MỤC LỤC
Do đó, hoạt động xuất khẩu chịu tác động tiêu cực trên cả ba phương diện: (1) đơn đặt hàng ít đi do bạn hàng gặp khó khăn về tài chính, nhu cầu của người tiêu dùng nước nhập khẩu suy giảm; (2) giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu thô, than đá, lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, thủy sản. Với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng không cần thiết hoặc trong nước đã sản xuất được, khối lượng một số hàng hóa nhập khẩu năm 2009 cũng đã giảm hơn năm 2008, tuy nhiên một số loại hàng hóa khác vẫn còn có mức nhập khẩu cao.
Giá xuất khẩu năm 2010 của nhiều mặt hàng cũng tăng mạnh, trong đó nhiều mặt hàng được hưởng lợi từ tăng giá thế giới như gạo, cà phê, cao su, dầu thô, than….một số hàng hóa tăng giá khá do hàm lượng chế biến tăng lên như dệt may, thủy sản, gỗ, dây và cáp điện,…. Các mặt hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, hạt tiêu, nhân điều, cao su đã xuất khẩu với số lượng ngày càng nhiều, chất lượng được cải thiện, hấp dẫn cả ở thị trường cao cấp, duy trì được vị thế cao trên thương trường quốc tế.
- Trong những năm qua, Ngành dệt may Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trong 10 quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới. Toàn ngành đã có những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của ngành da giày Việt Nam như một quốc gia sản xuất và xuất khẩu da giày tiềm năng, nâng cao năng lực hiểu biết về kiến thức pháp luật, thị trường, phòng ngừa các vụ kiện bán phá giá và vận dụng luật để đấu tranh trong các vụ tranh chấp thương mại. Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn tài chính hạn hẹp, đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công nghệ còn quá ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng về công nghệ còn hạn chế..Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy trong giai đoạn 2007-2012 Việt Nam đã xuất khẩu bình quân hàng năm trên 6 triệu tấn vào thị trường xuất khẩu chính là châu Á (70,99%), châu Phi (21,71%) và các thị trường như Trung Quốc, châu Phi, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hồng Kông, Cuba….Và đặc biệt là năm 2012 xuất khẩu gạo vươn lên con số kỷ lục gần tám triệu tấn, tăng 8,2% so năm 2011, kim ngạch đạt 3,7 tỷ USD, ghi dấu ấn đậm nét cho ngành lúa gạo Việt Nam trên con đường chinh phục thị trường thế giới và hướng tới một tương lai không xa trở thành trung tâm lúa gạo toàn cầu. Theo Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam, hiện mười nước nhập khẩu hàng đầu cà phê của Việt Nam là Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Ba Lan, Pháp, Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản, chiếm tới 75% khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam; trong đó Đức tiếp tục giữ vị trí số 1 về nhập khẩu cà phê của Việt Nam với thị phần khoảng 14%. Cho đến nay, Việt Nam vẫn tiếp tục là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Brazil, song để có thể tăng sản lượng xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu và tìm hiểu những thị trường cà phê truyền thống như EU, Mỹ và những thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Nhật.
- Nâng cao chất lượng bằng cách đầu tư giống, công nghệ sản xuất, chế biến tiên tiến, hiện đại cải tạo giống, hạn chế thất thu sau thu hoạch, nâng cao năng lực và trình độ chế biến, nâng cao chất lượng cà phê phù hợp với nhu cầu ngày càng khó tính của thị trường nước ngoài. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xóa bỏ các thủ tục phiền hà và phấn đấu ổn định môi trường pháp lý để tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ để họ chấp nhận bỏ vốn đầu tư trồng cà phê, đầu tư mua máy móc thiết bị phục vụ cho chế biến cà phê xuất khẩu, ngoài ra còn giúp họ khi mà giá thế giới giảm quá thấp để họ bù đắp được chi phí,.
•Song song với đầu tư máy móc, tăng năng lực sản xuất, các doanh nghiệp gỗ trong nước còn đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm tinh xảo, có giá trị gia tăng cao như sản xuất đồ gỗ trong nhà, các bộ sản phẩm nội thất phòng ngủ, phòng khách, đầu tư nhiều cho các bộ phận thiết kế mẫu mã. •Một số doanh nghiệp Việt Nam đã tranh thủ được nguồn lực trong nước, kể cả Việt kiều, tạo ra khả năng về tài chính, công nghệ-thiết bị và cơ hội tiếp cận các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… Do đó, việc thuê các chuyên gia nước ngoài làm việc trong các nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam để đảm trách các khâu thiết kế, tiếp thị sản phẩm không còn là chuyện hiếm, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn mở cả văn phòng đại diện, công ty thương mại tại những thị trường đồ gỗ lớn như Mỹ, EU để đảm nhận khâu phân phối, chào hàng trực tiếp. •Quy hoạch vùng nguyên liệu, tích cực bảo vệ rừng và trồng rừng để hạn chế việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, đồng thời phát triển công nghiệp chế biến gỗ theo hướng đầu tư chiều sâu, chuyển hướng sử dụng nguyên liệu từ rừng tự nhiên sang rừng trồng, từng bước đổi mới công nghệ thiết bị nhằm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm gỗ.
Bên cạnh đó, yếu kém trong khâu tiếp thị và thiếu đội ngũ các nhà quản lý cũng như lao động có trình độ cũng là khó khăn đối với ngành Thủy sản, yếu kém về khâu tổ chức bán hàng, marketing sản phẩm, do chất lượng hàng hoá chưa bằng một số đối thủ cạch tranh ở một khía cạnh nào đó, cũng có thể do nguyên nhân khách quan xuất phát từ thị trường Mỹ. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên tiến hành liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài từ đó hình thành nên các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, tạo cho các doanh nghiệp này có thế mạnh về vốn đầu tư, công nghệ cho phép các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, đáp ứng được. Các cơ quan chức năng phải sớm có những điều chỉnh về cơ chế, chính sách phục vụ xuất khẩu thủy sản, giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết làm tăng chi phí cho sản xuất và xuất khẩu thủy sản, tạo điều kiện môi trường thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhằm nâng cao uy tín, sức cạnh tranh và giá trị của thủy sản.
- Điều đáng nói là đến nay, các lực lượng đông đảo bà con trồng tiêu, thương lái, đại lý mua bán tiêu ở các địa phương đã làm chủ lượng tiêu hàng hóa bán ra, điều phối thị trường, bình ổn giá cả, do đó ít bị lệ thuộc và chi phối từ các nhà xuất khẩu trong nước và quốc tế. Nhưng nhìn chung nhiều bà con trồng tiêu, thương lái, đại lý, DN cung ứng đã làm chủ tình hình, bình tĩnh không bán tháo khi giá tăng hoặc giảm; chủ động điều phối thị trường, bình ổn giá cả và ít bị lệ thuộc, chi phối bởi các nhà đầu cơ xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn chủ trương nâng dần tỷ trọng xuất khẩu hàng Hạt Tiêu chế biến trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu bởi xuất khẩu các loại Hạt tiêu sản xuất có lợi hơn cho quốc gia với các hạt tiêu dưới dạng thô, v́ nó làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm và lợi nhuận xuất khẩu.
- Nhiều doanh nghiệp đã tích cực đầu tư, sản xuất các sản phẩm điều có hàm lượng giá trị gia tăng cao và tăng liên tục qua các năm như điều rang muối, điều chiên bơ, điều có gia vị, điều hốn hợp, bánh kẹo điều, bột điều…Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp chế biến điều lớn đều có hệ thống xử lý vỏ, ép dầu, đầu tư bồn chứa điều thô, hiện đã có hai doanh nghiệp đầu tư hệ thống tinh luyện Cardanol tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai. - Để sản xuất điều phát triển bền vững, theo Hiệp hội Điều Việt Nam-Vinacas, trong thời gian tới, các địa phương cần rà soát, thống kê hiện trạng sản xuất, xác định những vùng có ưu thế trồng điều, địa phương nào có diện tích trên 10.000 ha trở lên thì cần phải xây dựng quy hoạch cụ thể và có biện pháp chỉ đạo sản xuất phù hợp, trong đó tập trung vào cải tạo giống mới, có kế hoạch thâm canh, xen canh để nâng cao năng xuất, chất lượng. Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như : thủy sản, gỗ , gạo, cà phê, dệt may, giày dép, tiêu, điều.., ta thấy việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu bước đầu hết sức to lớn, tuy nhiên trước đòi hỏi của thị trường cũng như so sánh giữa thực tế và tiềm năng, cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc tăng cường xuất khẩu.