MỤC LỤC
- Chi phí trung gian (Intermediate Costs - IC) là giá trị hàng hoá và dịch vụ (chi phí vật chất và chi phí dịch vụ) sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra hàng hoá và dịch vụ khác trong một thời kỳ nhất định. - VA/GO: Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng giá trị sản xuất ta tích lũy được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng, đây là nguồn thu thực tế trong quá trình đầu tư sản xuất.
Giai đoạn này, với hàng nghìn cơ sở sản xuất hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ cá thể thu hút hơn 20.000 lao động, hàng năm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và TCMN đã sản xuất ra một khối lượng lớn sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu sang Liên Xô, các nước Đông Âu như : hàng thêu khăn trải giường, dép thêu, thảm len, dệt kim, may mặc, đan len, nón lá, hàng mây, mành tre, chổi đót, mộc dân dụng, mộc điêu khắc, mỹ nghệ chạm khảm, sơn mài, đúc đồng, giày dép da, chế biến lương thực, thực phẩm, cơ kim khí… đem lại giá trị sản xuất và xuất khẩu hàng chục triệu Rúp đôla, chiếm trên 45% giá trị tổng sản lượng toàn ngành kinh tế của thành phố. Từ những năm 1990, khi nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường, các cơ sở sản xuất thủ công truyền thống không chuyển biến kịp với sự biến động của thị trường đã tự tan rã, số lượng lao động còn lại không quá 2.000 người, giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu giảm sút mạnh… Một số nghề cũng mai một dần như thảm len, đúc đồng, thêu ren, chổi đót, mây tre, đan len, nón lá… Những năm gần đây, ngành du lịch, phát triển cùng với những tiềm năng, lợi thế về các giá trị văn hóa, nghệ thuật cùng với sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, các cấp chính quyền địa phương, các ngành nghề thủ công truyền thống thành phố đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực, nhiều nghề và làng nghề đã và đang khôi phục phát triển trở lại như mộc mỹ nghệ, đúc đồng mỹ nghệ, thêu tay truyền thống, kim hoàn, mỹ nghệ chạm khảm, sơn son thếp vàng, mộc nhà rường, khảm sành sứ, tôm chua, mè xửng, chế biến thực phẩm đặc sản.
Đồng thời, thực hiện 5 Chương trình trọng điểm (Chương trình phát triển dịch vụ, trọng tâm là tổ chức thành công Festival Huế năm 2014; Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị và bảo vệ môi trường; Chương trình đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trường học, trạm y tế theo chuẩn quốc gia; Chương. trình đảm bảo an sinh xã hội; Chương trình xây dựng nếp sống văn minh đô thị gắn với xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và tuyến phố văn minh); có 18 dự án trọng điểm và các dự án kêu gọi đầu tư gồm: Dự án khu du lịch, dịch vụ Cồn Hến; bờ sông Phú Cát; Dự án xây dựng chợ đầu mối Phú Hậu; dự án khu du lịch làng Việt, khu du lịch vườn Huế; Trung tâm thương mại, dịch vụ An Hòa, Hương Sơ. Thành phố đã và đang phát triển hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề, tạo điều kiện xây dựng và nâng cấp 7 trường trung cấp chuyên nghiệp: Trường trung cấp Âu Lạc, Trường trung cấp GTVT, Trường trung cấp kinh tế - Du lịch Duy Tân, Trường trung cấp thể dục thể thao Huế, Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật Thừa Thiên Huế, hệ Trung cấp trong trường cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế, hệ Trung cấp trong trường cao đẳng y tế Huế; 5 trường cao đẳng nghề; 10 trường trung cấp nghề, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch - dịch vụ và xuất khẩu lao động.
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế có sự tập trung đầu tư ngày càng hoàn thiện như: giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, hệ thống thủy lợi. Nhìn chung số lượng nghề ở các nhóm nghề khá đa dạng và phong phú, số lượng lao động tham gia vào các nghề truyền thống khá nhiều, điều này cho thấy sự ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Huế.
Trong đó, các nghề có tỷ lệ nam giới làm chủ cơ sở chiếm tuyệt đối và đại đa số là đúc đồng và mộc mỹ nghệ, nghề thêu ren thì tỷ lệ chủ cơ sở là nam – nữ gần cân bằng với 55% chủ cơ sở là nam, điều này xuất phát từ tính chất của các nghề, những nghề như đúc đồng và mộc mỹ nghệ thực tế chỉ có nam giới tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Kết quả điều tra khảo sát chỉ ra rằng, các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề TCMN trên địa bàn thành phố Huế có tổng lượng vốn bình quân là 56,14 triệu đồng, trong đó cao nhất là nghề mộc mỹ nghệ với 64,03 triệu đồng, tiếp theo đó là các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nghề đúc đồng với 59,94 triệu đồng và thấp nhất là các cơ sở sản xuát kinh doanh thuộc nghề thuê ren với 36,47 triệu đồng.
Nói tóm lại, kết quả và hiệu quả sản xuất đạt được của các nghề cho thấy rằng các cơ sở đã đi đúng hướng và nên tiếp tục gắn bó với các nghề này, tuy nhiên ở mức độ nào đó cần có sự đầu tư để mang lại kết quả và hiệu quả cao hơn nữa. Mặc dù một số ít cơ sở vẫn còn bị động trong vấn đề xác định giá bán nhưng đại đa số cơ sở điều tra cho rằng với chất lượng sản phẩm hiện tại, giá bán của cơ sở như vậy là hợp lý, tỷ lệ số cơ sở cho biết như vậy đạt đến 60%.
Điều này đã làm cho môi trường nước trong và xung quanh các cơ sở nghề và làng nghề ngày càng xấu đi, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất của người dân cũng như hệ sinh thái xung quanh các cơ sở. Tỷ lệ cơ sở có xây dựng nội quy/quy định về bảo vệ môi trường trong cơ sở là rất thấp, chỉ có 42,8% và tham gia đóng thuế, phí về rác thải và nước thải (83,3%).Kết quả đánh giá về mức độ ô nhiễm mụ trường xung quanh và trong cỏc cơ sở sản xuất kinh doanh được thể hiện rừ ở Bảng 13.
Đánh giá tổng quát về các vấn đề môi trường xung quanh và trong cơ sở sản xuất kinh doanh.
Ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm chất thải rắn
Ô nhiễm không khí
Cơ sở hạ tầng
Tuy nhiên, theo những gì thu thập được từ quá trình điều tra khảo sát tại địa phương cũng như kết quả phân tích không kế cho thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ xảy ra nếu các cơ sở vẫn tiếp tục xả thải trực tiếp vào môi trường mà không qua xử lý. Vì vậy, các cấp quản lý cần có những giải pháp thiết thực để thắt chặt các quy định về bảo vệ môi trường cho các cơ sở nghề và làng nghề trong thời gian tới.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH
Tuy nhiên, nhiều cơ sở đúc đồng đang gặp khó khăn trong việc truyền nghề cho thế hệ sau vì những lí do như thu nhập của nghề còn bấp bênh, khả năng cạnh tranh yếu, thị trường hẹp do sản phẩm mang tính tâm linh,… Việc chung tay giữa nhà nước và các cơ sở đúc đồng cần tiếp tục đẩy mạnh để cải thiện mẫu mã theo hướng sản phẩm thực dụng, kiểu dáng gọn nhẹ, liên kết với các tour du lịch (ví dụ đầu tư cho du lịch trải nghiệm,… ) là những giải pháp căn cơ để cải thiện cuộc sống. + Chú trọng công tác đào tạo nghề và áp dụng công nghệ trong quá trình sản xuất: chính quyền địa phương cũng cần phối hợp với các trường trung cấp nghề cũng như các trung tâm đào tạo nghề nhằm cung ứng cho thị trường những lao động được đào tạo bài bản và thành thạo trong việc sử dụng máy móc, công nghệ để làm được những sản phẩm tinh xảo có giá trị cao.
(Chú ý: từ 6 - 9 nếu cơ sở không hạch toán được Bình quân/sản phẩm, có thể hỏi bình quân tháng, hoặc bình quân năm. Phải ghi chú. Mục tiêu của phần này là xác định hiệu quả kinh tế sản xuất của sản phẩm). Ông/bà gặp khó khăn nào sau đây và xin hãy đánh giá mức độ khó khăn đó trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình?.
Ông/Bà có thực hiện đầy đủ các đăng ký về thành phần và chất lượng sản phẩm với cơ quan chức năng có thẩm quyền không và thông tin trên nhãn mác?. Hiện nay, Cơ sở sản xuất của Ông Bà có gặp khó khăn gì trong việc giải quyết vấn đề chất thải và ô nhiễm môi trường sau và hãy đánh giá mức độ khó khăn?.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
PHÁT TRIỂN NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ĐÀO DUY MINH Thời gian thực hiện:12/2014 – 12/2015
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN: MAI CHIẾM TUYẾN Thời gian thực hiện:12/2014 – 12/2015
Quá trình sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề TCMN hiện nay đang gây ra những tác động về môi trường nhất định, vấn đề này cần được quan tâm và khắc phục;. Để nghề TCMN trên địa bàn thành phố Huế có thể phát triển, rất cần thiết phải có những giải pháp mang tính chung nhất cho các nghề, đồng thời đối với những nghề cụ thể cũng cần có những giải pháp cụ thể cho từng nghề.