Cải thiện hiệu quả đầu tư cho hoạt động xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng xuất khẩu Việt Nam

MỤC LỤC

Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng thương hiệu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Nắm giữ một thương hiệu mạnh, một thương hiệu đã có tên tuổi trên thị trường, đó là nắm giữ một lợi thế cạnh tranh vì nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí để xây dựng thương hiệu và sản phẩm của mình trên thị trường, đồng thời tiết kiệm được chi phí cơ hội và giảm thiểu được rủi ro trong quá trình thâm nhập vào thị trường mới.Cũng chính vì thế mà không ít doanh nghiệp đã chấp nhận bỏ ra một khoản tiền khá lớn để mua lại một doanh nghiệp đang đứng trên bờ vực của sự phá sản, giá trị thực tế của tài sản hữu hình, thiết bị còn lại gần như bằng không.Có thể khẳng định ngay rằng một trong những tiêu chí quan trọng nhất mà người mua hướng tới trong những thương vụ “lạ kỳ” thế này chính là lợi thế thương mại trong đó chủ yếu là nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp sắp phá sản, là bề dày lịch sử xâm nhập thị trường của doanh nghiệp này, hay nói cách khác là thói quen sử dụng và sự trung thành còn lại của khách hàng với nhãn hiệu của doanh nghiệp đó.Tất nhiên, để có được lợi thế cạnh tranh đó, doanh nghiệp phải đầu tư không ít tiền bạc, thời gian và trí tuệ trong việc xây dựng tên tuổi của thương hiệu. Tuy nhiên, chính vì tầm quan trọng của giá trị cạnh tranh mà nhãn hiệu mang lại, một hiện tượng rất tiêu cực đã xuất hiện trong môi trường kinh doanh hiện đại ngày nay, đó là cạnh tranh không lành mạnh.Vì mong muốn có được vị thế trên thị trường và lợi dụng lòng tin của khách hàng với tên tuổi sản phẩm và dịch vụ, nên không ít doanh nghiệp đã chọn con đường”tắt” bằng cách sử dụng hoặc nhái nhãn hiệu hàng hóa mà không hề xin phép hay thỏa thuận với chủ nhân hợp pháp của nhãn hiệu hàng hóa đó.Hành vi như vậy bị pháp luật của các quốc gia nghiêm cấm và có thể bị trừng phạt một cách nghiêm khắc.Tuy nhiên, không chỉ trông chờ vào sự bảo hộ của pháp luật, các doanh nghiệp nên có biện pháp chủ động bảo vệ mình trước những hành vi “mượn danh”bất hợp pháp này.

Bảng 1: Danh sách 20 thương hiệu mạnh nhất thế giới năm 2002
Bảng 1: Danh sách 20 thương hiệu mạnh nhất thế giới năm 2002

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả đầu tư xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp

Về bản chất quảng cáo cũng giống như đầu tư vào trang thiết bị, nhân lực,hay nghiên cứu và phát triển, các khoản chi phí đầu tư này đều đóng góp vào quá trình phát triển của một thương hiệu.Tuy nhiên, do không thể tính chính xác phần ngân sách chi cho quảng cáo hàng năm sẽ được thu hồi ngay lập tức hay phải mất một hay nhiều năm nên mọi chi tiêu liên quan đến việc xây dựng thương hiệu hay quảng cáo đều được tính vào chi phí chứ không được coi là tài sản. Việc phát triển thương hiệu được giao cho những nhà quản lý khác nhau.Để chứng minh năng lực của mình, các nhà quản lý thương hiệu buộc phải tạo ra các kết quả kinh doanh tốt trong ngắn hạn và do vậy phải thay đổi các chương trình hoặc chiến lược quảng cáo về thương hiệu.Trong trường hợp này, sự không ổn định của một thương hiệu là kết quả của sự thay đổi nhân sự.Những thương hiệu hàng đầu, ổn định luôn luôn được phát triển bởi một nhà quản lý duy nhất và sự ổn định trong đội ngũ quản lý của công ty, đảm bảo tạo dựng một tầm nhìn dài hạn nhằm bảo vệ đặc trưng của thương hiệu.

Bảng 2: Nhận thức về thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam .
Bảng 2: Nhận thức về thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam .

Kinh nghiệm đầu tư xây dựng thương hiệu của một số doanh nghiệp thành công

Ngày nay, khi mà trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nên khả năng sản xuất của các doanh nghiệp không còn là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu vì nhiều doanh nghiệp có thể cùng sản xuất một loại hàng hóa mà không có sự khác biệt lớn.Trong khi đó thu nhập tăng làm cho mức sống của mọi tầng lớp dân cư tăng, mọi người ngày càng có xu hướng tiêu dùng chọn lọc hơn.Mua sắm hiện nay không chỉ thỏa mãn nhu cầu bản thân và gia đình mà chú ý hơn đến việc tự khẳng định cái tôi thông qua sử dụng”hàng hiệu” .Một nghiên cứu gần đây cho thấy trên 60% người tiêu dùng quan tâm đến thương hiệu khi mua sắm và tỷ lệ này còn tiếp tục tăng. Khác với các doanh nghiệp khác, công ty luôn luôn chú ý xây dựng “phong cách Trung Nguyên “cho mạng lưới bán lẻ của mình.Phong cách Trung Nguyên được nhiều người tiêu dùng đánh giá là một phong cách mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên, giúp cà phê Trung Nguyên trở nên nổi tiếng hơn.Để tạo dựng được lòng tin, sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm của mình, Trung Nguyên luôn “lấy người tiêu dùng làm tâm” tạo cho mình một sản phẩm hàng đầu về chất lượng cũng như phong cách phục vụ.Ngoài ra Trung Nguyên còn khơi dậy trong lòng khách hàng những cảm xúc, cảm nhận đặc biệt bằng những hương vị, khung cảnh nhà hàng, cách tiếp khách của nhân viên rất riêng biệt…Tất cả các yếu tố này đông thời kích thích cảm xúc của khách hàng để tạo nên giá trị tổng thể cho sản phẩm Trung Nguyên.

TRONG THỜI GIAN VỪA QUA

Thực trạng về đầu tư xây dựng thương hiệu của Việt Nam trong thời gian qua . Trên thị trường quốc tế, mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là hàng nông

Kết quả điều tra cho thấy, đối với DN HVNCLC nguồn vốn Nhà nước thì người quản lý nhãn hiệu tư học hỏi chiếm tỷ lệ 38,9%, các doanh nghiệp Nhà nước khác là 27,3%, còn theo nguồn vốn tư nhân thì tỷ lệ này là 23,5% và 25,5% đối với các doanh nghiệp tư nhân khác.Việc huấn luyện tại doanh nghiệp mời chuyên gia trong nước có 27,8% DN HVNCLC thuộc nguồn vốn Nhà nước thực hiện, với các khác thuộc Nhà nước thì tỷ lệ này là 12,1%.Còn với các DN HVNCLC vốn tư nhân thì tỷ lệ này 29,4% và 25,6% đối với các doanh nghiệp khác.Cán bộ quản lý nhãn hiệu của doanh nghiệp được cử tham gia các huấn luyện trong nước được nhiều doanh nghiệp thực hiện nhất trong chế độ đào tạo người quản lý nhãn hiệu hàng hóa.Với DN HVNCLC nguồn vốn Nhà nước thì tỷ lệ này là 66,7%, nguồn vốn tư nhân là 58,8%.Đối với các doanh nghiệp Nhà nước khác thì tỷ lệ này là 84,8%, các doanh nghiệp tư nhân khác là 53,5%.Trong khi đó việc thuê chuyên gia nước ngoài về nước huấn luyện còn rất hạn chế, chỉ có 16,7%. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần xác định trước cho mình thị trường xuất khẩu tiềm năng, từ đó để có được cho mình chiến lược phát triển đặc biệt là đăng ký sở hữu công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu.Để có thể ở nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam có thể thông qua đại diện Cục Sở hữu công nghiệp (hiện nước ta có 20 đại diện) hoặc qua Internet( nếu đăng ký ở Mỹ ), còn đối với 53 thành viên của Thỏa ước Madrid (bao gồm phần lớn các nước châu Âu, SNG, Trung Quốc. …) các doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi, chỉ cần nộp đơn theo mẫu chung với khoản lệ phí hợp lý là 900 Fr Thụy Sỹ ( khoảng 600USD ) nước đầu tiên và cộng thờm 90 Fr cho mỗi nước tiếp theo.Rừ ràng đõy khụng phải là những con số quỏ lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, song hiện nay chúng ta chưa có một con số thống kê nào về khoản chi phí này của các doanh nghiệp.Hay nói cách khác, các.

Bảng 3:Phân loại doanh nghiệp tham gia khảo sát
Bảng 3:Phân loại doanh nghiệp tham gia khảo sát

Kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam

Sau hơn 4 năm Luật doanh nghiệp ra đời, có thêm hàng chục ngàn doanh nghiệp được khai sinh nhưng mức đầu tư cho thiết bị mới vẫn gần như giẫm chân tại chỗ.Chính vì lẽ đó mà khoảng cách giữa các công ty tư vấn công nghệ và doanh nghiệp nói chung ngày càng lớn”.Cũng theo kết quả điều tra mới đây của 2 tổ chức Swiss Contact (Thụy Sĩ ) và GTZ (Đức) tiến hành trên 1200 doanh nghiệp ở Việt Nam thì chỉ có 0.1% doanh nghiệp có sử dụng tư vấn mua sắm công nghệ. Đây là việc làm vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài và rất khó đánh giá, tính toán hết giá trị của nó vì thương hiệu là thứ tài sản vô hình.Khi doanh nghiệp tạo được thương hiệu thì doanh nghiệp có thể độc quyền khai thác nó, tạo ra ưu thế trong kinh doanh, để bảo vệ uy tín doanh nghiệp, tạo điều kiện để thực hiện hiệu quả việc quảng cáo, hướng dẫn tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ từ đó làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp và cũng có thể chuyển nhượng cho đối tác khác hoặc tính gộp giá trị thương hiệu vào tài sản doanh nghiệp khi liên doanh, liên kết căn cứ vào thị phần, sự ổn định, tính quốc tế, xu hướng phát triển và sự bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp.

Khó khăn của các doanh nghiệp trong việc đầu tư xây dựng thương hiệu

Khó khăn về tài chính cũng là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa xác định được một chiến lược kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế và tập trung phát triển kinh doanh dài hạn tại các thị trường trọng điểm.Một tâm lý khá phổ biến là các doanh nghiệp rất tự ty và cái gí cũng muốn “ăn chắc”.Việc hoài nghi cho công việc kinh doanh ở thị trường mới, nên các doanh nghiệp thường chờ khi sản phẩm của mình có chỗ đứng chân trên thị trường rồi mới lo đăng ký thương hiệu.Đây cũng là tâm lý làm ăn nhỏ và mang đậm nét của một nước nông nghiệp là chủ yếu. Hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về luật pháp quốc tế trong việc đăng ký và bảo hộ thương hiệu là rất hạn chế, nhất là Luật Quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia mà doanh nghiệp muốn giành thị phần để bán hàng.Các doanh nghiệp mới chỉ lo đến việc làm ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh và tìm được thị trường xuất khấu là đủ.Các doanh nghiệp chỉ nghĩ rằng khi đã đăng ký nhãn hiệu của mình tại Việt Nam là đã hoàn tất thủ tục mà không biết rằng, phải tiến hành đăng ký thương hiệu hàng hóa trước 6 tháng đến 1 năm trước khi đưa sản phẩm của mình vào bất cứ thị trường nào ở nước ngoài.