MỤC LỤC
Như vậy, hàng hóa sản xuất ra ở một nước nhưng có thể tiêu thụ ở nhiều nước khác nhau cho thấy tác động ngược trở lại của hoạt động xuất khẩu đối với chuyên môn hóa sản xuất, tạo điều kiện cho các quốc gia tiến hành chuyên môn hóa một cách sâu sắc. Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế, tất yếu sẽ đặt các doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm.
• Thứ ba: Điều kiện sinh thái tự nhiên của nhiều vùng nước ta rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất một số loại rau quả vụ đông có hiệu quả như cà chua, bắp cải, tỏi, khoai tây… Trong khi cũng vào thời gian này ở cả vùng Viễn Đông của Liên bang Nga và thậm chí ở cả Trung Quốc đang bị tuyết dày bao phủ không thể trồng trọt được gì, nhưng những nơi này lại là thị trường tiêu thụ lớn và tương đối dễ tính. • Thứ tư: Một số ít nông sản được các nước phát triển ở châu âu; Bắc Mỹ ưa chuộng như nhân dứa, lạc lại có thể trồng ở Việt Nam trên các đất bạc màu, đồi núi trọc (như điều) hay trên đất phèn, mặn (như dứa), lạc vụ 3 xen canh, nên không bị các cây trồng khác cạnh tranh, mà trên thực tế vẫn còn có khả năng mở rộng sản xuất.
Nếu như 5 năm trước, riêng trái dứa mới nhập khẩu vào Châu Âu khoảng 400.000 tấn thì nay đã tăng đột biến lên đến hơn 900.000 tấn và trong hầu hết các chợ, siêu thị ở Châu Âu đều có tiếp thị giới thiệu về sản phẩm dứa với nhiều hình thức. Nhìn vào bảng trên chúng ta cũng nhận ra được diễn biến kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Hà Lan, kim ngạch xuất khẩu tăng rất mạnh từ 12,87 triệu USD ở năm 2009 lên tới 23,6 triệu USD ở năm 2010. Italia là một trong những nước có lượng sản xuất rau quả cao nhất ở Châu Âu, nhưng như trên đã nói, người dân Châu Âu càng ngày càng để ý tới sức khỏe nên vẫn ưa chuộng các loại rau quả hữu cơ được trồng tự nhiên ở các đất nước nhiệt đới hơn là trong các lồng kính ở Châu Âu [II.24,25,26,27,28].
Vì vậy, các nước muốn xuất khẩu vào EU, đặc biệt là Việt Nam cần có kế hoạch nghiên cứu và tiếp cận các nhà nhập khẩu, các kênh phân phối và hệ thống bán lẻ ở Hà Lan để có thể xây dựng một chiến lược xuất khẩu các mặt hàng vào Hà Lan và qua đó vào EU.
Thị trường Châu Âu vừa là một thị trường tiềm năng nhưng cũng là thị trường mà người tiêu dùng đặc biệt khó tính, vì thế khi hiện nay Việt Nam là một trong những đối tác nhập khẩu rau quả với các nước Châu Âu thì đây được coi như là thành công bước đầu trong việc thâm nhập thị trường thành công. Các doanh nghiệp nhà nước, do hạn chế về kinh phí, kinh nghiệm nên không có cơ hội tổ chức nhiều đoàn ra nước ngoài nghiên cứu thị trường,tìm đối tác, nhưng họ rất năng động nắm bắt thông tin, thực hiện hợp đồng xuất khẩu nhỏ, có kim ngạch xuất khẩu tiểu ngạch chiếm tỷ trọng đáng kể. Hiện cả nước chỉ có Đồng bằng Sông Cửu Long đứng đầu về nuôi trồng và xuất khẩu rau quả, các khu vực khác tuy cũng có nhưng vẫn còn rất lẻ tẻ hoặc đang trong giai đoạn chuyên môn hóa, chưa có được sự liên kết giữa người sản xuất với các doanh nghiệp xuất khẩu, và sự liên kết giữa các khu vực trồng rau, quả trên cả nước với nhau.
Trong khi đó ở các nước cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam đều có những biện pháp để đảm bảo chất lượng tốt nhất về giống cây trồng, quá trình canh tác, như ở Malaysia còn có hội đồng ngành cây ăn quả được thành lập, hội đồng gồm các đại diện của Bộ, cục, công ty xuất khẩu, các đơn vị tư nhân và các trường đại học chuyên nghiên cứu về giống cây trồng.
Để ngành nông nghiệp hội nhập thành công, cần phải phát triển sản xuất theo quy mô lớn, áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm chất lượng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, cần tập trung vào khuyến khích phát triển sản xuất như: chuyển dịch cơ cấu sản xuất; hỗ trợ việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ lãi suất đầu tư cho các dự án phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến nông lâm sản; miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học, khuyến nông, chọn lọc, lai tạo và sản xuất giống, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới vào sản xuất; hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại. Trên cơ sở đó, hình thành các vùng chuyên canh, xây dựng các khu công nghệ cao và đẩy mạnh công tác khuyến nông áp dụng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao trình độ bảo quản, chế biến, tăng sức cạnh tranh của rau quả Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước. Các cơ quan liên quan cần tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ đồng thời thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp và người nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, ứng dụng công nghệ mới, đào tạo nhân lực, cải tiến hệ thống thông tin giá cả thị trường, xây dựng thương hiệu.
Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, giám đốc dự án EU- Việt Nam MUTRAP III [II.30], cho rằng: “xuất khẩu rau quả rất quan trọng nhưng về vấn đề SPS thì doanh nghiệp Việt Nam chưa biết nhiều, ví dụ như trái Thanh Long, kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng doanh nghiệp khi thu mua chưa áp dụng các tiêu chí về vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật…mà chỉ xem chất lượng bằng cảm quan”.
Hiện nay, trong lĩnh vực rau, quả mới có Hiệp Hội trái cây Việt Nam hoạt động, vì thế trong thời gian tới cần xem xét thành lập các Hiệp Hội chuyên về từng loại cây trồng hoặc có thể thành lập các Hiệp Hội chuyên về từng loại rau, hoa, quả nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong sản xuất và kinh doanh rau, quả đồng thời phối hợp, thống nhất hành động giữa các doanh nghiệp trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập và tự do hóa thương mại. Giữa các Hiệp hội này cần xây dựng quy chế liên kết, phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất và tiêu thụ rau, hoa, quả, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chính như: Xác định phương hướng phát triển sản xuất, kinh doanh, phổ biến và khuyến khích các thành viên áp dụng tiến bộ khoa kỹ thuật vào sản xuất; Nhận định tình hình sản xuất, giá cả thị trường Châu Âu, đề ra phương thức liên kết và hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tự nguyện của các thành viên; Cung cấp thông tin về thị trường giá cả, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, VSATTP của các nước Châu Âu. - Tùy theo điều kiện và yêu cầu phát triển của từng địa phương, nên xây dựng các mô hình thí điểm giải quyết đồng loạt các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ; áp dụng khoa học kỹ thuật canh tác và bảo quản tiên tiến, chú trọng phát triển mô hình sản xuất công nghệ cao, công nghệ sạch; tạo sản phẩm có chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với số lượng ổn định đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu sang Châu Âu.
Để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, cần đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch (bảo quản và chế biến). Ngành chế biến rau quả đã hình thành và phát triển trên 30 năm. Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết các nhà máy chế biến đã ở trong tình trạng lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu bảo quản, chế biến phục vụ xuất khẩu. Để nâng cao sức cạnh tranh của rau quả trên thị trường thế giới, cần triển khai việc đầu tư mở rộng các nhà máy hiện có và xây dựng mới theo :. - Nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, mở rộng quy mô tương xứng với nhu cầu chế biến. - Xây dựng một số nhà máy chế biến đặt tại vùng nguyên liệu đã được quy hoạch. Tùy quy mô chế biến lớn hay nhỏ mà ứng dụng công nghệ chế biến từ thủ công đến hiện đại, đóng hộp, sấy khô, muối chua, muối mặn…).