Nghiên cứu các hình thức xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Ứng Hòa là một trong những huyện trọng điểm của thành phố Hà Nội về phát triển chăn nuôi tập trung, trong đó điển hình phải kể đến là 2 xã Vạn Thái và Sơn Công. Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo kinh tế - xã hội của địa phương qua các năm; thư viện của khoa/trường; các tạp chí khoa học, sách báo, khóa luận liên quan tới xử lý chất thải chăn nuôi; thông tin từ mạng internet về các vấn đề có liên quan đến các vấn đề về môi trường trong chăn nuôi lợn, xử lý chất thải chăn nuôi lợn và thực trạng áp dụng các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn. Phương pháp điều tra chọn mẫu: Đề tài thực hiện với mẫu điều tra bao gồm các hộ gia đình đang chăn nuôi nuôi lợn theo hướng hàng hóa trên địa bàn xã Vạn Thái và Sơn Công.

Xây dựng phiếu điều tra bằng việc lập bảng câu hỏi nhằm thu thập các thông tin liên quan tới tình hình sản xuất, đặc điểm và các hình thức xử lý chất thải của các hộ chăn nuôi lợn cho các quy mô khác nhau; chi phí đầu tư cho xử lý chất thải cũng như lợi ích nhận được khi chất thải chăn nuôi được xử lý bằng các phương án,. Từ đó tiến hành điều tra, phỏng vấn thử đối với một số hộ theo bảng hỏi và thông qua điều tra thử tiến hành sửa lại bảng câu. + Số liệu sau khi thu nhập được làm sạch, nhập vào máy tính và phân tổ, tổng hợp theo các tiêu thức khác nhau trên phần mềm Excel.

Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhauđể phản ánh tổng quát đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài, phương pháp này được áp dụng để phân tích tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu và thực trạng chi phí, lợi ích của các phương án xử lý chất thải mà các chủ hộ áp dụng trong chăn nuôi. Ngoài ra còn sử dụng các chỉ tiêu như số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân để khảo sát quy mô, mức độ, cơ cấu từ đó phân tích đánh giá tình hình xử lý chất thải của các hộ cũng như các yếu tố ảnh hưởng.

Để có thể đánh giá được lợi ích, chi phí và hiệu quả các phương án xử lý chất thải chăn nuôi được các chủ hộ áp dụng tại huyện Ứng Hòa đồng thời phân tích được các nguyên nhân và hạn chế đối với những khó khăn mà các hộ chăn nuôi đang gặp phải trong quá trình lựa chọn các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn, làm căn cứ để lựa chọn được những phương án khả thi ứng với từng quy mô, căn cứ để đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực hiện xử lý chất thải chăn nuôi thông qua phương án xử lý thích hợp với điều kiện của hộ. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh giữa các nhóm hộ về mức độ chất thải chăn nuôi lợn thải ra môi trường; so sánh lợi ích thu được, chi phí đầu tư cho việc xử lý chất thải chăn nuôi của các phương án xử lý khác nhau. Thông qua điều tra thu thập số liệu, nghiên cứu sử dụng phương pháp này để tính toán hiệu quả kinh tế của các phương án xử lý chất thải chăn nuôi, cụ thể là phân tích các chỉ tiêu về lợi ích – chi phí của hộ khi áp dụng các phương án xử lý chất thải trong chăn nuôi thông qua các chỉ tiêu như NPV, B/C.

Trên cơ sở đó, đánh giá thêm lợi ích về môi trường mang lại khi áp dụng các phương án để quyết định phương án phù hợp với từng nhóm hộ. + Giá trị hiện tại ròng (NPV): Giá trị hiện tại ròng của một phương án đầu tư nghĩa là toàn bộ thu nhập và chi phí của phương án trong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi thành một giá trị tương đương ở hiện tại được chiết khấu bằng tỷ suất sinh lợi cần thiết. - Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu hiệu quả môi trường: là các chỉ tiêu thể hiện đánh giá của các hộ chăn nuôi về tác động môi trường của các phương án xử lý chất thải tới môi trường đất, nước, không khí xung quanh.