MỤC LỤC
Xác định cụ thể những nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND về kế hoạch phát triển KT-XH; an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, đời sống, xã hội; phát triển khoa học, công nghệ, tài nguyên, môi trường; về thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo; về việc thi hành pháp luật; về xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính. - Trong lĩnh vực thi hành pháp luật: Quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình ở địa phương; biện pháp bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước và của các tổ chức ở địa phương; bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn này bao gồm các nội dung cơ bản như: Giữ mối liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình; chịu sự giám sát của cử tri; phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; tiếp xúc cử tri theo lịch (trước và sau kỳ họp); báo cáo với cử tri về hoạt động HĐND và bản thân, trả lời các yêu cầu và kiến nghị của cử tri (mỗi năm ít nhất 1 lần); nhận yêu cầu, kiến nghị của cử tri, nhận và chuyển các đơn thư khiếu nại, tố cỏo của cụng dõn đến cỏc cơ quan cú thẩm quyền và theo dừi tình hình, kết quả khiếu nại, tố cáo; kiến nghị, giải pháp. Nhờ vậy mà các nghị quyết mà HĐND quyết định, thông qua, nhìn chung được nâng cao chất lượng, sát với tình hình thực tiễn của địa phương và có tính khả thi, đem lại hiệu quả thiết thực, tạo sự chuyển biến tích cực ở địa phương, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, góp phần ổn định chính trị, phát triển KT-XH, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, làm tròn nghĩa vụ của địa phương, đối với cả nước đã đáp ứng yêu cầu việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam chính là xây dựng một nhà nước thực sự của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng với lý tưởng dân chủ, nhân đạo, công bằng, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân; nhà nước được tổ chức và vận hành một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn đất nước, tổ chức, hoạt động của nhà nước phải đặt trên cơ sở pháp luật, chịu sự điều chỉnh của pháp luật; nhà nước quản lý xã hội bằng một hệ thống pháp luật vì con người; quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có cơ chế an toàn và hiệu quả ngăn chặn mọi sự lạm quyền, vi phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do vậy, việc đẩy mạnh cải cách nền hành chính quốc gia, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, đồng thời, với việc tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo với Đảng, thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh nước ta là thành viên WTO, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững là một yêu cầu bức thiết hiện nay.
Khu công nghiệp Đình Trám diện tích 101 ha và Cụm công nghiệp ô tô Đồng Vàng diện tích 40ha hiện nay đã lấp đầy, các doanh nghiệp ở đây chủ yếu sản xuất hàng tự động hoá, lắp ráp ô tô- xe máy, dệt may, chế biến nông sản thực phẩm..Khu Công nghiệp Quang Châu diện tích 426ha nằm phía Đông Nam quốc lộ 1A, hiện nay đang đầu tư cơ sở hạ tầng, chủ yếu sản xuất vật liệu xây dựng thông thường và cao cấp, cơ khí, đóng mới và sửa chữa tầu thuyền, cảng và đô thị hiện đại..Khu Công nghiệp Song Khê- Nội Hoàng diện tích 210ha nằm phía Nam quốc lộ 1A mới, hình thành các cụm kho, cảng, sản xuất hàng điện tử, lắp ráp, các ngành công nghiệp, công nghệ cao..Đặc biệt là Khu công nghiệp, đô thị, vui chơi giải trí diện tích 960ha do tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan) đầu tư với số vốn trên 1,5tỷ USD, thu hút khoảng 100.000 lao động. Chất lượng giáo dục toàn diện chuyển biến chưa đồng đều, nhất là ở các trường ngoài công lập, sự đổi mới trong chỉ đạo và hiệu quả quản lý giáo dục còn hạn chế; chất lượng khám chữa bệnh ở một số cơ sở y tế còn hạn chế; tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp so bình quân cả nước, chất lượng hiệu quả đào tạo không cao; kết quả xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn chưa bền vững, tỷ lệ hộ cận nghèo còn lớn.
- Về lĩnh vực pháp chế: Giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp theo Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá IX) về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo Chỉ thị 09 ngày 06/3/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền các cấp; kiểm tra, giám sát một số vụ việc khiếu kiện phức tạp kéo dài; giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính; giám sát việc thi hành án dân sự. Trong đó nổi bật là những chủ trương, biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, trồng cây ăn quả, phát triển kinh tế vườn đồi; việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng KT-XH những vùng khó khăn; các biện pháp đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế nhiều thành phần, đổi mới kinh tế hợp tác và HTX, quan tâm củng cố và chấn chỉnh công tác quản lý ngân sách xã; tăng cường nhiệm vụ quản lý thu, chi ngân sách theo Luật Ngân sách.
Các đại biểu chưa thực sự cầu thị; nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri chưa được phản ánh và giải quyết kịp thời; địa điểm tiếp xúc cử tri chủ yếu ở các trung tâm xã, phường, thị trấn, chư tổ chức tiếp ở thôn, xóm; còn tình trạng "cử tri chuyên nghiệp, đại biểu kiêm nhiệm"; trong thời gian tiếp xúc cử tri, phần lớn thời gian dành cho đại biểu trình bày báo cáo, thời gian dành cho đại biểu hỏi và trình bày tâm tư nguyện vọng chiếm tỷ lệ rất ít làm giảm hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri, nhân dân không quan tâm nhiều đến những buổi tiếp xúc. Sự phối hợp giữa HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh trong tổ chức các kỳ họp của HĐND; phân công các cơ quan chuẩn bị báo cáo, xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND; chuẩn bị văn bản trình kỳ họp HĐND theo đúng luật định và công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại tố cáo còn hạn chế dẫn tới giảm hiệu quả chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh.
Với tính chất đặc thù, cơ quan thường trực HĐND, các ban HĐND hiện nay cho thấy phần lớn nhân sự lãnh đạo chủ chốt của HĐND (Chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng các ban HĐND) được cơ cấu trong ban thường vụ cấp uỷ, điều đó cho thấy hoạt động của HĐND phụ thuộc rất lớn vào vai trò, phương thức điều hành công việc của các vị trí lãnh đạo chủ chốt, vì vậy các cấp uỷ Đảng cần nhận thức đúng vị trí, vai trò của HĐND, giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ cấu và chất lượng đại biểu, quan tâm đúng mức công tác quy hoạch và bố trí cán bộ giữ chức chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên thường trực, trưởng, phó các ban của HĐND. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là các quyết định của HĐND phải đảm bảo đúng chủ trương, đường lối, nghị quyết của đảng, nhưng đồng thời phải phản ánh ý chí, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân, phải đảm bảo được “ý Đảng, lòng dân” mà HĐND là người đại diện, chỉ có như vậy thì các quyết định của HĐND mới có tính khả thi và mang lạ hiệu quả, chất lượng hoạt động của HĐND được nâng cao.
- Đại biểu HĐND phải trung thành với Tổ quốc Việt Nam XHCN, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng, phát triển địa phương về mọi mặt; có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật, tích cực và dám thẳng thắn đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các hành động vi phạm pháp luật khác, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu đại diện cho nhân dân, có khả năng tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện các chính sách, pháp luật, am hiểu tình hình kinh tế- xã hội để tham gia vào việc quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương; là người tiêu biểu trong nhân dân, được nhân dân tín nhiệm; có điều kiện tham gia các hoạt động của HĐND. Ưu tiên nội dung giám sát những công việc liên quan đến đời sống của nhân dân (Khiếu nại, tố cáo; đền bù giải phóng đất đai; tranh chấp đất đai; chế độ chính sách..); nội dung giám sát phải rừ ràng, cụ thể cú trọng tõm, trọng điểm; khụng giỏm sỏt tràn lan, đồng thời nội dung giám sát phải mang tính tổng thể, khách quan, toàn diện. Các thành viên trong quá trình giám sát phải nghiên cứu kỹ nội dung cần giám sát, đi từ tổng quát đến cụ thể. Khi cần thiết có thể mời hoặc trưng tập thêm những cán bộ am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ giúp đoàn giám sát đánh giá đúng tình hình, kiến nghị xử lý cho khách quan. Sau giám sát cần có ý kiến hoặc kiến nghị chính thức thông báo cho địa phương, cơ sở và cấp trên biết, đồng thời theo dừi việc xử lý và giải quyết của nơi bị giỏm sỏt, trỏnh tỡnh trạng đánh trống bỏ dùi. Chất vấn cũng là một hình thức giám sát được nhiều người quan tâm, đòi hỏi cả người chất vấn và người bị chất vấn đều có trách nhiệm thực hiện tốt hơn. + Xây dựng kế hoạch giám sát phải xác định được nội dung giám sát phù hợp với tình hình thực tế, bám sát vào Nghị quyết của HĐND, vào nhiệm vụ chính trị của địa phương trong từng thời kỳ, xác định trọng tâm cho mỗi đợt giám sát. Kế hoạch giám sát cần sớm được xây dựng và cụ thể để các thành viên tham gia giám sát có kế hoạch, bố trí thời gian và tập trung vào nội dung giám sát, các cơ quan được giám sát có thời gian chuẩn bị báo cáo theo yêu cầu. + Việc xây dựng đề cương gửi trước cho các đơn vị đến giám sát phải đ- ược chuẩn bị kỹ. Nếu đề cương khoa học, đơn vị chuẩn bị chu đáo thì kết quả giỏm sỏt sẽ đạt hiệu quả cao; đề cương khụng rừ ràng thỡ đơn vị sẽ bỏo cỏo. Ngược lại, đề cương quá chi tiết, yêu cầu đơn vị báo cáo quá nhiều nội dung thì vừa tản mạn và khó khăn cho đơn vị chuẩn bị. Do đó, tr- ước khi giám sát ở một đơn vị nào cần tìm hiểu kỹ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị ấy để nêu yêu cầu và nội dung giám sát cho phù hợp. + Khi giám sát ở cơ sở cần quan tâm cả giám sát trực tiếp và gián tiếp. Sau khi giám sát cần tham khảo ý kiến của đơn vị cấp trên, của những cán bộ am hiểu chuyên môn thuộc lĩnh vực giám sát, để các kiến nghị, đề nghị sát với thực tế, có tác dụng tích cực, có tính khả thi. Muốn thực hiện được những nội dung trên đây, quan trọng là phải tập hợp đầy đủ và có chọn lọc thông tin qua các kênh khác nhau: như qua nắm bắt tình hình, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua tiếp xúc cử tri và những nguồn thông tin khác. Quan trọng là đại biểu phải có trách nhiệm và đổi mới cách thức hoạt động để nắm bắt thông tin, đánh giá tính sát thực và giá trị của thông tin- tức là xử lý thông tin một cách khách quan. Có như vậy đại biểu mới có cơ sở tốt đảm bảo giám sát hiệu quả. + Các đại biểu HĐND phải tự học tập, nâng cao trình độ, chuyên môn, nhất là chuyên môn liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi giám sát. Đây là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát. Nếu không như vậy, thì không thể nói giám sát của HĐND được nâng cao. Yếu tố quan trọng không kém chính là nội dung kết luận giám sát. Đây là công việc mang tính nhạy cảm. Nếu trong quá trình giám sát đạt hiệu quả, chất lượng cao, nhưng khi kết luận giám sát lại không đánh giá đúng, khách quan thì không thể nói hiệu quả được. Kết luận giám sát chính là kết quả của quá trình giám sát, vì vậy cần phải đánh giá khách quan, trung thực những mặt tích cực cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát đã đạt được, đồng thời chỉ ra những khuyết điểm, yếu kém, tồn tại đề nghị cơ quan, đơn vị khắc phục sửa chữa. Không nên vị nể mà bao che hoặc không chỉ ra những khuyết điểm,. Đồng thời không vì lý do nào khác mà kết luận mang tính chỉ chích, ỏp đặt; cần phõn biệt rừ chức năng hoạt động giỏm sỏt của cơ quan dõn cử với chức năng thanh, kiểm tra của cơ quan Đảng và cơ quan thanh tra của nhà nước. Nghiên cứu, tìm hiểu những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng giám sát đối với các cơ quan làm công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của tỉnh. - Thứ hai: Đổi mới, nâng cao hiệu quả giám sát việc giải quyết đơn thưu khiếu nại của công dân. Theo quy định của pháp luật, khi HĐND nhận được đơn thư khiếu nại và kiến nghị của công dân phải có trách nhiệm nghiên cứu, chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Đây là nhiệm vụ quan trọng thể hiện tính quyền lực nhà nước của HĐND, để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần tiến hành tốt những nội dung sau:. + Bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân. Trong thời gian qua, nhất là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, công tác xây dựng, ban hành pháp luật nói chung, pháp luật liên quan đến giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân từng bước được cải tiến và bổ sung khá đầy đủ, trong đó Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Dân sự;. Luật Lao động.. đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân. Tuy nhiên qua thực tế cho thấy, việc thực hiện pháp luật còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân còn hiện tượng đùn đẩy, vòng vo, chưa xác định cụ thể thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước; văn bản hướng dẫn của cơ quan trung ương chưa rừ ràng, thống nhất; trỏch nhiệm, năng lực trỡnh độ của cỏn bộ,. công chức khi giải quyết khiếu nại tố cáo chưa cao. Thực trạng đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác kiểm tra, giám sát của HĐND. Thực tế hiện nay, khi các cơ quan của HĐND nhận được khiếu nại của công dân sẽ chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, điều này đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên HĐND cũng chỉ chuyển đơn và đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết một cách chung chung, thiếu cơ sở pháp lý. Nếu cơ quan có thẩm quyền không giải quyết, hoặc giải quyết không đúng, giải quyết chậm theo quy định của pháp luật thì HĐND cũng không có chế tài để yêu cầu các cơ quan đó phải thực hiện. Điều này làm hoạt động kiểm tra, giám sát của HĐND kém hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy đổi mới thể chế pháp luật về giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân là yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với các cơ quan nhà nước nói chung, cơ quan HĐND nói riêng, là cơ sở quan trọng đảm bảo hoạt động của cơ quan HĐND ngày càng hiệu lực, hiệu quả. + HĐND tỉnh tăng cường tổ chức tiếp dân theo quy định của pháp luật;. đẩy mạnh việc theo dừi, đụn đốc, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cỏo của công dân. Không để tình trạng chuyển đơn một cách hình thức. Cần tổ chức tốt việc tiếp dân theo định kỳ; tổ chức kiểm tra thực tế tại các cơ quan đơn vị, các cơ quan để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại của công dân;. phõn định rừ mức độ, phạm vi kiểm tra, giỏm sỏt của HĐND đối với việc giải quyết khiếu nại của công dân. - Thứ ba: Đổi mới và tăng cường hoạt động kiểm tra thực tế của thường trực HĐND và các ban của HĐND tỉnh. Tăng cường phối hợp giữa thường trực HĐND tỉnh với các ban của HĐND trong kiểm tra, giám sát đảm bảo tính khách quan, toàn diện, tiết kiệm thời gian tránh được sự chồng chéo trong hoạt động giám sát, đồng thời không gây khó khăn cho đối tượng chịu sự kiểm tra, giám sát. Thực tế cho thấy, do luật quy định thường trực HĐND và các ban của HĐND hoạt động tương đối độc lập, các ban của HĐND không trực thuộc thường trực HĐND nên có tình trạng trong hoạt động nói chung, hoạt động kiểm tra, giám sát nói riêng giữa thường trực và các ban còn chồng chéo, phối hợp chưa tốt làm phiền hà cho đối tượng chịu sự giám sát. Để giải quyết tốt vấn đề này, hàng năm HĐND phải quyết định chương trình giám sát khoa học, hợp lý, cụ thể. Các cuộc kiểm tra, giám sát phải được xây dựng kế hoạch chi tiết, khoa học, trong đó phải xác định mục tiêu, đối tượng cụ thể, tránh giám sát chung chung; bố trí thời gian thoả đáng, hợp lý. Kết thúc kiểm tra, giám sát nhất thiết phải cú bỏo cỏo bằng văn bản và kiến nghị cụ thể, cú chớnh kiến rừ ràng về cỏch giải quyết; đồng thời tiếp tục theo dừi việc thực hiện cỏc kiến nghị đú. - Thứ tư: Đổi mới và nâng cao chất lượng chất vấn. Chất vấn là một phương thức giám sát quan trọng của HĐND, là hình thức biểu hiện của quyền lực nhà nước.Thông qua hoạt động chất vấn, nhân dân có thể đánh giá được những đại biểu mà cử tri tin tưởng bầu ra có thực sự là đại diện cho nhân dân hay không? đánh giá được trách nhiệm chính trị của các cấp, các ngành. Đồng thời thông qua hoạt động chất vấn cơ quan dân cử thực hiện sự kiểm tra, giám sát đối với cá nhân hoặc cơ quan nhà nước. Tuy Hiến pháp và Luật tổ chức HĐND và UBND đã quy định tương đối chặt chẽ, nhưng đây vẫn là khâu yếu trong hoạt động giám sát, việc phát huy quyền giám sát của đại biểu thông qua hoạt động chất vấn chưa đáp ứng nguyện vọng của cử tri; tâm lý nể nang, ngại va chạm vẫn phổ biến trong đại biểu HĐND. Nhiều vấn đề bức xúc trong nhân dân chưa được đại biểu thẳng thắn chất vấn, còn biểu hiện né tránh.. Từ những thực tế trên đây, cần nghiên cứu, bổ sung một số nội dung sau:. 1) Bố trí, sắp xếp chương trình kỳ họp khoa học, hợp lý theo hướng dành nhiều thời gian cho hoạt động chất vấn. Thường trực điều hành để kỳ họp. thực sự là diễn đàn trao đổi, đánh giá, bàn định và thể hiện tốt vai trò giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. 2) Chủ toạ kỳ họp căn cứ nội dung chất vấn quy định vấn đề nào bắt buộc phải chất vấn bằng văn bản, vấn đề nào trả lời bằng văn bản, hoặc trả lời trực tiếp nhằm nâng cao trách nhiệm và chất lượng nội dung chất vấn của đại biểu HĐND; giảm câu hỏi mang tính chung chung, không sát thực tế.