MỤC LỤC
Họ có thể truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp nhân viên với đối tượng, qua điện thoại hoặc qua thư từ trên cơ sở giao tiếp cá nhân. Kênh xã hội gồm những người láng giềng, bạn bè các thành viên trong gia đình và những người đồng sự nói chuyện với khách hành mục tiêu.
Ở phương pháp này có hai quan điểm cho rằng: mức chi phí của các đối thủ cạnh tranh thể hiện sự sáng suốt tập thể của ngành và việc duy trì cân bằng cạnh tranh giúp ngăn chặn các cuộc chiến tranh cổ động. Phương pháp này đòi hỏi những người làm Marketing phải xây dựng ngân sách cổ động của mình trên cơ sở xác định mục tiêu cụ thể và những nhiệm vụ phải hoàn thành để đạt được mục tiêu cụ thể và những nhiệm vụ cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu rồi ước tính chi phí để thực hiện nhiệm vụ đó.
Chiến lược đẩy đòi hỏi hoạt động Marketing của nhà sản xuất (chủ yếu là lực lượng bán hàng và khuyến mãi những người phân phối) hướng vào những người trung gian của kênh để kích thích họ đặt hàng cũng như bán sản phẩm đó và quảng cáo nó cho người sử dụng cuối cùng. Chiến lược kéo đòi hỏi hoạt động Marketing (chủ yếu là quảng cáo và khuyến mãi đối với người tiêu dùng) hướng vào người sử dụng cuối cùng để kích thích yêu cầu những người trung gian cung ứng sản phẩm và nhờ vậy kích thích những người trung gian đặt hàng của nhà sản xuất.
Quảng cáo và tuyên truyền giữ vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn tạo sự nhận biết ra sản phẩm.Sự hiểu biết đầy đủ của khách hàng chịu tác động chủ yếu của quảng cáo và bán hàng trực tiếp. Rừ ràng quảng cỏo và tuyên truyền có hiệu quả của chi phí lớn nhất trong những giai đoạn đầu của quá trình thông qua quyết định của người mua, còn bán hàng trực tiếp và khuyến mãi có hiệu quả nhất trong các giai đoạn cuối.
Giai đoạn sẵn sàng của người mua:. Quảng cáo và tuyên truyền giữ vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn tạo sự nhận biết ra sản phẩm.Sự hiểu biết đầy đủ của khách hàng chịu tác động chủ yếu của quảng cáo và bán hàng trực tiếp. việc tái đặt hàng cũng chịu tác động chính của bán hàng trực tiếp và khuyến mói, và của một phần quảng cỏo. Rừ ràng quảng cỏo và tuyên truyền có hiệu quả của chi phí lớn nhất trong những giai đoạn đầu của quá trình thông qua quyết định của người mua, còn bán hàng trực tiếp và khuyến mãi có hiệu quả nhất trong các giai đoạn cuối. Giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm:. Trong giai đoạn giới thiệu, quảng cáo và tuyên truyền có hiệu quả chi phí cao nhất sau đó đến kích thích tiêu thụ để kích thích dùng thử và bán hàng trực tiếp để chiếm lĩnh địa bàn phân phối. Trong giai đoạn phát triển, tất cả các công cụ đều có thể giảm hiệu quả bởi vì nhu cầu đã có đòn bẩy riêng của nó là lời đồn. Trong giai đoạn bão hoà kích thích tiêu thụ, quảng cáo và bán hàng trực tiếp đều có tầm quan trọng tăng lên theo thứ tự đó. Trong giai đoạn suy thoái kích thích tiêu thụ vẫn tiếp tục có tác dụng mạnh, quảng cáo và tuyên truyền thì giảm đi và nhân viên bán hàng chỉ thu hút sự chú ý tối thiểu đến sản phẩm. Do sản phẩm cần được quảng cáo là một sản phẩm mới của công ty và nó được phân bố rộng rãi trên thị trường khắp cả nước, cho nên công ty xây dựng chương trình quảng cáo nhằm :. - Thông báo cho thị trường biết về một sản phẩm mới của công ty. - Mô tả những dịch vụ hiện có của công ty. - Điều chỉnh lại những ấn tượng không đúng của người mua. - Tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí người mua. Quảng cáo thông tin được dùng trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm trên thị trường với mục tiêu chủ yếu là tạo ra nhu cầu ban đầu. - Hình thành sự ưa thích sản phẩm. - Khuyến khích người mua chuyển sang nhãn hiệu của công ty. - Thuyết phục người mua mua sản phẩm của công ty. Quảng cáo thuyết phục được dùng ở giai đoạn cạnh tranh, khi mục tiêu của doanh nghiệp là tạo nên nhu cầu có chọn lọc với một nhãn hiệu cụ thể. c) Mục tiêu nhắc nhở:. - Nhắc nhở người mua là sắp tới họ sẽ cần mua sản phẩm đó. - Duy trì sự biết đến sản phẩm ở mức độ cao. - Nhắc nhở người mua về địa điểm có thể mua sản phẩm đó. Quảng cáo nhắc nhở vô cùng quan trọng ở thời kỳ sung mãn của chu kỳ sống của sản phẩm. Việc lựa chọn mục tiêu quảng cáo cần căn cứ vào kết quả phân tích kỹ lưỡng tình hình Marketing hiện tại của doanh nghiệp. Ở đây mục tiêu quảng cáo của công ty là vừa kết hợp giữa mục tiêu thông tin, mục tiêu thuyết phục và mục tiêu nhắc nhở lại nhau nhằm thuyết phục người mua mua ngay sản phẩm của công ty nhằm tăng doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty trong thời gian đến. Quyết định về ngân sách quảng cáo. Sau khi đã xác định được mục tiêu của quảng cáo, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành xây dựng ngân sách cho quảng cáo. Vai trò quảng cáo là đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Nhưng khó khăn nhất của các nhà quản trị là xác định khoản ngân sách chi cho quảng cáo như thế nào là phù hợp. Một số yếu tố cần chú ý khi xác định ngân sách quảng cáo là : - Các giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm. - Thị phần và điều kiện sử dụng. - Tần suất quảng cáo. - Khả năng thay thế của sản phẩm. Quyết định thông điệp quảng cáo. + Nội dung thông điệp: Người truyền thông sẽ hình dung được những điều sẽ nói với công chúng mục tiêu để tạo ra phản ứng mong muốn, nói chug là nêu lên một số lợi ích động cơ, đặc điểm hay lý do công chúng phải nghĩ đến sản phẩm. + Kết cấu thông điệp: hiệu quả của thông điệp phụ thuộc vào bố cục cũng như nội dung của nó, cách quảng cáo tốt nhất là nêu lên những câu hỏi để người xem tự rút ra kết luận cho mình. + Hình thức thông điệp : Người truyền thông phải tạo cho thông điệp một hình thức có tác dụng mạnh mẽ, quảng cáo trên ấn phẩm, phải có quyết định tiêu đề, lời văn, cách minh hoạ hình ảnh và màu sắc. Tuỳ vào từng công cụ quảng cáo để có thông điệp phù hợp. Tác dụng của thông điệp không chỉ phụ thuộc vào nội dung truyền đạt mà còn phụ thuộc vào cách truyền đạt nữa. Người sáng tạo phải tìm phong cách, lời lẽ và hình ảnh để thực hiện thông điệp đó, quan trọng là phải tạo nên hình ảnh thông điệp cô đọng. Nội dung truyền đatị phải trung thực để lôi cuốn người xem. c) Thực hiện thông điệp. Bất kỳ một thông điệp quảng cáo nào cũng có thể trình bày theo nhiều phong cách khác nhau. Lựa chọn phương tiện quảng cáo. Khi lựa chọn phương tiện quảng cáo thì phải biết khả năng các loại phương tiện đạt đến phạm vi, tần suất và cường độ tác động nào, những ưu và nhược điểm của từng loại phương tiện cũng như khoản chi phí dành cho loại phương tiện đó. Do đặc tính sản phẩm của công ty là xe máy nên công ty đã lựa chọn các phương tiện quảng cáo sau:. - Quảng cáo trên truyền hình. - Quảng cáo trên báo chí. - Quảng cáo pano, áp phích. - Quảng cáo bằng catalogue. a) Quyết định lịch trình sử dụng phương tiện quảng cáo. Lịch trình quảng cáo có hiệu quả hay không phụ thuộc vào các mục tiêu truyền thông, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm của khách hàng mục tiêu, kênh phân phối và các yếu tố Marketing khác của doanh nghiệp. Khi xây dựng chương trình quảng cáo thì người làm công tác quảng cáo phải lựa chọn một hình thức quảng cáo phù hợp với đặc điểm sản phẩm và phù hợp với loại hình quảng cáo. Có các hình thức quảng cáo sau : quảng cáo liên tục, quảng cáo tập trung, quảng cáo lướt qua. quảng cáo từng đợt. Đối với công ty xuất nhập khẩu Đà Nẵng thường sử dụng hình thức quảng cáo theo từng đợt, Công ty thực hiện chương trình quảng cáo khi có sản phẩm mới hay có dấu hiệu giảm sút về doanh thu do đó Công ty tiến hành quản cáo từng đợt là rất phù hợp. b) Quyết định phân bố địa lý của các phương tiện quảng cáo. Đối với công ty COTIMEX sau khi triển khai chương trình quảng cáo Công ty sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá hiệu quả quảng cáo bằng cách khoanh vùng để đánh giá, Công ty sẽ đấnh giá tình hình trên thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng xem hiệu quả tác động của quảng cáo đến đâu, dựa vào chỉ tiêu doanh số đặt ra đạt hay không đạt, tiến hành kiểm tra doanh số bán ra trước và sau khi quảng cáo xem tăng hay giảm để xây dựng lại chương trình quảng cáo cho phù hợp.
Ngoài trụ sở chính, công ty còn có một số xí nghiệp sản xuất bao bì phục vụ cho hàng xuất khẩu, Công ty vận tải biển, một cửa hàng bán tại chỗ, một kho hàng ở Khuê Trung, một xí nghiệp sản xuất quế ở quận Sơn Trà. Thông qua các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, liên doanh hợp tác đầu tư với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để khai thác hết nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Tài sản do lượng tiền mặt và các khoản phải thu tăng cụ thể năm 2008/2007 tiền mặt tăng 2.274.036 nghìn đồng, khoản phải thu tăng 85.082 nghìn đồng do công ty mở rộng thêm nhiều đại lý và chi nhánh ở các tỉnh thành trong cả nước nên việc tiêu thụ hàng hoá ngày càng nhiều dẫn đến lượng tiền mặt thu vào tăng mạnh. Bên cạnh đó, công ty cũng không ngừng nâng cao kiến thức, đào tạo tay nghề, nâng cao trình độ cho công nhân viên để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường và khả năng ứng dụng của khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất cũng như công tác tổ chức quản lý của công ty phục vụ cho việc thực hiện chiến lược lâu dài của công ty.
Đối với công ty COTIMEX sản phẩm mà công ty muốn cổ động trong thời gian đến là xe máy hiệu Honda, SYM, Suzuki, đây là sản phẩm đã có mặt trên thị trường của Công ty, với đặc điểm sản phẩm xe máy của Công ty nhập khẩu từ các nhà sản xuất có uy tín và thương hiệu trên thị trường, được khách hàng trong nước biết rất rừ về sản phẩm xe mỏy của cụng ty, nờn việc thiết kế quan trọng là phải làm sao để khách hàng biết đến sản phẩm mà công ty đang kinh doanh. Công ty quyết định chọn kênh truyền thông gián tiếp như các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm truyền thông dưới dạng ấn phẩm ( thư trực tiếp, báo và tạp chí ), truyền thông quảng bá ( truyền thanh, truyền hình ), phương tiện truyền thông điện tử (bằng ghi âm, ghi hình, internet) và phương tiện trưng bày ( panô, bảng hiệu, áp phích quảng cáo ) bởi nó mang tính đại chúng và tính sâu rộng rất cao, đồng thời có sự hỗ trợ của các yếu tố kỹ thuật như hình ảnh, âm thanh góp phần tích cực đến việc quyết định của khách hàng.