Trách nhiệm pháp lý của người lao động trong việc bồi hoàn chi phí đào tạo

MỤC LỤC

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

- Bên cạnh đó, luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Hoa Tâm với đề tài nghiên cứu “Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động – những vấn đề lý luận và thực tiễn” được công bố tại Trường Đại học Luật TP.HCM năm 2013; Luận văn thạc sĩ “Quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động theo pháp luật lao động Việt nam – Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Ngọc Lĩnh (2015), Viện Đại học Mở Hà Nội. - Đồng thời, bài viết của tác giả Trần Thị Thanh Hà, Tạp chí “Bàn về một số vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động theo Bộ luật Lao động 2012” đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 19, 2013; Bài báo đã đề cập đến hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hai khi chấm dứt hợp đồng lao động, các giải pháp đặt ra hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hai khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê: được tác giả sử dụng để liệt kê các số liệu, thông tin, tình huống …trong chương 2 của luận văn.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1. Ý nghĩa khoa học

Bố cục luận văn

Khái quát về chi phí đào tạo 1. Khái niệm chi phí đào tạo

Ngoài tiền lương, chi phí đào tạo là nguồn kinh phí quan trọng giúp NSDLĐ và NLĐ đạt được một số mục đích nhất định như NSDLĐ sẽ có đội ngũ lao động lành nghề, am hiểu nhiều khoa học - kỹ thuật tiên tiến, NLĐ sẽ được nâng cấp trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng theo từng lĩnh vực, vị trí công tác sau khi hoàn thành khóa đào tạo. “Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học.

Trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo của người lao động 1. Khái niệm trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo

Là một loại trách nhiệm pháp lý nên bồi hoàn chi phí đào tạo trong lĩnh vực lao động mang đầy đủ đặc điểm của một trách nhiệm pháp lý như: loại trách nhiệm được quy định trong pháp luật, do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, luôn là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc chủ thể phải chịu những thiệt hại nhất định về tài sản được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước. “Tùy theo sự phát triển của đất nuớc, kinh tế, xác hội mà các quy định pháp luật của mỗi quốc gia có những điểm riêng biệt, khác nhau, về việc đào tạo, nâng cao chuyên môn kỹ thuật, Luật Hợp đồng lao động Trung Quốc năm 2008 quy định: Nếu NSDLĐ cung cấp (trả) một khoản tài trợ đặc biệt cho NLĐ của họ để đào tạo, nâng cao chuyên môn kỹ thuật thì hai bên có thể xác lập với nhau một thỏa thuận cụ thể về xác định thời hạn phục vụ của NLĐ đó đối với NSDLĐ”24. Tuy có ghi nhận việc xác lập thỏa thuận giữa các bên nhằm ghi nhận việc NSDLĐ tài trợ kinh phí đào tạo cho NLĐ, nhưng pháp luật lao động Trung Quốc lại không có quy định cụ thể cho thỏa thuận trên như: không đề cập đến định nghĩa về thỏa thuận trên, thỏa thuận đó có được xem như là một loại hợp đồng đào tạo hoặc hợp đồng dạy nghề không, không ràng buộc hình thức của thỏa thuận là gì, nội dung cơ bản bắt buộc phải có trong thỏa thuận đó là nội dung nào,.

“Khụng được quy định rừ ràng về mức hoàn trả như Luật Hợp đồng lao động của Trung Quốc, Bộ luật Lao động Liên bang Nga chỉ ghi nhận: Nếu sau khi hoàn thành khoá đào tạo, học viên không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đào tạo mà không có lý do chính đáng, kể cả việc đi làm, theo nhu cầu của NSDLĐ, anh ta phải trả cho NSDLĐ một khoản tiền mà anh ta đã nhận được trong thời gian đào tạo và hoàn trả cho các chi phí khác liên quan đến sự đào tạo mà NSDLĐ đã mang lại”30. Cụ thể: “Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau: Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng; Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”.

Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo của người lao động

Bên cạnh đó, Người sử dụng lao động còn yêu cầu người lao động phải áp dụng các biện pháp bảo đảm và kèm theo các thỏa thuận khác như: phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, phải có người bảo lãnh….khi được đào tạo, bồi dưỡng hoặc để tránh thiệt hại kinh tế doanh nghiệp còn đưa các điều khoản thỏa thuận với nội dung: trong mọi trường hợp người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động (kể cả đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật, bị người sử dụng lao động sa thải, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động) để ràng buộc người lao động thực hiện cam kết thời gian làm việc34. Khi giải quyết các vụ án tranh chấp về bồi hoàn chi phí đào tạo, căn cứ vào nguyên tắc tự do thỏa thuận tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội” và bảo đảm nguyên tắc tôn trọng quyền thương lượng, quyết định giữa hai bên theo khoản 1 điều 180 Bộ luật lao động 2019: “Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động”, Tòa án sẽ không xác định lại các khoản hoàn trả chi phí đào tạo, các khoản bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động khi người lao động chấp nhận các khoản đó theo hợp đồng đào tạo. Theo đại diện theo ủy quyền của bị đơn, mọi chi phí gồm hộ chiếu, visa, vé máy bay khứ hồi, nhà ở, điện, nước, gas, tiền học phí, phí giao thông của bà N khi làm tại Nhật do Công ty U chi trả; nhưng theo lời khai của bà N, bà Nguyễn Kiều O và ông Nguyễn Hữu T (là những người được đưa đi đào tạo tại Nhật trước và sau bà N) đều xác định không được Công ty E giao hợp đồng, chỉ biết có thỏa thuận Công ty E chịu tất cả các chi phí cho người lao động khi sang đào tạo tại Nhật và khi làm việc tại Nhật, bà N (cũng như ông T và bà O) đều xác định Công ty U trực tiếp thanh toán, chi trả toàn bộ các khoản tiền (qua tài khoản bà N, ông T, bà O được lập khi sang Nhật làm việc) và hàng tháng Công ty U có giao cho người lao động các bảng lương.

Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo của người lao động

Ngoài việc bồi thường chi phí đào tạo thì hiện nay Bộ luật Lao động 2019 không có quy định việc người sử dụng lao động có quyền yêu cầu bồi thường các chi phí khác có liên quan hay không, chẳng hạn như khi người được đào tạo nghề vi phạm cam kết về thời hạn làm việc khiến cho sản xuất đình trệ, người sử dụng lao động phải tốn các khoản chi phí khác để tìm người thay thế. Thêm vào đó, Bộ luật Lao động 2019 nên điều chỉnh theo hướng mở rộng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng lao động nên cho phép người sử dụng lao động tăng thêm sự ràng buộc bằng các điều khoản về bảo lãnh, đặt cọc, v.v… Từ đó nâng cao ý thức và trách nhiệm của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng đào tạo nghề, tạo ra một quan hệ minh bạch, bình đẳng và nhân văn. Hai là, trên cơ sở những vấn đề hạn chế nêu trên luận văn đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo của người lao động như: bổ sung hình thức, thủ tục bồi hoàn chi phí đào tạo; bổ sung vào điều kiện bồi hoàn chi phí đào tạo ngoài hợp đồng đào tạo nghề là các cam kết giữa NLĐ và NSDLĐ thể hiện trong quy chế của doanh nghiệp.