MỤC LỤC
Trong đó hệ thống BaKeRy tại miền Bắc gồm 4 cửa hàng lớn dặt tại các vị trí trung tâm chiến lược góp phần đáng kể vào đa dạng kênh phân phối và đặc biệt có ảnh hưởng quan trọng trong việc làm gia tăng giá trị thương hiệu. Các Kinh Đô Bakery chuyên kinh doanh các sản phẩm bánh kem, bánh nướng, bánh mì, crackers, cookies, kẹo, chocolate,…với hơn 400 loại sản phẩm khác nhau, trong đó sản phẩm kinh doanh chủ yếu là các loại sản phẩm bánh tươi ăn nhanh hàng ngày.
Như Hura Light hay bánh bông lan Isomalt dành cho người béo phì, mắc bệnh đái tháo đường nhờ hạn chế dùng đường saccaro, hay bánh biscus cho phụ nữ mang thai, bánh Marie ( Kinh Đô) bổ xung canxi cho xương cứng chắc hơn,…Nếu xét về mẫu mó ta thấy rừ cú nhiều chủng loại, đa dạng hỡnh dỏng, màu sắc và kớch cỡ cũng như giá cả sản phẩm đáp ứng mọi đối tượng tiêu dùng trong nước và một số nước bên ngoài. Chỉ tính một ví dụ điển hình: trong tết trung thu 2005 ước tính có hơn 2500 tấn bánh trung thu được tung ra thị trường trong đó riêng Kinh Đô Bakery chiếm 1000 tấn, công ty bánh kẹo Hà Nội 400 tấn và công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị 100 tấn, một số tên tuổi như Đồng Khánh, Bảo Ngọc cung cấp khoảng 200 tấn.
Chính vì tự nhận thức được như vậy nên các hoạt động khác của Kinh Đô đặc biệt là các hoạt động marketing, từ tổ chức nhân sự, phát triển kênh phân phối, văn hoá doanh nghiệp đến các hoạt động liên quan tới giá cả sản phẩm, … tất cả đều nhằm hướng tới việc xây dựng và phát triển một thương hiệu vững mạnh. Xây dựng và bảo vệ thương hiệu là hai chức năng chủ yếu của một chương trình tiếp thị, PR xây dựng thương hiệu, quảng cáo bảo vệ thương hiệu, tốt hơn hết đề tài của các chương trình quảng cáo cần phải lập lại những nhận thức đã được hình thành trong đầu khách hàng tiềm năng do chương trình PR tạo ra. Chi tiết kế hoạch được lãnh đạo Công ty chuẩn bị với quà tặng, chương trình quảng cáo tới đối tượng người tiêu dùng với Samling, quà tặng, viết bài đưa tin lên báo quà tặng, chi phí thuê gian hàng thiết kế gian hàng, thuê nhân viên tổng chi phí lên tới 50.000.000 đồng ( chi tiết xem tại bảng phụ lục chi phí Hội Chợ Thực phẩm Công Nghệ Chất lượng Hợp Chuẩn.).
Giáp tết 2005 chương trình tài trợ hội người cao tuổi diễn ra với mục đích tạo ý niệm gần gũi giữa Kinh Đô với công chúng, thu hút sự ủng hộ của khách hàng mục tiêu đồng thời chiếm lĩnh sự ủng hộ của nhóm đối tượng là người cao tuổi miền Bắc cũng như trên cả nước với sản phẩm của Kinh Đô. Những sản phẩm mới trên thị trường thông qua các phân phối trung gian sẽ tới tay người tiêu dùng cuối cùng, công cuộc chuẩn bị cho một chiến dịch mới có khi kéo dài từ sáu tháng đến một năm và các công cụ thường được sử dụng là các pano và apphich, tờ rơi và các chương trình quảng cáo ( báo, tạp chí, ngoài trời và truyền hình). Một lượng chi phí trị giá hàng tỷ đồng đầu tư cho quảng bá thương hiệu, trong đó phần không nhỏ là để tài trợ cho các hoạt động xã hội: từ văn hoá, thể thao, từ thiện, … Mục đích để tạo sự cảm tính cho thương hiệu, làm cho nhiều người chưa biết tới Kinh Đô qua sản phẩm thì cũng biết được thương hiệu này qua các hoạt động xã hội.
Liên tục Kinh Đô cho ra đời các sản phẩm mới với hàm lượng dinh dưỡng cao, Công ty đã đầu tư nghiên cứu các sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng có bổ sung các loại chất như DHA, Canxi,… phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại của nghành chế biến thực phẩm trên thế giới và chiến lược phát triển dinh dưỡng quốc gia Việt Nam.
Thực tế mức giá Kinh Đô đưa ra bao giờ cũng cao hơn các sản phẩm cùng loại 10% - 15%, dù gây cảm tình tốt cho người tiêu dùng bằng một số hoạt động xã hội nhưng sản phẩm chưa hướng tới việc phục vụ tất cả các đối tượng người tiêu dùng. Tuy nhiên, do nắm bắt được tất cả các yếu tố cần thiết khi thâm nhập vào thị trường bên ngoài như: thói quen ẩm thực, nhu cầu dinh dưỡng,… Công ty Kinh Đô miền Bắc nắm bắt đầy đủ để xây dựng chiến lược xuất khẩu dài hạn. Bước 5: Phân tích, đánh giá các hoạt động bên trong như: hoạt động kinh doanh, tiếp thị, quan hệ đối ngoại, quản lý chất lượng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tài chính, quản lý đặt hàng, quản lý nguồn nhân lực, hệ thống thông tin, hệ thống hỗ trợ,….
Ngoài ra kiểm soát tối đa giảm thiểu chi phí gián tiếp, vô hình, giảm tối đa hàng lưu kho, tiết kiệm trong quản lý và mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin, các công cụ trao đổi thông tin tiên tiến trong quản lý điều hành và phối hợp. Đầu tư vào các công nghệ mới, đi đầu tại khu vực Đông Nam Á và mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực khác: Xây dựng, Bất động sản, Thị trường chứng khoán,… Quản lý ngân sách hoạt động hợp lý và linh hoạt thông qua các công cụ và hệ thống kiểm soát tài chính hiện đại.
Đa dạng hóa sản phẩm trong ngành chế biến thực phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm chủ lực, có giá trị dinh dưỡng cao, khẩu vị mới lạ đáp ứng nhu cầu thị hiếu tiêu dùng của khách hàng trong nước và Quốc tế. Trong quá trình phát triển, công ty xác định sản xuất và kinh doanh ngành hàng thực phẩm chế biến là nền tảng chủ yếu, bên cạnh đó mở rộng sang các lĩnh vực khác như đầu tư xây dựng, tài chính, chứng khoán,…. Người lao động được hưởng chế độ làm vịêc và phúc lợi thoả đáng, xây dựng văn hoá doanh nghiệp “Đại gia đình Kinh Đô”, đồng thời không ngừng cải thiện điều kiện làm việc.
Hiện đại hoá bộ máy quản trị bằng cách tái cấu trúc bộ máy theo định hướng của tập đoàn, tin học hoá bộ máy quản lý bằng việc ứng dụng các phần mềm quản lý và sản xuất. Đồng thời phát triển nâng cao giá trị thương hiệu Kinh Đô trỏ thành một thương hiệu mạnh trong nước và quốc tế, đặc biệt tại các thị trường tiềm năng như: Mỹ, Nhật,… và tại một số thị trường sẽ khai thác như Châu Âu, Trung Đông.
Trên thực tế Kinh Đô luôn có các hoạt động ủng hộ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, tham gia vào từ thiện xã hội, quan tâm tới công ích xã hội,… thì việc mở rộng đối tượng phục vụ càng khắc sâu vào tâm trí của khách hàng thương hiệu Kinh Đô với đầy tính nhân văn sâu sắc. Hạn chế việc so sánh lựa chọn khi tiêu dùng, ngoài ra ở đây Kinh Đô có thể tiến hành các chương trình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, như các chương trình khuyến mại, giảm gía, tặng quà,… Nếu mở rộng ra Kinh Đô có thể tiến sang một lĩnh vực khác đó là cho thuê các gian trưng bày trong siêu thị bánh kẹo của mình, đấy là những gian hàng riêng, các doanh nghiệp khi tham gia sẽ phải chịu một số quy định nhất định ( phí tham gia,…). Mặt khác, việc đăng ký nhãn hiệu ra các nước bên ngoài còn của Việt Nam còn rất kém do sự am hiểu luật pháp các nước còn rất kém từ đó dẫn đến các thương hiệu nổi tiếng của nước ta bị các công ty nước ngoài đăng ký và sử dụng chúng một cách nghiễm nhiên trên thị trường.
Doanh nghiệp rất cần những giải pháp về tạo hành lang pháp lý thông thoáng, xem xét mức chi phí quảng cáo cho các đơn vị này một cách hợp lý, cung cấp thông tin về thị trường, quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại các quốc gia trên thế giới, tổ chức hoặc làm cầu nối giữa doanh nghiệp với đơn vị tư vấn trong lĩnh vực xây dựng và phát triển thương hiệu, giúp đỡ các doanh nghiệp quảng bá nhiều thương hiệu sản phẩm thông qua các kỳ triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế,…. Thực tế các cơ quan chức năng, cơ quan thông tin đại chúng cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, thông tin giúp các doanh nghiệp cơ sở sản xuất, kinh doanh có được nhận thức tốt và hành động thích hợp trong việc thực thi nghiêm minh các quyền và nghĩa vụ về sở hữu trí tuệ, sẵn sàng cho quá trình hội nhập đang đến gần.