MỤC LỤC
Định nghĩa của Việt Nam: Theo quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định 36 CP ngày 24 tháng 4 năm 1997, KCX là khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Theo các chuyên gia kinh tế, trong thời gian qua ở các nước Châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Malaixia, Trung Quốc… KCX, đặc khu kinh tế được thành lập nhiều và thu được nhiều thành công, do các nước này có lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, lại nằm trên các tuyến đường hàng hải nối liền các cảng và trung tâm thương mại sôi động bậc nhất thế giới.
- Hy vọng của các nước thành lập KCX là để tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo được nhiều công ăn việc làm, lợi dụng được kỹ thuật nước ngoài, tạo tác dụng lan toả các khu vực khác trong nước, nhưng thực tế thành quả đạt được rất hạn chế. - KCN do doanh nghiệp trong nước làm chủ đầu tư, Đặc trưng của các KCN này thường được xây dựng theo hình thức cuốn chiếu ( xây dựng đến đâu cho các nhà đầu tư thuê sau đó mới tiếp tục xây dựng tiếp), xuất đầu tư của các KCN này bình quân 120.000 USD/ha.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, quan điểm về phát triển KCN có sự thay đổi: phát triển KCN không chỉ chú trọng vào mục tiêu thu hút vốn FDI nhằm du nhập các yếu tố vốn, công nghệ, trình độ công nghệ của thế giới vào Việt Nam, xen kẽ khu vực trong nước, mà KCN còn là một giải pháp để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát huy nội lực của các thành phần kinh tế trong nước, thông qua việc thu hút các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư vào KCN. Ngoài ra, các doanh nghiệp KCN còn thu hút một lượng lớn người lao động Việt Nam vào các vị trí quản lý doanh nghiệp, đội ngũ lao động này được tiếp xúc với phương thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại, kỹ năng Marketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự… Đội ngũ lao động này, khi chuyển đi làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam, hoặc tự mình khởi sự doanh nghiệp sẽ áp dụng phương thức quản lý tiên tiến đã tiếp thu được vào hoạt động của doanh nghiệp mình.
Một số tổ chức quốc tế, chẳng hạn OECD, định nghĩa FDI theo nghĩa rộng hơn: bao gồm các hoạt động kinh tế của các cá nhân và pháp nhân, kể cả việc cho vay dài hạn hoặc sử dụng nguồn lợi nhuận tại nước sở tại nhằm mục đích tạo dựng các quan hệ kinh tế lâu dài và mang lại khả năng gây ảnh hưởng thực sự về quản lý. - Hành vi thực hiện FDI có thể rất khác nhau như: đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, mở rộng các doanh nghiệp FDI sẵn có, mua cổ phiếu của doanh nghiệp nội địa vượt quá giới hạn phân định FDI với đầu tư mua cổ phiếu thông thường (FPI), cho vay dài hạn kèm theo điều kiện kiểm soát, v.v….
Năng động hoá nền kinh tế, tạo sức sống mới cho các doanh nghiệp thông qua việc trao đổi công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý, văn hoá kinh doanh, v.v…;. Đầu tư FDI, nhất là các công ty xuyên quốc gia, có thể sẽ gây nên những vấn đề phức tạp mới về chuyển giao các công nghệ quá hiện đại mà không phù hợp;.
- Cơ chế quản trị và phân phối kết quả kinh doanh thường theo nguyên tắc đối vốn; hình thức pháp lý có thể khác nhau tuỳ theo luật pháp của các nước nhưng thông thường là hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. (doanh nghiệp BOT kinh doanh theo điều kiện ký kết với nước chủ nhà thu lợi ích cho chủ đầu tư), Chuyển giao (sau một thời gian nhất định đủ để hoàn vốn, toàn bộ công trình được chuyển giao không bồi hoàn cho nước chủ nhà).
Ngày càng nhiều các KCN được thành lập và có nhu cầu phát triển nên cần một khối lượng lớn vốn đầu tư trong khi nguồn vốn lớn đầu tư trong khi nguồn vốn FDI vào Việt Nam còn có hạn. Sắp tới khi các KCN được cấp giấy phép đã xây dựng xong và các KCN mới được thành lập thì nhu cầu thu hút vốn FDI vào phát triển KCN lại có xu hướng tăng lên.
Nghiên cứu các giải pháp tăng cường thu hút FDI vào các KCN ở Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết và thực tiễn.
Ngoài triển khai Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp cùng các Nghị Định hướng dẫn đã được ban hành đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư, nhiều biện pháp đã được tiến hành nằm hạn chế và khắc phục tình trạng yếu kém của hệ thống kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Theo kết quả thăm dò của tổ chức JBIC, các doanh nghiệp Nhật Bản xếp Việt Nam vào vị trí thứ 3 trong số các nước cần thu hút đầu tư, sau Trung Quốc và Ấn Độ, vượt trên Thái Lan là nước đứng vị trí thứ 3 và năm 2005. Đặc biệt, các hoạt động xúc tiến đầu tư được tổ chức trong khuôn khổ các chuyến thăm các nước của Lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội và các ngày Việt Nam ở nước ngoài đã góp phần gia tăng sự hiểu biết về nước ta, củng cố hình ảnh Việt Nam với tư cách là một điểm đến an toàn và đầy hứa hẹn đối với các nhà đầu tư.
Đặc biệt, vẫn xảy ra tình trạng quá tải về dịch vụ cảng biển, thiếu điện tại một số địa phương, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và gây tâm lý lo ngại đối với các nhà đầu tư mới. Nền kinh tế thế giới tiếp tục chịu nhiều tác động bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế như giá nguyên liệu, nhiên liệu biến động mạnh, nhất là giá dầu thô, thiên tai xảy ra trên diện rộng và diễn biến phức tạp.
Một số dự áncó vốn tăng thêm cao điểm hình như dự án công ty TNHH Công nghiệp Gốm Bạch Mã (Bình Dương) tăng 150 triệu USD, Công ty TNHH Hoya Glass Disk (Hà Nội) tăng 130 triệu USD, Công ty Giầy Ching Luh (Long An) tăng 98 triệu USD, Nhà máy sản xuất in Canon ở KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh tăng 70 triệu USD, Công ty Formosa ở KCN Nhơn Trạch III, Đồng Nai tăng 66,4 triệu USD. Ngoài ra, trong năm 2006, có 2 dự án có vốn FDI lớn vào KKT Dung Quất là dự án sản xuất thép của Tập đoàn Tycoons Worldwide Steels (Đài Loan) với tổng vốn đầu tư giai đoạn I là 556 triệu USD và Dự án cơ khí nặng của Tập đoàn Dossan (Hàn Quốc) với tổng vốn đầu tư 260 triệu USD.
Đặc biệt, theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan tổ chức thành công tuần lễ cấp cao APEC tháng 11 năm 2006, trong đó có các diễn đàn đầu tư kinh doanh với sự tham dự của đại biểu hàng trăm tập đoàn lớn trên thế giới đã tác động trực tiếp tới hoạt động ĐTNN tại nước ta. Thực hiện nghị định 108/2006/NĐ-Chính phủ ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư về việc phân cấp quản lý Nhà nước đối với hoạt động ĐTNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã bàn giao dự án ĐTNN cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và Ban Quản lý các KCN-KCX địa phương; phối hợp với các địa phương trong giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện phân cấp, chỉ đạo các cơ quan quản lý đầu tư tại địa phương thực hiện rà soát các dự án sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư để có biện pháp sử lý thích hợp.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI đạt kết quả khả quan với tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã của nước ta, thể hiện qua các chỉ tiêu về doanh thu, xuất khẩu và nộp ngân sách nhà nước. - Chất lượng và quy mô của các dự án mới và các dự án tăng vốn trong năm 2006 được nâng cao so với năm trước; đã thu hút được một số dự án quy mô lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ tiên tiến như dự án nhà máy sản xuất chip điện tử Intel Products Việt Nam, dự án sản xuất thép Posco, dự án sản xuất thép Tycoons Worldwide Steel, dự án tăng vốn của Canon, Matsushita, Nidec….
45 quốc gia đầu tư vào các KCN nhưng phần lớn là từ Châu Á (chiếm khoảng 80%), các quốc gia Châu Âu, Bắc Mỹ… Nhưng nước có kỹ thuật cao, kỹ thuật hiện đại lại chiếm tỷ lệ đầu tư khá khiêm tốn trong cơ cấu đầu tư vào các KCN, KCX ở nước ta. Theo số liệu điều tra, hầu hết lực lượng lao động ở các địa phương có KCN chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn, không quen với môi trường lao động công nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghệ quản lý và sản xuất hiện đại của các doanh nghiệp trong các KCN.
Có thể khẳng định, việc xây dựng và phát triển các KCN là chủ trương đúng đắn của Đảng nhưng tình trạng “cạnh tranh” giữa các địa phương với những ưu đãi riêng “xé rào” để thu hút đầu tư, chấp nhận dùng ngân sách địa phương bù lỗ, làm ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước, thu hẹp diện tích đất nông nghiệp là một thực tế cần nghiêm túc xem xét để các KCN nước ta phát triển theo hướng chất lượng, bền vững chứ không dừng ở việc tăng số lượng. Tình hình đầu tư phát triển các KCN không theo quy hoạch tổng thể chung, thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng nên không tận dụng được lợi thế so sánh, dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt để thu hút đầu tư, hiệu quả KCN bị giảm sút, xây dựng kết cấu hạ tầng đắt hơn, vốn bị chon lâu, những vướng mắc trong khâu giải toả, đền bù, giá thuê đất khá cao… tất cả những nguyên nhân này đã làm cho việc thu hút FDI vào các KCN ở các địa phương trong cả nước sẽ bị ảnh hưởng không tốt, làm tổn hại đến lợi ích chung của quốc gia, còn các nhà đầu tư trong nước thì quan tâm không nhiều.
Cơ khí đóng tàu, sản xuất máy móc, thiết bị điện tử, thiết bị thông tin, phần mềm và vật liệu xây dựng cũng là những lĩnh vực kinh tế hứa hẹn, nếu có chính sách khuyến khích đầu tư đúng mức. - Trong 5 năm tới, thu hút FDI mới và mở rộng tăng vốn dự kiến đạt khoảng 12 tỷ USD (trong đó thu hút mới 1.550 dự án) với đặc điểm là sẽ tăng trong giai đoạn từ 2005 – 2007 phù hợp với xu thế phục hồi kinh tế thế giới, những cải cách về môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam, những ngành và lĩnh vực có khả năng thu hút thêm vốn đầu tư và nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của WTO.
Như vậy, chính phủ cần có quy hoạch tổng thể và chi tiết các vùng kinh tế cho cả nước ( vùng Đồng bằng Sông Hồng, Vùng Đông Nam Bộ, vùng Duyên Hải Trung Bộ, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Tây Nguyên và Đồng bằng song Cửu Long), cho các vùng kinh tế trọng điểm (có thể xây dựng các KCN chuyên ngành như cơ khí, điện, điện tử, dệt may, da giầy, công nghệ cao…) và cho cả 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trong đú cần làm rừ cỏc khu vực kinh tế đặc thự như kinh tế du lịch, kinh tế cụng nghiệp, kinh tế nông nghiệp, kinh tế kỹ thuật cao… Xây dựng các vùng kinh tế chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản; các vùng kinh tế sản xuất các nguyên vật liệu, năng lượng các KCN hoá chất, các khu dịch vụ dào tạo,. Thực hiện các chương trình vận động trực tiếp đối với từng lĩnh vực, dự án và đối tác cụ thể theo hướng: Tiếp xúc trực tiếp ở các cấp độ khác nhau (kể cả chính phủ, Nhà nước), với các Công ty, các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ để xúc tiến thực hiện một số dự án quan trọng được lựa chọn, đồng thời cam kết hỗ trợ thực hiện có hiệu quả các dự án này nhằm mở đường cho việc thu hút các Công ty trực thuộc hoặc có quan hệ kinh doanh với các tập đoàn nói trên đầu tư vào KCN; Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng, tổ chức tài chính, các Công ty tư vấn, xúc tiến đt nước ngoài… để phối hợp vận động các khách hàng của họ đầu tư vào Việt Nam; Chuẩn bị thông tin chi tiết về một số dự án có tính khả thi cao để đưa ra giới thiệu với các nhà đầu tư có tiềm năng nhân dịp các chuyến thăm của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chính phủ đi các nước.