MỤC LỤC
Hơn nữa, với vai trò và vị trí quan trọng của WTO, các quốc gia bé có thể lấy lại sự công bằng từ các cường quốc kinh tế về thương mại và các lãnh thổ liên hiệp thuế quan trên cơ sở khiếu nại, đòi hỏi các quốc gia cường quốc trả lại quyền lợi với sự bênh vực của quốc tế. Với vai trò và lợi ích to lớn như vậy, tưởng rằng WTO sẽ ngày càng trở thành một tổ chức lớn mạnh về cả thành viên và vai trò dung hoà quyền lợi, dần xoá bỏ các khoản thuế quan và phi thuế quan với các hàng hoá và dịch vụ vì một thế giới hoà bình và thống nhất.
Thứ hai: WTO là một thị trường mà ở đó các nước thành viên trao đổi “hàng hoá” là các sự nhượng bộ thâm nhập thị trường lẫn nhau và chấp nhận những nguyên tắc của luật chơi. Với vai trò và nguyên tắc hoạt động như vậy, WTO đòi hỏi các thành viên của nó phải đảm bảo các chính sách thương mại trên cơ sở không phân biệt đối xử, nguyờn tắc thực thi phải rừ ràng. WTO cung cấp nguyờn tắc phỏp lớ cho cỏc nước để thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết, cải tiến các thủ tục giải quyết tranh chấp.
Như vậy, theo bảng trên chúng ta có thể thấy rằng, xu hướng và thực tế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của chúng ta hoàn toàn tích cực, có được như vậy là do những năm qua Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp để thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Có được sự thành công này là do sự tiến bộ của một số ngành rất rừ rệt trong những năm gần đõy, tốc độ tăng trưởng bỡnh quõn của nhóm ngành lớn của nền kinh tế cũng khác nhau, tăng trưởng nhanh nhất thuộc về nhóm ngành công nghiệp, sau đến dịch vụ và tiếp đến là nông nghiệp. Ngoại thương phát triển từ đó tạo môi trường thông thoáng cho việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra, cơ hội và thời cơ cho sản xuất từ đó cũng được mở rộng, vấn đề tiêu thụ và thu hồi vốn nhanh hơn thúc đẩy một chu trình sản xuất ngắn hạn từ đó tạo đà cho phát triển sản phẩm.
Đứng trước xu thế cùng hợp tác phát triển và chính sách kinh tế mở, cùng với những thành tựu của khoa học, kỹ thuật đã tác động tích cực đến xu thế quốc tế hoá, đó là xu thế phân công lao động, hợp tác phát triển theo chiều sâu, phân chia thị trường quốc tế Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN 5/1997 và là thành viên của APEC tháng 11/1998 và trong tương lai sẽ là thành viên của WTO, một thị trường rộng lớn sẽ đón chào những sản phẩm của Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh hoàn toàn tự do với mức lãi suất ưu đãi liệu chúng ta có khai thác được những lợi thế này, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi doanh nghiệp vào chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước. Nhất thiết trong điều kiện hội nhập này, Nhà nước ta phải có chiến lược công nghiệp hoá thích hợp (xin lưu ý, đối với các tổ chức sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan chỉ bao hàm những sản phẩm công nghiệp chế biến và một số sản phẩm nông sản, nước ta sản phẩm xuất khẩu là hàng nông sản là chủ yếu). Ngoại thương, góp phần vào việc hoạch định các chiến lược nhập khẩu phù hợp với sản xuất trong từng thời kỳ, đồng thời tìm kiếm những nguồn hàng mới với chất lượng cao hơn và rẻ hơn, chính điều đó giúp công nghiệp nước ta phát triển, sản xuất ra các hàng hoá thay thế được hàng hoá nhập khẩu.
Kinh nghiệm của các nước NICs cho thấy, chiến lược phát triển công nghiệp được chia ra làm nhiều giai đoạn: Thời kỳ đầu thập kỷ 60 tập chung vào công nghiệp sử dụng nhiều lao động, thập kỷ 70 là phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn tạo sức bật cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao: Điện tử, vi tính,. Căn cứ vào mặt hàng sản xuất, điều kiện tự nhiên của từng vùng để có kế sách hợp lý trong sản xuất, tránh tình trạng nơi có nguyên liệu thì không có người sản xuất và nơi sản xuất lại thiếu thốn nguyên vật liệu, giảm tối đa chi phí giao dịch, từ đó giảm giá thành sản xuất.
+ Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: dựa trên cơ sở chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân mà Nhà nước sớm hình thành hệ thống tiểu thủ công nghiệp hiện đại, phát triển các doanh nghiệp nhỏ song có trình độ kỹ thuật hiện đại nhằm sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, gia tăng sản lượng hàng xuất khẩu cho quốc gia. Đào tạo cán bộ quản lý, kỹ sư và công nhân lành nghề cũng là đòi hỏi đối với các nhà quản lý Việt Nam, theo kinh nghiệm của các nước đi trước, thì để đảm bảo phát triển tỉ lệ: cán bộ quản lý - kỹ sư - và công nhân lành nghề phải tương ứng: 1: 4 : 20, song thực tế ở Việt Nam tỉ lệ này lại là: 1 : 6 : 8, chính điều này đã dẫn đến một thực tế hiện nay ở Việt Nam là thừa thầy, thiếu thợ, vì vậy Đảng và Nhà nước cần phải có kế hoạch đào tạo lực lượng này sao cho phù hợp. Từ đó đảm bảo vững chắc sự phát triển của thị trường nội địa trong việc cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu ngày càng gay gắt trong tiến trình hội nhập AFTA và WTO trong thời gian tới: một thực tế đối với thị trường nội địa của chúng ta trong thời gian vừa qua là chúng ta đã nhập khẩu tràn lan các mặt hàng trong nước thực tế sản xuất rất tốt.
Nhằm khai thác có hiệu quả thị trường này trong thời gian tới thiết nghĩ chúng ta phải có đối sách cụ thể cho từng thị trường nhỏ trong khối này: chẳng hạn, đối với thị trường ASEAN chúng ta nên xuất khẩu những mặt hàng như: gạo, nông sản thực phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp nhẹ, hoá mỹ phẩm, dược phẩm, hàng tiểu thủ công nghiệp, hàng điện tử gia dụng, ô tô, xe máy, hàng điện tử tin học. Trong những năm qua và những năm tới thì Nhật Bản tiếp tục tham gia nhập khẩu các mặt hàng như: gạo, thuỷ hải sản sống, đông lạnh và chế biến, nông sản thực phẩm chế biến, rau quả, trái cây tươi và đóng hộp, hàng may mặc, dệt kim, giầy dép, hàng mỹ nghệ, hàng điện tử xe hơi và chính chúng ta nên tham gia nhập khẩu công nghệ, máy móc công cụ, thiết bị toàn bộ cho công nghiệp chế biến, thiết bị chính xác, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng cao cấp,. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay của Việt Nam, thiết nghĩ, chúng ta nên áp dụng mức thuế suất cao để giải quyết đồng thời nhiều mục tiêu: bảo hộ sản phẩm nội địa để thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước vào các lĩnh vực có bảo hộ, kích thích các doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh và tăng khả năng xuất khẩu của hàng công nghiệp; Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngoài các biện pháp trên, thiết nghĩ Chính phủ nên tạo nên một động lực mới cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu bằng các hình thức khác như: thành lập giữa hỗ trợ xuất khẩu, tăng cường hoạt động môi giới trong xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp tham gia quá trình xuất và nhập khẩu, bảo lãnh thanh toán hàng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp tiềm năng còn khó khăn về tài chính, đồng thời tăng cường cung cấp tín dụng xuất khẩu. Song để có một chính sách ngoại thương phù hợp thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế một cách tích cực, thiết nghĩ mỗi quốc gia phải tự hoà mình vào các tổ chức quốc tế vì một thế giới hoà bình và ổn định, từ đó thúc đẩy mối quan hệ giao thương với các nước lân bang tạo điều kiện và cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước giới thiệu sản phẩm của mình với thế giới, thúc đẩy sự phát triển của mỗi doanh nghiệp từ đó đưa nền kinh tế tiến những bước tiến quan trọng.