Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán quốc tế bằng trọng tài tại Việt Nam

MỤC LỤC

Các dạng tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Tranh chấp từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có thể là

Pháp luật của Đức yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện về hình thức để bảo vệ những người không có kinh nghiệm đối mặt với những tình huống bất ngờ, cũng như để hạn chế phương pháp chứng cứ; ở một số nước theo hệ thống luật Anh - Mỹ (Common law) thì hình thức văn bản bắt buộc đối với các hợp đồng có giá trị; ngược lại một số nước theo hệ thống luật lục địa (Civil law) như Pháp, Thụy Sỹ thì tự do ký kết hợp đồng là nguyên tắc cơ bản, chỉ cần sự thỏa thuận ý chí chung của các bên đã được coi là đủ điều kiện để hình thành nên hợp đồng mà không cần quy định bắt buộc là bằng hình thức gì. Thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp các bên đã giao kết hợp đồng với nhau và đã tiến hành các hoạt động kinh doanh thương mại, song khi có tranh chấp nhỏ xảy ra thì một trong các bên lợi dụng tính thiếu chặt chẽ của hợp đồng để thu lợi riêng cho mình, làm thiệt hại cho các bên đối tác.

TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

Tình hình tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Từ khi Nhà nước ta thực hiện kinh tế mở, kinh tế thị trường, các thành phần

Doanh nhân Việt Nam khi ký kết hợp đồng, đặc biệt là HĐMBHHQT thì dấu hiệu hình thức có tính bắt buộc các bên phải tuân thủ. Bởi, khi có sự vi phạm về hình thức hợp đồng thì hợp đồng có thể bị tuyên hủy do vô hiệu hoặc nếu các bên không có sự hiểu biết về pháp luật của đối tác quy định về hình thức của loại hợp đồng mình giao kết sẽ dẫn đến phát sinh tranh chấp, gây ra những thiệt hại không mong muốn.

Nguyên nhân phát sinh tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

* Thứ ba: HĐMBHHQT là hợp đồng liên quan đến ít nhất hai hệ thống pháp luật của hai quốc gia, ngoài ra còn liên quan đến tập quán quốc tế điều chỉnh các quan hệ HĐMBHHQT, thường các bên ký kết hợp đồng lại không hiểu biết về điều này, cũng không tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi ký kết hợp đồng, dẫn đến nhiều hợp đồng quy định không đúng, không đủ, chung chung dẫn đến việc hiểu không thống nhất giữa các bên làm phát sinh tranh chấp. Giải quyết tốt, giải quyết kịp thời các tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và tranh chấp HĐMBHHQT nói riêng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đắng của các bên có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc quản lý xã hội bằng pháp luật, vừa tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, vừa góp phần tạo môi trường pháp lý có kỹ cương trong sản xuất kinh doanh, tạo niềm tin, sự công bằng, sự bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HểA QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI

Nếu quyết định Trọng tài không bị Tòa án hủy theo yêu cầu của một trong các bên mà bên phải thi hành không tự nguyện thi hành thì sau 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, bên được thi hành quyết định Trọng tài được làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú, nơi có tài sản của bên phải thi hành quyết định của Trọng tài18. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của họ và những điều khoản mà họ thỏa thuận không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp thì tùy vào quy định của pháp luật mỗi quốc gia mà luật áp dụng có thể là: Luật nơi thực hiện hợp đồng, Luật của nước người bán, Luật có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng, Luật Tòa án…theo sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột19.

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI

    Đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài nói chung và các tranh chấp về HĐMBHHQT nói riêng, Khoản 3 điều 49 quy định: “Trọng tài viên do các bên chọn hoặc do Toà án chỉ định có thể là Trọng tài viên có tên trong danh sách hoặc ngoài danh sách Trọng tài viên của các Trung tâm Trọng tài của Việt Nam hoặc là Trọng tài viên nước ngoài theo quy định của pháp luật về Trọng tài nước đó”. Theo Điều 57 PLTTTM, sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu cầu hủy quyết định Trọng tài quy địn tài Điều 50 của pháp lệnh, bên phải thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định Trọng tài.

    ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HểA QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI

    Ưu điểm của pháp luật hiện hành giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng Trọng tài

    Trường hợp không quyết định được hoặc nếu hai TTV hay TTV duy nhất từ chối giải quuyeets vụ tranh chấp thì việc thay đổi TTV sẽ do Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết định đối với vụ tranh chấp do Trung tâm trọng tài tổ chức giải quyết; Đối với vụ tranh chấp do HĐTT được các bên thành lập giải quyết thì theo yêu cầu của nguyên đơn, Chánh án Tòa án cấp tỉnh nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú giao cho một thẩm phán xem xét quyết định. - Quyết định của Trọng tài được tuyên cho một vụ bất đồng không được dự liệu trong các điều khoản của đơn yêu cầu giải quyết tại Trọng tài hoặc nằm ngoài điều khoản đó, hoặc quyết định của Trọng tài bao gồm cả các phần quyết định về các vấn đề không được yêu cầu, thì phần quyết định về các vấn đề được yêu cầu có thể được công nhận và thi hành hoặc;.

    Hạn chế của pháp luật hiện hành giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng Trọng tài

    Với cách hiểu như vậy thì không ổn, vì vừa không có cơ sở khoa học vừa làm cho quy định này mâu thuẫn với quy định tại khỏa 4 Điều 2 (Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến tranh chấp đó ở nước ngoài). Thực tiễn và khoa học của tư pháp quốc tế cho thấy việc lựa chọn pháp luật quốc gia nước ngoài đối với các quan hệ của tư pháp quốc tế bao gồm những căn cứ sau: Luật nơi có tài sản, luật do các bên thỏa thuận lựa chọn, luật quốc tịch, luật nơi cứ trú, luật nới xảy ra tranh chấp, luật nơi tài sản vận chuyển đi, luật tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, luật phương tiện vận tải mang quốc kỳ….

    THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HểA QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI

    Sau khi xem xét giải trình của Bị đơn về trường hợp bất khả kháng và điều khoản về Bất khả kháng trong hợp đồng, “Uỷ ban trọng tài không thể chấp nhận lý do không thực hiện hợp đồng mà Bị đơn đưa ra là bất khả kháng” vì trên thực tế, cho tới ngày 31 tháng 5 năm 1980 (ngày hết hạn của thư tín dụng sau khi đã được gia hạn thêm) Bị đơn đã không hề đề cập một cách cụ thể bằng Telex về bất khả kháng, vấn đề này chỉ được đưa ra trong cuộc thương thảo cuối tháng 7 cùng năm tại Damascus. (1) Trong trường hợp có những biến cố xảy ra sau khi ký kết hợp đồng mà những biến cố này làm cho việc thực hiện hợp đồng của một trong các bên gặp khó khăn hoặc mục đích của hợp đồng không thể đạt được và hợp đồng không còn đáp ứng được mong muốn của các bên cũng như việc tiếp tục giữ nguyên hợp đồng sẽ là không công bằng thì bên gặp khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng hoặc không đạt được mục đích của hợp đồng do có thay đổi hoàn cảnh (do có biến cố) có thể yêu cầu hủy bỏ hợp đồng.

    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HểA QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG

    Trong dự thảo này đưa ra nhiều điểm sửa đổi mang tính tiến bộ, sớm đưa Luật trọng tài thương mại Việt Nam gần với Luật mẫu trọng tài của UNCITRAL, cũng như pháp luật của các nước, như: mở rộng thẩm quyề của trọng tài (áp dụng cho mọi tranh chấp), bổ xung giải quyết tranh chấp tên miền, mở rộng phạm vi và đối tượng điều chỉnh, quy định chặt chẽ hơn về hình thức thỏa thuận trọng tài, quy định thẩm quyền hỗ trợ và giám sát của tòa án…Huy vọng Luật trọng tài sớm có hiệu lực trong việc khắc phục tình trạng bất cập của PLTTTM hiện nay, đồng thời tạo ra bước đột phá cho hoạt động Trọng tài Việt nam cũng như tạo ra đúng hình ảnh của một phương thức giải quyết tranh chấp mền dẻo, linh hoạt, hiệu quả. Để TTTM có thể phát huy vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường bắt kịp sự phát triển cuat trọng tài quốc tế cũng như đảm bảo cho các bên tranh chấp được lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp tối ưu, pháp luật về trọng tài thương mại cần mở rộng thẩm quyền cho trọng tài các tranh chấp phát sịnh trong đời sống kinh tế-xã hội, không phân biệt tranh chấp có phát sinh trong hoạt động thương mại hay không, tranh chấp hợp đồng hay ngoài hợp đồng, không phân biệt tranh chấp các chủ thể có đăng ký kinh donh hay không….