MỤC LỤC
Địa tầng bồn trũng Cửu Long đã thành lập dựa trên kết quả phân tích mẫu vụn, mẫu lừi, tài liệu, carota và cỏc tài liệu cổ sinh phõn tớch từ cỏc giếng khoan trong phạm vi bồn trũng bao gồm các thành tạo móng trước Kainozoi và các trầm tích Kainozoi. Tới nay các thành tạo móng được khoan với chiều dày hơn 1.600m (gieõng khoan 404 moỷ Bỏch Hoơ) vaứ mửực ủoụ bieõn ủoơi cụa ủaự coự xu theẫ giạm theo chiều sâu, đặc biệt là chiều sâu hơn 4.500m thì quá trình biến đổi giảm rừ rệt. Theo kết quả nghiên cứu địa chấn, thạch học, địa tầng cho thấy trầm tích Oligoxen của bồn trũng Cửu Long được thành tạo bởi sự lấp đầy địa hình cổ, bao gồm các tập trầm tích lục nguyên sông hồ, đầm lầy, trầm tích ven biển, chúng phủ bất chỉnh hợp nên móng trước Kainozoi, ở khu vực trung tâm của bồn trũng có trầm tích Oligoxen được phủ bất chỉnh hợp trên các loạt trầm tích Eoxen.
Hệ thống đứt gãy của bồn trũng Cửu Long được chia thành bốn nhóm chính, cơ bản theo các phương: Đông -Tây, Đông Bắc - Tây Nam, Bắc - Nam và các đứt gãy khác (theo các phương khác nhau cùng các đứt gãy nhỏ). Do đó, sự tách dãn theo phương Tây Bắc - Đông Nam lúc ấy và sự toạc vỡ theo phương Bắc - Nam được cho rằng đã xảy ra suốt quá trình thành tạo bồn trũng Cửu Long. Thời kỳ đồng tạo rift: từ Eocene đến Oligocene, các hoạt động đứt gãy liên quan đến quá trình tách giãn tạo nên các khối đứt gãy (chủ yếu là đứt gãy thuận) và các trũng trong bể. Các đứt gãy tạo ra nhiều bán địa hào. Qúa trình tăng cường các hoạt động tách giãn làm cho bể lún chìm sâu hơn và tạo nên hồ sâu với sự tích tụ các tầng trầm tích sét hồ rộng lớn thuộc tập D, các trầm tích giàu cát hơn thuộc tập C sau đó. Vùng trung tâm bồn trũng chịu tải trọng của các tầng sét hồ dày, mặt cắt đứt gãy trở nên cong hơn và kéo xoay các trầm tích Oligocene. Cuối Oligocene, ở phần Bắc của bồn trũng, do sự nén ép của địa phương hoặc địa tầng đã xuất hiện sự nghịch đảo một số nơi, tạo nên một số cấu tạo lồi hình hoa với sự bào mòn, vát mỏng mạnh mẽ của lớp trầm tích thuộc tập C. Trầm tích Eocene - Oligocene trong các trũng chính có thể đạt đến 5000m, thành tạo trong các môi trường trầm tích hồ, lòng sông, châu thổ. Sự kết thúc hoạt động của phần lớn các đứt gãy và bất chỉnh hợp ở nóc trầm tích Oligocene đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ này. Thời kỳ sau tạo rift: từ Miocene đến nay. Thời kỳ này, quá trình tách giãn kết thúc, chỉ có các hoạt động yếu ớt của các đứt gãy, các trầm tích Miocene dưới phủ chờm lên địa hình Oligocene. Giai đoạn biển tiến khu vực xuất hiện và biển tiến vào phần Đông Bắc của bồn trũng. Cuối Miocene sớm, phần lớn diện tích bồn trũng bị chìm sâu, thành tạo tầng sét biển rộng và chính là tầng chắn khu vực tốt cho cả bồn trũng. Ở Miocene giữa, môi trường biển ảnh hưởng ít hơn, phần Đông Bắc bồn trũng chủ yếu chịu ảnh hưởng của các điều kiện ven bờ. Từ Miocene muộn đến nay, bồn trũng Cửu Long thông với bồn trũng Nam Côn Sơn, và sông Cửu Long trở thành nguồn cung cấp vật liệu chính cho khu vực này. A) LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BỒN TRŨNG CỬU LONG. Cho đến nay, quan điểm của đại đa số các nhà nghiên cứu bồn trũng Cửu Long cho rằng lịch sử phát triển của bồn trũng gắn liền với lịch sử phát triển kiến tạo và được chia làm ba thời kỳ: thời kỳ tạo móng trước Đệ Tam, thời kỳ đồng tạo rift Eoxen – Oligoxen – Mioxen sớm và thời kỳ tạo rift từ Mioxen đến hiện nay. Đa số các nhà nghiên cứu đều chấp nhận sự thành tạo bồn trầm tích chứa dầu khí này bắt đầu từ Eoxen. 1) Giai đoạn tạo móng. Vào thời kỳ Mezozoi, khu vực bồn trũng Cửu Long bị khống chế bởi hoạt động hút chìm của mảng vỏ thạch quyển đại dương Kula xuống dưới vỏ lục Đông Nam Aù. Liên quan đến hoạt động này là các hoạt động magma mà có thể quan sát thấy trên đất liền cũng như bắt gặp trong các giếng khoan ngoài khơi. Phổ biến là các loại diorít, granodiorit thành phần kiềm vôi thuộc phức hệ Định Quán, granit giàu kiềm thuộc phức hệ Đèo Cả, Cà Ná và các đai mạch, đá phun trào andezit, riolit. Hiến hơn là các loại đá cổ như diorit thuộc phức hệ hòn khoai, các trầm tích núi lửa tương ứng với hệ tầng Bửu Long, Châu Thới trên đất lieàn Nam Vieọt Nam. Vào cuối kreta đầu Paleogen, có hoạt động nâng lên và bào mòn trên toàn bộ khu vực, tạo ra phong hoá mạnh mẽ các đágranit có tuổi Mezozoi, một trong những đối tượng chứa dầu khí chính trong khu vực. 2) Giai đoạn tạo rift. Hoạt động đứt gãy kiến tạo từ Eoxen đến Oligoxen có liên quan đến quá trình tách giãn đã tạo nên các khối đứt gãy và các trũng và các khối nâng địa phương có phương chủ đạo Đông Bắc – Tây Nam trên khắp khu vực bốn trũng. Các đứt gãy có phương Đông Bắc – Tây Nam, Đông Tây và Bắc Nam, phần lớn là các đứt gãy thuận cắn về phía Đông Nam. Do đó các khối cánh treo bị phá huỷ mạnh và có biểu hiện xoay khối với nhau ở đới nâng trung tâm. Thời kỳ này tạo nên các bán địa hào được lấp đầy bởi trầm tích của tập E có tuổi Oligoxen. Quá trình tách giãn tiếp tục mở rộng bồn trũng và tăng độ sâu hình thành nên những hồ lớn, trong đó lắng đọng chủ yếu sét đầm hồ của tập D, tiếp đó là các trầm tích nhiều cát hơn lắng đọng trong môi trường sông, hồ, tam giác châu của tập C. ở các trũng nơi có chiều dày của tập D và C lớn, mặt các đứt gẫy cong hơn và kéo xoay các trầm tích tập E. vào cuối Oligoxen, một vài vùng có biểu hiện đứt gãy nghịch như ở phía Tây mỏ Bạch Hổ, phía Đông của mỏ Rồng, phía Đông Bắc bồn trũng xuất hiện một số cấu tạo hình hoa với sự bào mòn, vát mỏng các trầm tích của tập C và D. 3) Giai đoạn tạo lớp phủ.
Do hoạt động nâng hạ, lún chìm không đều của bồn trũng mà hoạt động biển tiến đã tác động lên phần đông bắc, còn phần phía Tây của bồn trũng vẫn trong điều kiện sông hồ và châu thổ. Đặc biệt vào cuối Mioxen sớm, thời điểm mực nước biển cực đại, sự thành tạo tầng sét biển khá dày Rotalia trên toàn bộ khu vực minh chứng cho biến cố lún chìm của bồn trũng và tầng sét này trở thành tầng đánh dấu địa chấn và tầng chắn khu vực tốt nhất. Mức độ trưởng thành nhiệt của vật liệu hữu cơ: Vật liệu hữu cơ trong trầm tích Eoxen và Oligoxen hạ đã qua pha chủ yếu sinh dầu hoặc đang nằm ở pha trưởng thành muộn.
Còn phần lớn vật liệu hữu cơ trong trầm tích Oligoxen thượng đang trong giai đoạn sinh dầu mạnh, nhưng chỉ mới giải phóng một phần Hydrocacbon vào đá chứa. Đặc tính thầm chứa nguyên sinh của các đá chứa Oligoxen hạ là không cao do chúng được thành tạo trong môi trường lục địa, với diện phân bố hạn chế, bề dày không ổn định, hạt vụn có độ lựa chọn, mài tròn kém, xi măng có tỷ lệ cao. Đặc tính thấm chứa nguyên sinh của đá cát kết Mioxen hạ thuộc loại tốt do chúng được thành tạo trong môi trường biển, biển ven bờ với đặc điểm phân bố rộng và ổn định, các hạt vụn có độ lựa chọn và mài tròn tốt, bị biến đổi thứ sinh chưa cao.
Còn cát bột kết Mioxen hạ thường có kích thước hạt nhỏ đến rất nhỏ với tỷ lệ cao của matric sét chứa nhiều khoáng vật montmorilonit nên độ rỗng thấp ít khi vượt quá 10%.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHIÊN CỨU ĐỊA HOÁ
Ta thấy vật chất hữu cơ trong các đá mẹ thuộc tầng này thuộc kerogen loại II và III có khả năng sinh dầu và khí.( biểu đồ 1). Ta thấy vật chất hữu cơ trong các đá mẹ thuộc tầng này thuộc kerogen loại I có khả năng sinh dầu và khí. Ta thấy vật chất hữu cơ trong các đá mẹ tầng này thuộc kerogen chủ yếu loại III có khả năng sinh khí.
Ta thấy vật chất hữu cơ trong các đá mẹ tầng này thuộc kerogen chủ yếu loại III có khả năng sinh khí.
Tmax thay đổi theo độ sâu giữa các giếng khoan và ít thay đổi trong một giếng khoan do tầng trầm tích mỏng.