kiện hiện nay các DNVVN Việt Nam theo mô hình kết hợp kế toán quản trị và kế toán tài chính trong cùng một hệ thống kế toán là phù hợp, bời vì mô hình này cho phép kế thừa được những nội dung của kế toán tài chính đã tồn tại và biểu hiện cụ thể trong hệ thống kế toán hiện hành. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều đi những bước đi đầu tiên trên con đường xây dựng mô hình KTQT, do đó họ còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc vận dụng các công cụ này nên chưa có điển hình để nhân rộng. Các nhà lãnh đạo các DNVVN chưa thực sự nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán quản trị trong việc thu thập, cung cấp và xử lý các thông tin phục vụ cho việc ra quyết định, mà chỉ chú trọng tới bộ phận kế toán tài chính.