Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Giống gia cầm Lương Mỹ: Đánh giá từ góc độ vốn, lao động và thiết bị

MỤC LỤC

Đặc điểm về vốn của Công ty

Vốn có vai trò rất quan trọng để hoạt động một cách nhịp nhàng, và tạo ra sức mạnh trên thị trường. Trong đó, vốn lưu động tăng với tốc độ bình quân là 129.86%, chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng và hàng tồn kho. Vốn cố định có tốc độ phát triển bình quân là 126.12%, chủ yếu là đầu tư cho tài sản cố định và chi phí xây dựng dở dang.

Năm 2010, công ty đã mua thêm một số thiết bị cải tiến dây chuyền sản xuất sản phẩm gà giống. Qua đó ta thấy rằng thiết bị vật chất kỹ thuật của công ty đang được đầu tư chuẩn bị tốt, đây cũng là điều kiện thuận lợi để nâng cao số lựợng, chất lượng sản phẩm từ đó làm tiền đề tăng lợi nhuận cho công ty.

Bảng 1.3: C cấu nguồn vốn của Công ty
Bảng 1.3: C cấu nguồn vốn của Công ty

Đặc điểm về lao động

Số lượng lao động tăng lên chủ yếu là lao động trực tiếp do có sự tăng về quy mô sản xuất nên Công ty đã tuyển thêm lượng lao động này. Lao động gián tiếp của Công ty là những người có trình độ đại học hoặc cao đẳng đã có kinh nghiệp công tác tại Công ty lâu năm. Trong những năm qua tỉ lệ lao động nữ luôn chiếm tỉ trọng lớn lên tới trên 60% do đây là ngành chăn nuôi gia cầm nên cần nhiều lao động nữ hơn lao động nam.

Trình độ lao động của Công ty còn chưa cao, năm 2010 tỉ lệ lao động có trình độ đại học chiếm khoảng 8% và không có xu hướng tăng, tỉ lệ lao động có trình độ cao đằng và trung cấp cũng chỉ chiếm 15,24% còn lại là lao động chưa qua đào tạo tại các trường học hoặc trung tâm dạy nghề. Nhìn chung, trình độ nguồn nhân lực của công ty chưa cao, chưa đủ năng động nhạy bén để chống đỡ với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường. Công ty cần phải đầu tư một khoản kinh phí nhất định để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là giành cho đội ngũ nhân viên tiếp thị của phòng kinh doanh để họ có kỹ năng giao tiếp quan hệ với khách hàng tốt hơn.

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Sở dĩ có sự tăng doanh thu như vậy là do quy mô sản xuất của Công ty tăng lên, khối lượng tiêu thụ sản phẩm tăng lên, đặc biệt là sự tăng lên của số lượng tiêu thụ gà giống 1 ngày tuổi thương phẩm siêu thịt. - Các khoản giảm trừ doanh thu: Đồng thời với sự tăng lên của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì các khoản giảm trừ doanh thu cũng tăng lên với tốc độ mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng liên hoàn của các khoản giảm trừ doanh thu trong các năm 2008 và 2010 đều cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng liên hoàn của doanh thu.

Trong năm 2010 đặc biệt là trong quý III và nửa quý IV việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn nên công ty phải sử dụng một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ như cho khách hàng hưởng chiết khấu thương mại 500đ/1con. - Chi phí quản lý kinh doanh: Chi phí quản lý kinh doanh là những khoản chi phí không phải sử dụng trực tiếp cho sản xuất nhưng nó lại rất cần. Năm 2010, chi phí quản lý kinh doanh của công ty lớn hơn lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ kết quả lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bị lỗ.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TIÊU THỤ SẢN PHẨN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG GIA CẦM

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở VIỆT NAM

Rét hại, rét đậm đầu năm, giá thức ăn tăng cao kỷ lục, giá sản phầm đầu ra giảm mạnh, sự cạnh tranh gay gắt của thịt gà nhập ngoại đã khiến cho ngành chăn nuôi vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn nhất là trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nếu như trong những năm 90 nhu cầu tiêu thụ thịt là 6%/năm thì với tốc độ tăng trưởng dân số 1,25%/năm như hiện nay, dự báo nhu cầu tiêu thụ thịt trong thời gian tới sẽ tăng ít nhất thêm 5-6%/năm. Theo điều tra của IFPRI- Bộ Nông nghiệp và PTNT, tỷ lệ thu nhập dành cho chi tiêu các sản phẩm chăn nuôi (bao gồm lợn, bò, gia cầm, trứng, sữa) ở TP.

Mặc dù tại Việt Nam, thịt gia cầm không phải là một nguồn cung cấp protein chính nhưng lại là một thực phẩm được ưa chuộng trong thực đơn của mỗi gia đình. Một đặc điểm lớn của ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam là số lượng gia cầm tương đối lớn nhưng sản lượng thịt và trứng lại nhỏ rất ít hộ chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, từ 1.000 đến 10.000 con, quy mô chăn nuôi trung bình của cả nước chỉ vào khoảng 22 con/ hộ. (Nguồn: tổng cục thống kê) Nếu thực hiện một phép tính đơn giản, lấy lượng thịt tiêu thụ bình quân đầu người nhân với dân số của Việt Nam, chúng ta sẽ thấy nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm trung bình hiện nay là 940.371 tấn/năm.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

    Việc thực hiện các cam kết này trong thời gian qua, đặc biệt là các cam kết cắt giảm thuế quan, đồng ý cho DN và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hoá như người trong nước và việc sửa đổi ban hành các văn bản pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế thúc đẩy môi trường kinh doanh trong nước ngày càng có tính cạnh tranh khốc liệt hơn. Để đối phó với những thách thức trên công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ phải cử nhân viên tiếp thị đi khắp các tỉnh thành trong cả nước để tìm thị trường tiêu thụ nhưng tình hình kinh doanh những tháng cuối năm 2008 của công ty cũng không mấy khả quan. Nắm bắt được thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam là ưa chuộm hàng tươi sống và những loại thực phẩm rẻ, công ty đã chú trọng sản xuất gà thương phẩm siêu thịt cho năng suất cao, giá thành sản xuất lại rẻ rất phù hợp với sở thích của người dân.

    Năm 2008, tuy dịch cúm gia cầm chỉ là những ổ dịch nhỏ, quy mô hộ gia đình, thôn, xã, không bùng phát mạnh như những năm trước, nhưng nó vẫn là nguy cơ đe doạ thường xuyên, làm tăng chi phí sản xuất (chi phí cho công tác phòng chống dịch) và khiến cho giá thành sản xuất tăng lên, người chăn nuôi không dám mạnh dạn đầu tư. Những năm 2009-2010 dịch bệnh tuy không nghiêm trọng như năm 2008 tuy nhiên vẫn diễn ra rải rác và là nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào.Để đối phó với tình hình dịch bệnh, công ty luôn chú trọng đến công tác tiêu độc khử trùng, diệt trừ mầm bệnh từ tất cả các nguồn. Hiện nay các sản phẩm của Công ty sản xuất ra có chất lượng cao hơn hẳn các nhà cung cấp khác vị đàn gà sản xuất là đàn gà thuần chủng được nhập trực tiếp từ nước ngoài thông qua Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam và được sự bảo đảm của các hãng, các đối tác có mối quan hệ làm ăn từ lâu năm.

    Khách hàng của công ty bao gồm các công ty chăn nuôi, các trang trại chăn nuôi, các hợp tác xã chăn nuôi và những hộ gia đình chăn nuôi, chăn nuôi gia cầm ở hầu hết các tỉnh trên cả nước như Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum, Đồng Nai, Quảng Nam…Trong đó tiêu thụ nhiều nhất ở Hà Nội (Hà Tây cũ), Nam Định, Hải Dương, Quảng Nam. Đối tượng khách hàng là các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn ( từ vài trăm con tới hàng nghìn con ), đối tượng khách hàng này thường tập chung thành những khu vực vùng chăn nuôi với quy mô lớn tập chung nhiều trang trại theo những địa phương thành những làng nghề, các hợp tác xã chăn nuôi,… Đây là hai nhóm khách hàng mục tiêu của Công ty.

    Bảng 2.2:  Đặc điểm kỹ kinh tế kỹ thuật của một  số giống gà
    Bảng 2.2: Đặc điểm kỹ kinh tế kỹ thuật của một số giống gà

    TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

      Công ty Japfa comfeed là công ty 100% vốn của Inđônêxia, với sản phẩm chủ yếu là gà thương phẩm siêu thịt lông trắng. Công ty này cũng có tiền lực tài chính rất mạnh với hệ thống kênh phân phối rộng khắp. Tuy nhiên công ty này không chú trọng đầu tư vào việc sản xuất giống gia cầm mà quan tâm đến đầu tư cho sản xuất thức ăn chăn nuôi và hoạt động giết mổ gia cầm.

      Tuy vậy công ty vẫn là một đối thủ cạnh tranh đáng lo ngại của công ty cổ phần Lương Mỹ. Ngoài ra, hiện nay còn có rất nhiều các xí nghiệp nhỏ, các trại ấp tư nhân cung cấp giống gia cầm tại khu vực miền bắc. Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt đòi hỏi công ty phải tìm ra những hướng đi mới trong tương lai.

      Bảng 2.4: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty
      Bảng 2.4: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty