Các giải pháp đảm bảo vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái

MỤC LỤC

Bảo đảm vốn đầu tư và nhân tố liên quan đến bảo đảm vốn đầu tư

Nếu như trước năm 1990, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước chưa được sử dụng như một công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng đáng kể và bắt đầu có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của chinh phủ. Nhìn tổng quan, nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặtcThực tế phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu của một số ngân hàng thương mại quốc doanh cho thấy, chỉ trong thời gian ngắn đã huy động được hàng ngàn tỷ đồng và hàng chục triệu USD từ khu vực dân cư. Thị trường vốn mà cốt lừi là thị trường chứng khoỏn như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức hành chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nên kinh tế.

Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới.Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển thường được các nước thuộc thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm. Do được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao cũng như sự thận trọng trong kinh doanh ngân hàng (tính rủi ro ở nước đi vay, của thị trường thế giới và xu hướng lãi suất quốc tế), nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại thường được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu và thường là ngắn hạn. Đối với Việt Nam để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững, nhằm mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nhà nước rất coi trọng việc huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

Khái quát về tỉnh Yên Bái 1. Vị trí địa lý kinh tế

- Về tài nguyên rừng: Trong trồng rừng đã sử dụng các giống cây lâm nghiệp mới như keo lai, bạch đàn mô…Ngoài nguồn lực được TƯ cân đối trong dự án 5 triệu ha rừng, tỉnh còn dành một lượng vốn đáng kể để trồng rừng các huyện phía Tây. *Rừng đặc sản quế: Quế là cây rừng có giá trị kinh tế cao, sản phẩm quế vỏ và tinh dầu quế đã được xuất khẩu trên thị trường thế giới. Nhiệm vụ của ngành thủy sản trong thời gian qua chủ yếu là hướng dẫn bà con nông dân sản xuất cá giống, nuôi và đánh bắt cá thịt, tận dụng ao hồ, thực hiện một số dự án nuôi trồng thủy hải sản như: tôm càng xanh, rô phi đơn tính…Hàng năm sản xuất được trên 30 triệu cá giống cung cấp cho nhân dân nuôi cá lồng và nuôi cá thâm canh trên những diện tích ao hồ nhỏ.

- Yên Bái có nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều di tích cách mạng, nhiều dân tộc thiểu số có những nét văn hóa riêng biệt mang đậm đà bản sắc dân tộc vùng núi phía Bắc là tiền đề để phát triển ngành du lịch. Từ năm 2004 nhà nước đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch Tân Hương, nhằm khai thác các tiềm năng thế mạnh về du lịch của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của tình hình trong nước và khu vực, chưa phát huy hết được các tiềm năng của tỉnh.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: nhìn chung cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, đạt và vượt mục tiêu đề ra, nhưng sự phát triển của cơ cấu kinh tế cũng còn một số hạn chế. Trong sản xuất nông lâm nghiệp đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng, tập trung đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. - Thương mại, dịch vụ: họat động thương mại dịch vụ trên địa bàn đã có bước phát triển, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Hoạt động lưu thông hàng hoá trên toàn địa bàn phát triển ổn định, thị trường khu vực nông thôn, vùng cao có dấu hiệu ngày càng phát triển hơn. Khu vực quốc doanh vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong lưu thông hàng hoá thiết yếu, mặt hàng chính sách xã hội, thực hiện tốt việc thu mua nông lâm sản cho nông dân, việc thực hiện văn minh thương mại đã được coi trọng. Về điều kiện đảm bảo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo: dự kiến đến hết năm 2005 toàn tỉnh có tổng số 27 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 7 trường mầm non, 15 trường tiểu học, 3 trường THCS, 2 trường PTTH.

Công tác thường trực cấp cứu, khám chữa bệnh tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực và các cơ sở y tế đã được chú trọng nhưng còn nhiều hạn chế do các trang thiết bị y tế hiện đại còn thiếu, trình độ của cán bộ y tế còn yếu, hệ thống cơ sở y tế cấp huyện xuống cấp nghiêm trọng….

Một số những kiến nghị nhằm bảo đảm vốn đầu tư cho một số công trình trọng điểm của tỉnh

- Bảo đảm thống nhất các định chế quản lý đối với các dự án đã đi vào hoạt động để tránh sự bỏ sót hoặc tuỳ tiện trong quản lý nhà nước đối với các dự án đang hoạt động. Đối với hệ thống giao thông đường xá trong quá trình xây dựng cần chú ý thực hịên phương châm sử dụng vật liệu tại chỗ tuy nhiên cần chú trọng áp dụng vật liệu mới và công nghệ mới phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh. Ở những nơi có điều kiện nên thực hiện chủ trương bê tông hoá thay cho nhựa hoá đường giao thông nông thôn khi sản xuất xi măng ngày càng tăng và sử dụng các vật liệu tại chỗ như đá, cát, sỏi.

Các loại quốc lộ, tỉnh lộ và đặc biệt là đường giao thông nông thôn cần sửa chữa, nâng cấp hàng năm rất lớn cả về khối lượng công việc và vốn là một khâu quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải của cả nước, do đó phải có bộ máy về quản lý, phải xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng để tăng cường khả năng quản lý và phát triển mạng lưới giao thông đường bộ ở tỉnh. Các sở giao thông vận tải của tỉnh, huyện trong thành phố Yên Bái cần có các bộ phận chuyên trách về từng loại đường giao thông để tham mưu cho UBND tỉnh, huyện. Tại các xã nên có cán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng và quản lý đường giao thông nông thôn.

- Trên địa bàn tỉnh còn 7 xã chưa có đường ô tô đến được trung tâm, đề nghị TW trợ giúp 35 tỷ đồng cộng với sự đóng góp của nhân dân địa phương để hoàn thành các tuyến đường này gồm các xã: Chế Tạo (Mù Cang Chải);. - Là một tỉnh miền núi tiềm năng về rừng còn rất lớn nhưng hiện nay mới khoanh nuôi bảo vệ được 52.000 ha với suất kinh phí hỗ trợ 50.000 đồng/ha, trong khi nhu cầu diện tích rừng phòng hộ cần được khoanh nuôi bảo vệ trên 150.000 ha nữa, vì vậy đề nghị TW nâng suất kinh phí khoanh nuôi bảo vệ rừng lên 100.000 đồng/ha để người lao động ổn định cuộc sống mới yên tâm sống với rừng và bảo vệ rừng. - Thành phố Yên Bái mới được công nhận đầu năm 2002 có nhu cầu đầu tư cho chỉnh trang đô thị, đề nghị nhà nước đầu tư 10 tỷ đồng để mở rộng một số đường giao thông trong nội thành.

- Nhà nước cần có chính về bảo hiểm các cây trồng, vật nuôi để giảm thiệt hại cho nông dân khi gặp thiên tai hoặc rủi ro về giá cả do biến động của thị trường. - Đề nghị Bộ công nghiệp: nghiên cứu bổ sung quy hoạch một số mỏ trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có khu mỏ sắt Làng Thảo trữ lượng hàng trăm triệu tấn; sớm phê duyệt dự án quy hoạch thủy điện nhỏ từ 1-50MW;. - Đề nghị Bộ Công nghiệp xem xét trình chính phủ phê duyệt khu công nghiệp phía Nam vào quy hoạch các khu công nghiệp quốc gia và hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng từ 50-80 tỷ đồng thời kỳ 2006-2010.

- Đề nghị chính phủ sớm phê duyệt tuyến hành lang kinh tế Côn Minh- Hà Nội- Hải Phòng liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng, trong đó có tỉnh Yên Bái.