MỤC LỤC
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở vùng đất cát nội đồng xã Phong Hòa - huyện Phong Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế. • Đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng sinh trưởng, phát triển của Keo lưỡi liềm tại khu vực nghiên cứu.
• Đánh giá tình hình sinh trưởng của một số dòng Keo lưỡi liềm tại khu vực nghiên cứu. • So sánh khả năng sinh trưởng của Keo lưỡi liềm với một số loài Keo khác tại khu vực nghiên cứu.
Mật độ cây trên diện tích ô phải đảm bảo, diện tích ô tiêu chuẩn được chọn với diện tích là 1000m2, dạng hình chữ nhật có chiều dài 50m và chiều rộng 20m. + Mẫu khi sấy cứ 2 giờ thì được kiểm tra 1 lần, nếu sau 3 lần kiểm tra liên tiếp thấy trọng lượng trong mỗi hộp nhôm không đổi thì đó chính là trọng lượng khô kiệt của mẫu.
Để nghiên cứu đặc điểm lý hóa tính của đất tại khu vực nghiên cứu, tôi tiến hành đào phẫu diện với kích thướt 1m x 1m x 1m. Đây là vùng nội đồng, cộng với khu vực xung quanh có các khu rừng bao bọc, nên ít xảy ra các hiện tượng di động của cát. Các tầng của đất cát nơi đây có sự phân hóa về màu sắc, tầng mặt xám hơi đen, tầng dưới có màu xám vàng xen vệt trắng.
Nhìn chung độ ẩm của đất khu vực này khá thấp, do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, hiện tượng khô nóng kéo dài, lượng mưa trong các tháng nghiên cứu là không đáng kể. Mùn là những hợp chất hữu cơ cao phân tử phức tạp mà phân tử bao gồm nhiều đơn vị cấu tạo khác nhau, chúng được nối với nhau bằng các cầu nối. Khí hậu nơi đây có mùa mưa và mùa khô xen kẻ, nhiệt độ trung bình 24-250C, lượng mưa vào mùa mưa khá lớn là điệu kiện tốt cho quá trình hình thành mùn.
Từ các phân tích trên, ta có thể kết luận về các đặc điểm lý hóa tính của đất tại khu vực nghiên cứu: đất tại khu vực nghiên cứu có độ ẩm tương đối thấp, thuộc nhóm đất có tính chất chua ít và có hàm lượng mùn trung bình. Hiện nay đang có các công trình nghiên cứu đưa các loài cây thuộc chi Acacia vào trồng ở những khu vực đất bỏ hoang nhằm mục đích cải tạo đất, hạn chế các thiên tai, các hiện tượng cát di động …, và theo đánh giá của các chuyên gia cũng như người dân nơi đây thì Keo lưỡi liềm hiện là loài có triển vọng nhất, có mức sinh trưởng khá tốt so với các loài khác.
Tại thôn Đức Phú – xã Phong Hòa, tôi tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng Keo lưỡi liềm 6 tháng tuổi đang được trồng tại địa phương với cùng một biện pháp chăm sóc (bón 50g NPK + vun gốc). Mục tiêu của thí nghiêm là nhằm tìm ra được dòng Keo lưỡi liềm có sức sinh trưởng về đường kính và chiều cao tốt nhất với cùng một biện pháp kỹ thuật chăm sóc. Qua biểu đồ 4.1, ta thấy với cùng một phương thức chăm sóc thì sinh trưởng về đường kính gốc của các dòng Keo lưỡi liềm khác nhau có sự khác nhau.
Vỡ thế, có thể chọn một trong 2 dòng có đường kính gốc trung bình lớn nhất (dòng 34 hoặc dòng 36) làm dòng có sinh trưởng đường kính tốt nhất. Qua biểu đồ 4.2, ta thấy với cùng một phương thức chăm sóc thì sinh trưởng về chiều cao của các dòng Keo lưỡi liềm khác nhau có sự khác nhau. Kết quả tính toán tiêu chuẩn t xác định loài có sinh trưởng đường kính tốt nhất được kết quả │ ttính │ = 3.23 > t05 = 2.18, cho thấy với cùng một phương thức chăm sóc thì sinh trưởng đường kính của loài Keo lưỡi liềm ở các dòng khác nhau là khác nhau.
Từ các kết quả thu được ở các bảng, qua các biểu đồ, các quá trình xử lý, ta thấy rằng: trong tất cả các dòng Keo lưỡi liềm được thí nghiệm thì dòng 36 có mức sinh trưởng cao nhất về chỉ tiêu chiều cao, về chỉ tiều đường kính gốc thì dòng 34 và dòng 36 có mức sinh trưởng cao nhất. Tuy nhiên, các mô hình trồng rừng Keo lưỡi liềm ở vùng đất cát nội đồng huyện Phong Điền đã tiến hành trên một thời gian dài, thời gian nghiên cứu, đánh giá sinh trưởng của đề tài ngắn, kết quả thu được cũng chỉ là bước đầu, vì vậy cần có thêm nhiều nghiên cứu, đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện hơn về nhiều chỉ tiêu, nhiều yếu tố hơn trong thời gian tiếp theo.
So sánh khă năng sinh trưởng của Keo lưỡi liềm với một số loài Keo. Qua biểu đồ 4.3 và bảng 4.9, ta thấy: sinh trưởng về chiều cao vút ngọn và lượng tăng trưởng hằng năm của loài Keo lưỡi liềm cao hơn so với hai loài Keo lai và Keo tai tượng. Biểu đồ 4.4: So sánh đường kính trung bình giữa các loài keo Qua biểu đồ 4.4 và bảng 4.10 trên ta thấy được: sinh trưởng về đường kính 1.3m trung bình và lượng tăng trưởng hằng năm của Keo lưỡi liềm lớn hơn so với sinh trưởng về đường kính 1.3m trung bình của 2 loài Keo lai và Keo tai tượng.
Sinh trưởng về đường kính tán trung bình của các loài keo được thể hiện qua bảng 4.11. Qua biểu đồ 4.5 và bảng 4.11 ta thấy: sinh trưởng về đường kính tán và lượng tăng trưởng của Keo lưỡi liềm lớn so với Keo tai tượng và thấp hơn so với sinh trưởng về đường kính tán và lượng tăng trưởng của Keo lai. Vậy qua các biểu đồ 4.3, 4.4, 4.5 và các bảng ta có thể thấy rằng loài Keo lưỡi liềm có các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính và chiều cao vút ngọn đều cao hơn so với 2 loài Keo còn lại.
Xét tổng thể tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng thì ta thấy Keo lưỡi liềm là loài đạt được mức sinh trưởng tốt nhất, chứng tỏ rằng Keo lưỡi liềm là loài có triển vọng, thích hợp cho việc trồng rừng ở các vùng đất cát nội đồng khu thực Thừa Thiên - Huế.
Vỡ vậy, việc theo dừi lượng sinh khối của các mô hình rừng đóng vai trò quan trọng trong đánh giá khả năng hấp thu khí Cacbonic của rừng. Sinh khối tươi rừng trồng là trọng lượng tươi của khu rừng trên một đơn vị diện tích xác định (thường tính bằng tấn/ha). Việc đo đếm sinh khối tươi của rừng trồng được thực hiện trên hiện trường thông qua hệ thống các ô tiêu chuẩn điển hình.
Nhằm mục đích xác định mức sinh khối đạt được của mô hình rừng Keo lưỡi liềm 6 năm tuổi tại khu vực nghiên cứu, tôi tiến hành chặt hạ một số cây đại diện để đánh giá các chỉ tiêu sinh khối mà mô hình đạt được. Bằng phương pháp xác định trọng trọng lượng tươi và trọng lượng khô kiệt theo phương pháp đã đề cập ở phần trên, kết quả xác định sinh khối và trữ lượng Cacbon rừng trồng được tổng hợp ở bảng. Hay nói cách khác sinh khối ở phần gỗ bán đi trong trường hợp mô hình này ở thời điểm hiện tại là 19.14 tấn/ha và phần sinh khối mà mô hình này để lại cho rừng trồng là 17.26 tấn/ha.
Đây là mô hình rừng keo được trồng với nguồn giống chưa phải là tốt nhất, các biện pháp kỹ thuật chăm sóc còn hạn chế, nhưng đã tạo lượng 21.57 tấn C/ha. Hy vọng sau các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhóm nghiên cứu khoa học, sẽ tạo được nguồn giống có chất lượng cũng như xác định được các biện pháp kỹ thuật chăm sóc thích hợp, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của Keo lưỡi liềm ở vùng đất cát nội đồng, từ đó góp phần cải thiện điều kiện khí hậu tại khu vực nghiên cứu.
Đề xuất một số giải pháp phát triển loài Keo lưỡi liềm trên vùng đất. Xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn trong công tác nông lâm nghiệp ở địa phương. Tạo điều kiện cho các cán bộ được tham gia các đợt hội thảo khoa học về cây Keo lá liềm để có được các định hướng cũng như giải pháp phát triển tốt loài Keo này.
Nhà nước cần quan tâm và có chính sách ưu đãi, hỗ trợ nguồn vốn vay cho người dân về các dự án trồng rừng, đặc biệt đối với các hộ dân nghèo. Địa phương cần tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án trồng rừng để thu hút nguồn vốn, mua cây giống, đầu tư kỹ thuật để giao cho người dân trồng rừng và hưởng lợi, góp phần nâng cao đời sống kinh tế, xã hội ở địa phương.