Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Kinh doanh Vật tư Thiết bị

MỤC LỤC

NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH

Nhược điểm của các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty

- Trong Công ty đã không quan tâm một cách đồng bộ đến tất cả các loại TSCĐ. Số máy móc thiết bị của Công ty gồm nhiều loại khác nhau phục vụ cho sản xuất sản phẩm trong dây chuyền công nghệ. Vì vậy, loại thiết bị nào cũng quan trọng, đều đóng góp một phần trong việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao mẫu mã phù hợp.

- Trong công tác quản lý TSCĐ như đã nói ở trên là tương đối chặt chẽ, song việc phân công, phân cấp quản lý còn chưa thật chặt chẽ. - Công ty đầu tư đồng bộ một cách hơn nữa thì việc sản xuất sẽ được tiến hành liên tục, giảm bớt thiệt hại không đáng có. Vì vậy qua việc tính giá về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty những mặt ưu điểm thì Công ty cần phát huy tốt hơn nữa, còn một số nhược điểm nhỏ, Công ty sẽ khắc phục dần dần để hoàn thiện bộ máy sản xuất của Công ty nhằm phát triển tốt hơn nữa đem lại thu nhập cho công nhân viên, lợi nhuận đem lại cho Công ty.

Một số kiến nghị và biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Kinh doanh Vật tư Thiết bị

Nâng cao được trình độ tay nghề cho công nhân sẽ giúp cho họ có thể sử dụng và phát huy tối đa công suất máy móc từ đó giảm bớt được chi phí sản xuất. + Mở lớp học bồi dưỡng, phổ biến kỹ thuật về trình tự vận hành các máy móc thiết bị, công nhân có thể chủ động điều khiển máy móc một cách linh hoạt để nếu khi có điều kiện xấu xảy ra thì công nhân có thể xử lý tốt các tình huống. + Tổ chức các cuộc thi tay nghề giỏi trong toàn nhà máy, từ đó có điều kiện để khuyến khích người lao động tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao tay nghề, phát huy sức sáng tạo trong sản xuất.

Khi tay nghề của công nhân được nâng cao sẽ góp phần quan trọng vào việc phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị, sản phẩm sản xuất và tiêu thụ càng tăng làm giảm chi phí góp phần làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận từ dó cho hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng lên. Kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Công ty đã có kế hoạch đầu tư đổi mới máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến nhưng kế hoạch này chưa thực hiện, kết quả là vì yếu tố vốn. Chỉ những năm gần đây, Công ty mới thực hiện đổi mới một số thiết bị sản xuất nên chưa đồng bộ làm cho năng suất chưa cao.

+ Công ty có thể huy động vốn từ các cán bộ công nhân viên qua hình thức phát hành trái phiếu, một hình thức được nhiều nước trên thế giới. Nếu Công ty áp dụng biện pháp này sẽ có tác dụng nâng cao tinh thần trách nhiệm người lao động với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Với tình hình phát triển kinh tế như nước ta hiện nay chắc chắn trong tương lai lãi suất ngân hàng vẫn đảm bảo được tính ổn định đó.

Nếu trong thời gian tình hình sản xuất của Công ty đi lên, Công ty có khả năng hoàn trả vốn và lãi suất ngân hàng thì giải pháp vay vốn ngân hàng để mua sắm máy móc thiết bị đối với các Công ty là có khả năng thực hiện được. Ngoài ra, Công ty còn có thể thanh lý nhanh số TSCĐ không cần dùng chờ xử lý để thu một khoản tiền đầu tư cho việc mua sắm máy móc thiết bị. Thực tế ở Công ty trong thời gian qua, công tác quản lý TSCĐ nhìn chung tương đối chặt chẽ tới từng phòng ban, phân xưởng, có hình thức khen thưởng, xử phạt kịp thời là những ưu điểm mà Công ty đã đạt được.

- Công ty cần hoàn thiện việc phân công, phân cấp quản lý TSCĐ bằng việc giao trách nhiệm quản lý tới từng cá nhân cụ thể tất yếu sẽ làm tăng trách nhiệm của cá nhân họ đối với TSCĐ mà mình được giao trách nhiệm quản lý. Các biện pháp thưởng phạt cũng được phát huy tác dụng hơn bởi vì bản thân họ được hưởng không phải chia cho người khác, nếu quản lý tốt thì mới được khen thưởng, còn nếu quản lý không tốt gây mất. Việc giao quyền quản lý TSCĐ đối với từng cá nhân cụ thể càng có thuận lợi là người lao động được giao trách nhiệm quản lý TSCĐ mà mình sử dụng.