Giá trị sử liệu của Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ 1956 - 1975

MỤC LỤC

Bố cục của Khóa luận

Khái quát về Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam. Ở chương này, tác giả

Đồng thời, ngoài tìm hiểu về quá trình hoạt động, tác giả còn giới thiệu khái quát về thành phần, đặc điểm và nội dung của Phông lưu trữ Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.

Giá trị sử liệu của Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam. Tác giả chủ yếu đi

Giải pháp phát huy giá trị tài liệu lưu trữ Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt

PHẦN NỘI DUNG

KHÁI QUÁT VỀ PHÔNG ỦY BAN TỐ CÁO TỘI ÁC CHIẾN TRANH CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀ TAY SAI Ở MIỀN NAM

Bối cảnh lịch sử ở Việt Nam sau năm 1954

Đồng thời, đế quốc Mỹ, bọn phản động Pháp và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm đã tìm mọi cách gây khó khăn, phá hoại việc thi hành hiệp định Giơnevơ, tiến hành dụ dỗ và cưỡng bức một triệu đồng bào miền Bắc, chủ yếu là đồng bào Thiên chúa giáo di cư vào Nam. Khi đế quốc Mỹ và tay sai không chịu thi hành Hiệp định mà còn khủng bố, đàn áp, dựng lên chính quyền Việt Nam Cộng hòa, leo thang thực hiện các loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới thì miền Nam Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng miền Nam Việt Nam bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất nước nhà.

Những chính sách của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam

    Đầu năm 1959 Ngô Đình Diệm còn ban hành Luật 10/59 với nội dung đặt các chiến sĩ cộng sản ngoài vòng pháp luật, lê máy chém khắp miền Nam với phương châm “giết nhầm còn hơn bỏ sót” làm cho mâu thuẫn xã hội gay gắt, khát vọng đấu tranh giải phóng của đồng bào miền Nam Việt Nam ngày càng dâng cao. Năm 1960, cách mạng thế giới và ở Việt Nam phát triển mạnh, trong hoàn cảnh này Kenơđi lên làm Tổng thống đề ra chiến lược toàn cầu phản cách mạng mang tên “phản ứng linh hoạt” với ba loại hình chiến tranh xâm lược là chiến tranh Đặc biệt, Chiến tranh Cục bộ và chiến tranh Tổng lực.

    Sự ra đời và hoạt động của Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam

      Như vậy, mặc dù chưa xác định được chính xác thời gian hình thành và giải thể của Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai nhưng qua quá trình khảo sát khối tài liệu Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, tác giả dự đoán thời gian hình thành và giải thể của Ủy ban có thể trùng với thời gian của tài liệu đó là từ năm 1956 đến năm 1975. Do đó, với những nhiệm vụ đặt ra và trong quá trình hoạt động, Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai đã thu thập được những chứng cứ, số liệu, tài liệu, hết sức chân thực và có thể khẳng định tài liệu thuộc Phông lưu trữ Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam là một nguồn tài liệu chính xác để nghiên cứu Lịch sử.

      Thành phần, đặc điểm, nội dung Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai

      • Thành phần tài liệu

        Tài liệu trong Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai chủ yếu là các loại giấy rất đa dạng như: Giấy Poluye, giấy dó, giấy học sinh, giấy rơm… khổ giấy trong các hồ sơ cũng rất nhiều kích thước như A3, A4 hay một tờ A4 chia làm đôi, làm ba hoặc làm tư, có khi chỉ là một mẩu giấy nhỏ ghi một dòng chữ. Quan trọng hơn, đối với các Phông lưu trữ khác như Phông Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Bộ y tế, Bộ Công nghiệp…hầu hết các hồ sơ có cặp, hộp bảo quản theo tiêu chuẩn quy định nhưng toàn bộ khối tài liệu Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh không được bảo quản trong các cặp hộp, đơn thuần chỉ được bó lại thành từng tập đã được chỉnh lý.

        GIÁ TRỊ SỬ LIỆU CỦA PHÔNG PHÔNG ỦY BAN TỐ CÁO TỘI ÁC CHIẾN TRANH CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀ TAY SAI

        Tội ác của Mỹ Ngụy về lập ấp chiến lược .1 Khái niệm, đặc điểm Ấp chiến lược

          “Ấp chiến lược chính là thiên đường, ấp chiến lược nhằm mục đích cao cả là xây dựng một xã hội mới, trong đó con người hoàn toàn được giải phóng về phương diện vật chất cũng như tinh thần hay ấp chiến lược vừa có tính chất kiến quốc, vừa có tính chất cứu quốc, là một công tác tổng hợp, gắn liền với đường lối, mục đích toàn bộ của cuộc đấu tranh của dân tộc: đấu tranh chống cộng sản, đấu tranh chóng chia rẽ, đấu tranh chống chậm tiến”[1;19]. Nếu “dinh điền” mới chỉ là trại tập trung được xây dựng ở các vùng hẻo lánh, xa xôi để giam giữ những người kháng chiến và gia đình cách mạng xen lẫn với đồng bào Thiên Chúa giáo di cư; “Khu trù mật” được dựng lên ở những khu vực thuận tiện giao thông cơ động, gần các căn cứ quân sự để gom dân từ các địa bàn nhỏ lẻ, hiểm trở, đường xá đi lại khó khăn về tập trung quản chế thì “Ấp chiến lược” được xây dựng rộng rãi ở khắp nơi, kể cả vùng vành đai các khu đô thị để gom toàn bộ nhân dân miền Nam Việt Nam.

          Tội ác của Mỹ - Ngụy đối với đồng bào tôn giáo .1 Đặc điểm tôn giáo ở miền Nam Việt Nam

          • Tội ác của đế Quốc Mỹ và tay sai đối với đồng bào tôn giáo ở miền Nam Việt Nam

            Như vậy, bằng âm mưu ép đồng bào Công giáo vào Nam với những mục đích nhất định về chính trị, quân sự và kinh tế, chúng đã làm cho hàng ngàn đồng bào công giáo không có nhà ở, gia đình ly tán, rất nhiều người chết và quan trọng hơn chúng tuyển được lính khỏe mạnh nhằm tổn thất thiệt hại về người của chúng theo đúng âm mưu “dùng người Việt trị người Việt”. Nghiên cứu về vấn đề này, Th.S Nguyễn Thị Ngọc Diệp, cán bộ Phòng công bố - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III có viết: “Cho đến giây phút cuối cùng của cuộc chiến tranh phi nghĩa, đế quốc Mỹ vẫn còn phạm thêm một tội ác lợi dụng những dân tị nạn và trẻ mồ côi làm con tin, cưỡng ép người Việt Nam di cư sang Mỹ chẳng khác gì việc buôn bán nô lệ trong các thế kỉ trước mà hàng triệu người da đen từ Châu Phi bị đưa sang Mỹ , vừa cướp người, vừa cướp của…”[15;28].

            Tội ác của Mỹ - Ngụy về dùng chất độc hóa học hủy diệt môi trường sống

            • Các loại chất độc hóa học mà đế Quốc Mỹ đã sử dụng ở Việt Nam

              Như chúng ta đã biết, vì không thể đàn áp được cuộc chiến tranh yêu nước của nhân dân miền Nam bằng những thủ đoạn chính trị lừa bịp bằng hành quân khủng bố, bằng tập trung dân lập ấp chiến lược nên đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đã bắt đầu thí điểm và sử dụng đến một mức nhất định cuộc chiến tranh hóa học ở miền Nam Việt Nam gây lên những thiệt hại to lớn về hoa màu, gia súc, phá hoại sức khỏe của hàng vạn người ở miền Nam Việt Nam nhất là các tỉnh Bến Tre, Mỹ Tho. Và đặc biệt là sự hoạt động của Hội nạn nhân chất độc màu da cam đòi lại quyền lợi cho nhân dân, tố cáo tội ác của các công ty hóa chất của Hoa Kỳ nên những tài liệu lưu trữ của Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam chính là những nguồn sử liệu quý báu, những tài liệu chính xác và chân thực để Đảng và Nhà nước có những chính sách đãi ngộ, Hội nạn nhân chất độc màu da cam có những bằng chứng để kiện Chính phủ Mỹ và các công ty hóa chất trước Tòa án quốc tế.

              Bảng 2: Ước tính các diện tích rải chất diệt cỏ ở miền Nam Việt Nam [Tờ số 11 - Hồ sơ số 42 ]
              Bảng 2: Ước tính các diện tích rải chất diệt cỏ ở miền Nam Việt Nam [Tờ số 11 - Hồ sơ số 42 ]

              Tội ác của Mỹ - Ngụy đối với phụ nữ và trẻ em

              Trong tác phẩm “Không thể chuộc lỗi của tác giả Allen Hassan- một cựu Lục quân Mỹ và là một bác sĩ tình nguyện tại Việt Nam” đã thuật lại những trăn trở, những sự thật chưa được tiết lộ của về sự tàn khốc của chiến tranh do Mỹ gây ra mà ông đã từng chứng kiến tại Việt Nam trong đó có đoạn “Đột nhiên ba viên phi công trực thăng trong bộ đồ bay chạy vội vàng vào hội trường của bệnh viện, mang theo nhiều cái cáng chất đầy trẻ con, cứ ba hay bốn em chất trên một cáng và họ cứ tiếp tục khiêng cáng vào, cái nọ nối tiếp cái kia cho đến khi những nạn nhân nhỏ bé cuối cùng được xếp hàng trên nền đá cẩm thạch[88;31]. Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai đã lên án kịch liệt hành vi của chúng “Hỡi những người có lương tri, trọng nhân phẩm, trọng lẽ phải, yêu chuộng tự do ở bất cứ nơi nào, dân tộc nào trên thế giới nhất định sẽ không dung thứ những tội ác man rợ này của bọn tay sai ở miền Nam Việt Nam, nhất định sẽ ngày càng đông đảo hơn nữa lên án và trừng trị bọn Hitle này, ngày càng đông đảo hơn nữa ủng hộ chiến.

              Hậu quả các vụ thảm sát lớn do Mỹ - Ngụy gây ra

              Phải hơn một năm sau, tháng 11.1969 nhờ kết quả điều tra của nhà báo Seymour Hersh, sự thật khủng khiếp của cuộc tàn sát mới được công luận làm rung động cả thế giới và được Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam tố cáo ngày 25.3.1969. Trước cuộc tàn sát dân thường nghiêm trọng như vậy, trong Hồ sơ số 30 – Tờ số 50 có ghi “Chúng tôi kêu gọi nhân dân thế giới, kể cả nhân dân Mỹ có những biện pháp và hành động tích cực chống lại chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ, ủng hộ những đòi hỏi chính đáng và cấp bách của nhân dân miền Nam Việt Nam, tìm mọi cách ngăn chặn các hành động tàn sát của Mỹ ở miền Nam Việt Nam để có những cảnh như vụ Sơn Mỹ không còn xảy ra trên đất nước thân yêu của chúng tôi nữa”[50;12].

              MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ CỦA PHÔNG ỦY BAN TỐ CÁO TỘI ÁC CHIẾN TRANH

              Nhận xét, đánh giá giá trị tài liệu Phông lưu trữ Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam

              • Về giá trị nội dung

                Có những bản viết tay của các lãnh đạo như “Bài phát biểu cuả ông Trương- Công, Đồng quyền trưởng đoàn đại diện đặc biệt Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc họp báo tố cáo chiến tranh hóa học của Mỹ” được trích trong hồ sơ số 11 “Tập tài liệu về việc đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh hóa học ở miền Nam Việt Nam năm 1965- Phông Ủy ban Tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam”, thực sự là những tài liệu lưu trữ có giá trị và chứng minh cho sự tái hiện đầy đủ về tội ác do Mỹ và tay sai gây ra. Nên yêu cầu đặt ra với công tác tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại trung tâm Lưu trữ Quốc gia III là làm chiếc cầu nối giúp xã hội biết nhiều hơn về công tác lưu trữ nói chung và tài liệu lưu trữ nói riêng, để trong mắt độ giả nói riêng và đông đảo quần chúng nhân dân nói chung các tài liệu lưu trữ không chỉ đơn thuần là các kho chứa tài liệu lưu trữ mà đó còn phải là một kho tàng tri thức chứa đựng những thông tin quá khứ vô cùng quý báu.

                Giải pháp để phát huy giá trị tài liệu lưu trữ Phông Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam

                  Ví dụ trong những năm gần đây, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III tổ chức nhiều cuộc triển lãm, trưng bày, giới thiệu tài liệu lưu trữ như “Triển lãm hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B”…những cuộc triển lãm này đã làm cho độc giả trong và ngoài nước biết đến tài liệu lưu trữ của chúng ta nhiều hơn. Mặc dù mỗi một hình thức khai thác sử dụng mà tác tác giả đã đưa ra có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau nhưng khi vận dụng vào thực tế có thể sẽ mang lại giá trị hiệu quả góp phần đưa tài liệu lưu trữ ngày một gần gũi hơn với quần chúng nhân dân và làm thay đổi nhận thức của họ về tài liệu lưu trữ nói riêng và công tác lưu trữ nói chung.