MỤC LỤC
Rủi ro vốn chủ sở hữu của ngân hàng cho thấy bao nhiêu giá trị tài sản có thể giảm trước khi vị trí của những người ký thác và các chủ nợ bị đặt vào thế nguy hiểm, có nghĩa là vốn chủ sở hữu của ngân hàng không đủ bù đắp cho các khoản tiền gửi vào ngân hàng khi gặp rủi ro trong hoạt động. Khi ngân hàng không đáp ứng nhu cầu về tiền mặt cho khách hàng sẽ dẫn đến sự suy giảm niềm tin ở khách hàng và mất những cơ hội kinh doanh…Nghiêm trọng hơn rủi ro thanh khoản xảy ra có thể sẽ dẫn đến những khủng hoảng và sự sụp đổ của một ngân hàng và sự tổn thất tài chính của các đối tượng liên quan.
- Đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch hoặc so với tình hình kỳ trước, so với các ngân hàng tiêu biểu cùng nhóm hoặc chỉ tiêu bình quân ngành và thông số thị trường. - Phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến tình hình thực hiện và mối quan hệ giữa các yếu tố đó.
Gồm phân tích kết cấu dư nợ, diễn biến nợ xấu, tình hình cho vay và công tác thu nợ đối với tín dụng ngắn, trung và dài hạn qua các thời kì để biết được quy mô của hoạt động tín dụng cũng như mức hiệu quả mà ngân hàng đạt được đối với tăng trưởng tín dụng và thu hồi nợ. Chỉ số này giúp xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động.
Nó đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm.
Hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng là rủi ro mà lãi hoặc gốc, hoặc cả gốc lẫn lãi trên các khoản cho vay sẽ không nhận được như khách hàng đã cam kết. Trong đó, tài sản nhạy cảm với lãi suất là những tài sản mà khi lãi suất thị trường thay đổi các tài sản này sẽ mang lại thu nhập thay đổi cho ngân hàng.
GIỚI THIỆU CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU. Trong quá trình hình thành và phát triển, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau chủ yếu cho vay tài trợ chế biến hàng xuất khẩu, ngoài ra chi nhánh còn cho vay các đơn vị đầu tư mới, cải tạo mở rộng nhiều trang thiết bị hiện đại, xây dựng nhà máy, dây chuyền sản xuất có giá trị hàng trăm tỷ đồng, thay đổi cải tạo hệ thống máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu của nhiều nhà máy, xí nghiệp, nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng HAACCP, ISO 9000, ISO 9002, GMP-WHO…mở rộng các mặt hàng xuất khẩu đạt tiêu chuẩn xuất sang thị trường Châu Âu, Mỹ,… cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho vay phục vụ tiêu dùng cá nhân….
- Giúp nền kinh tế của tỉnh Cà Mau ngày càng phát triển, nhất là các đơn vị sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn đủ vốn thu mua nguyên liệu sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. - Thu đổi ngoại tệ, Séc du lịch, thanh toán thẻ (Master, VCB, Visa…) - Bảo lãnh các hợp đồng dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng….
- Tổ chức thu chi tiền mặt, góp phần cùng với Ngân hàng Nhà nước Tỉnh điều hoà lưu thông tiền tệ trên địa bàn. - Cung ứng vốn ngắn, trung dài hạn cho các thành phần kinh tế - Nhận tiền gửi của các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân,….
- Tổ vi tính: đảm bảo cho các chương trình vi tính phục vụ hoạt động của ngân hàng được liên tục, nối mạng toàn hệ thống Vietcombank để nhận các files, truyền dữ liệu, thống kê SWIFT, liên hàng đi, liên hàng đến…. - Tổ quản lý nợ: quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc giải ngân thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ.
Sự hấp dẫn của lãi suất cũng như việc cung cấp các dịch vụ thanh toán chuyên nghiệp đã thu hút lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, bên cạnh đó tiền gửi thanh toán của Ban quản lý dự án Khí-Điện- Đạm có giá trị lớn cũng là nguyên nhân góp phần tăng số dư huy động. + Vốn huy động từ NSNN, TCTD: chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong vốn huy động từ khách hàng, có biến động nhỏ qua hàng năm chủ yếu gồm các khoản tiền gửi của các ngân hàng khác nhằm phục vụ công tác thanh toán và của các cơ quan nhà nước trong địa bàn.
Bước sang năm 2007, trong hoàn cảnh tỉnh nhà phải đối mặt với những khó khăn như: thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh…nhưng nhờ có sự điều hành, chỉ đạo kịp thời phù hợp với tình hình địa phương nên tỉnh đã tạo ra những bước đột phá mới thúc đẩy tình hình kinh tế-xã hội phát triển, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 12.35(%), đây là mức tăng trưởng cao so với những năm vừa qua và so với mặt bằng chung của cả nước. Và mặc dù ngân hàng đã có đầu tư mới các tàu đánh bắt nhằm giúp khách hàng cải thiện tình hình tài chính để có khả năng trả nợ cho ngân hàng nhưng việc ra khơi đánh bắt của các hộ đem lại thu nhập thấp, lại thất thường do ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi và gánh nặng khắc phục hậu quả do bão số 5 để lại nên thực sự khả năng trả nợ cho ngân hàng còn rất hạn chế.
Năm 2006, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại Cà Mau tiếp tục duy trì các bạn hàng truyền thống ở các nước Châu Á như Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông…Để mở rộng thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp đã tìm kiếm những khách hàng mới như: Úc, Hàn Quốc, Nga…để nâng cao khả năng bán hàng trong thời gian tới. + Độ an toàn về tài chính cao: Ngân hàng Vietcombank - Ngân hàng thương mại lớn và chuyên nghiệp nhất Việt Nam, với mạng lưới ngân hàng mạnh nhất và có mạng lưới rút tiền tự động ATM lớn nhất Việt Nam (hơn 400 máy ATM trên toàn quốc), hơn 5000 điểm chấp nhận thẻ và hàng nghìn các máy đọc thẻ tự động EDC trên toàn quốc của Vietcombank và 6 ngân hàng đại lý.
Tuy nhiên, trong bối cảnh sự xuất hiện nhiều ngân hàng và cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng quyết liệt, công tác tín dụng gặp nhiều khó khăn thì để đảm bảo hiệu quả kinh doanh các ngân hàng phải biết đa dạng hóa, nâng cao nguồn thu nhập của mình từ hoạt động khác để vừa hạn chế rủi ro, giảm bớt sức ép phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. - Thu nhập bất thường: vì đây là những khoản thu nhập phát sinh do chủ quan hoặc khách quan đưa tới mà ngân hàng có khi không dự tính trước hoặc dự tính trước nhưng ít có khả năng thực hiện và mang tính chất không thường xuyên như: thu về thanh lý tài sản cố định, thu tiền phạt vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ đã xóa….
Tuy nhiên điều này đòi hỏi ngân hàng phải đẩy mạnh và tích cực hơn nữa công tác huy động vốn, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và phát hành kỳ phiếu để tối thiểu hóa chi phí đầu vào, hạn chế hơn nữa việc vay vốn từ ngân hàng trung ương. Ngân hàng cần hoạch định chính sách nhằm tăng hơn nữa lợi nhuận ròng qua việc giảm chi phí đầu vào và tăng thu nhập từ hoạt động đầu tư tín dụng (vì đây là hoạt động chủ yếu nhất chiếm hơn 90 (%) trong tổng đầu tư) kết hợp với tăng thu từ cung cấp các dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ.
Tuy nhiên để đạt được những hiệu quả thiết thực, ngân hàng phải phân tích các yếu tố của môi trường hoạt động như mật độ dân cư, mức thu nhập của người dân, tính khả thi và tiềm năng của các dự án đầu tư, vị trí đóng trụ sở và nhu cầu của người dân… Bên cạnh đó, ngân hàng phải quan tâm đến lợi nhuận, so sánh giữa chi phí đầu tư và nguồn lợi tiềm năng trong tương lai. - Việc cho vay các dự án trung và dài hạn vốn có rất nhiều rủi ro, công tác thẩm định các dự án này cũng rất khó khăn, đòi hỏi nhân viên tín dụng phải có những kiến thức và kĩ năng thẩm định, am hiểu về ngành, thị trường , khả năng dự báo, kinh nghiệm phân tích… Do vậy, ngân hàng cần phối hợp với ngân hàng Ngoại thương Trung ương để nâng cao công tác đào tạo cho cán bộ tín dụng.
- Để thu hút và giữ chân khách hàng, ngân hàng cần phải cải tiến công tác thanh toán, sao cho nhanh chóng, thuận lợi và an toàn, chú trọng đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại như máy ATM có cả chức năng gửi tiền trực tiếp, phối hợp với các đơn vị kinh doanh trang bị máy thanh toán qua thẻ…. - Đối với cán bộ công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, chi nhánh cần tăng cường hơn nữa việc tiếp cận vận động mở tài khoản cá nhân, miễn phí phát hành thẻ, hướng dẫn các thủ tục giao dịch, sử dụng tài khoản cá nhân, hợp tác trong việc chi trả lương qua tài khoản, các khoản thanh toán khác….
+ Quản trị rủi ro: xét về tổng thể rủi ro thì ở mức an toàn nhưng ngân hàng cần phải tăng cường hơn nữa khả năng thanh khoản cho ngân hàng vì tính thanh khoản nhanh ở mức thấp trong khi tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong vốn huy động và các khoản vay ngắn hạn từ Vietcombank Trung ương nhiều. Tin chắc rằng, với sự phấn đấu không ngừng đó của Chi nhánh cùng với sự phối hợp giúp đỡ của Ngân hàng Ngoại thương Trung ương, chính quyền địa phương dựa trên nền tảng kinh tế vững mạnh có sự điều hòa của Nhà nước chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau sẽ ngày một phát triển và đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn nữa.
Bộ thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cần chủ động hướng dẫn các doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại quốc tế, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tránh những rủi ro đáng tiếc do không hiểu biết luật thương mại quốc tế, đồng thời giúp các doanh nghiệp nâng cao trình độ hiểu biết trong giao thương quốc tế. - Giữ vững tỷ giá ổn định lâu dài bằng các biện pháp tổng hợp như ổn định VND ở mức lạm phát thấp, cân bằng cán cân thương mại và cán cân thanh toán, tổ chức hoạt động thị trường giao dịch sôi động, linh hoạt, thuận tiện kết hợp với việc thực hiện chính sách lãi suất tiền gửi VND và ngoại tệ hợp lý để ổn định tỷ giá.