MỤC LỤC
Trong trụ cột 2 của Basel II đề cập đến các nội dung sau: đưa ra các nguyên tắc chủ chốt của việc kiểm tra, giám sát, đề cập đến các vấn đề cụ thể phải được quan tâm trong quá trình kiểm tra giám sát: rủi ro lãi suất trong sổ ngân hàng, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường. Các tổ chức giám sát cần kiểm tra các nội dung sau: kiểm tra tính đầy đủ vốn của các đánh giá rủi ro, đánh giá về tính đầy đủ vốn, đánh giá về môi trường kiểm soát, kiểm tra giám sát về sự tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu, đáp ứng giám sát.
- Nguyên tắc 3: Các tổ chức giám sát cần kỳ vọng các ngân hàng hoạt động trên các tỷ lệ vốn yêu cầu tối thiểu và khuyến nghị ngân hàng cần duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy ủịnh. - Nguyên tắc 4: Các tổ chức giám sát sẽ tìm cách thâm nhập vào những giai đoạn đầu tiên để ngăn cản mức vốn giảm xuống dưới mức tốithiểu, và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu.
Một cách ngắn gọn, các mục tiêu chính của Basel II như sau: bổ sung thêm hiểu biết về rủi ro liên quan đến quy mô vốn điều lệ; xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tốt hơn cho các tổ chức tài chính - một cái nhìn mang tính “doanh nghiệp” hơn về rủi ro và tham gia nhiều hơn vào công tác đánh giá và quản lý rủi ro; khuyến khích các ngân hàng áp dụng hệ thống quản lý rủi ro tinh vi hơn để có thể làm giảm chi phí vốn. Do đó, nó giúp các ngân hàng về cơ bản trở nên khỏe hơn với hệ thống quản lý rủi ro mang tính “doanh nghiệp” vì khung quản lý không chỉ dừng lại ở rủi ro tín dụng mà còn được mở rộng ra rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và tất cả các rủi ro tiềm ẩn khác, không chỉ đối với hoàn cảnh hiện tại mà còn cho tương lai. Trongkhi, Basel II tập trung nhiều hơn các phương pháp nội bộ của chính ngân hàng đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và kỷ luật trên nguyên tắc thị trường( 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát [ trong trụ cột thứ 2].Do đó, quyền lực của các nhà quản lý quốc gia được tăng lên bởi họ cần đánh giá sự đủ vốn của ngân hàng có tình đến đặc điểm rủi ro cụ thể của nó.
Về giám sát vĩ mô, NHNN đã ban hành Quyết định 457 và Quyết định 493 qui định về các tỉ lệ an toàn, về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của TCTD, trong đó Quyết định 493 đã tiến dần đến những đánh giá mang các yếu tố định tính và dự phòng được chia thành dự phòng chung và dự phòng cụ thể đã hướng tới khuôn khổ thuộc dự phòng theo Basel 2. Với sự phát triển của thị trường vốn và yêu cầu của hội nhập quốc tế, nguồn thông tin về các ngân hàng ngày càng công khai và minh bạch, việc tăng vốn ngày càng khó khăn hơn, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải quan tâm đặc biệt đến hiệu quả sử dụng vốn và khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng, càng mở rộng qui mô và loại hình dịch vụ thì ngân hàng càng phải chủ động trong việc đối mặt với rủi ro hoạt động. Trong khi hoạt động ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại do hệ thống quản trị điều hành và quản trị kinh doanh của các NHTM còn nhiều yếu kém, các ngân hàng cần thường xuyên đánh giá thực trạng tình hình tài chính để kịp thời có biện điều chỉnh và can thiệp cần thiết, qua đó có thể ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro.
Các trụ cột của Basel II có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên việc áp dụng các qui định của Basel II về quản lý rủi ro hoạt động cần được tiến hành trong mối liên hệ với những trụ cột khác, nhất là yêu cầu về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, về thanh tra giám sát, tuân thủ nguyên tắc thị trường và công khai tài chính. Vì thế, bên cạnh việc cần phải ban hành quy định mới thay thế cho Thông tư 13, với các điều luật chặt chẽ, toàn diện hơn và hoàn toàn tuân thủ Basel II, trước mắt các nhà quản lý và bản thân các ngân hàng phải thực hiện nghiêm túc quy định về phân loại tài sản và trích lập dự phòng; xây dựng hệ thống quản trị rủi ro toàn diện theo chuẩn mực quốc tế.
Giá trị kép của Basel II là phương tiện để có năng lực “hiểu khách hàng” tốt hơn Về kỳ vọng nâng cao năng lực cạnh tranh: Một khi đáp ứng được các yêu cầu về dữ liệu của Basel II (theo các chuẩn mực nêu tại BCBS 239), cũng đồng nghĩa với việc TP Bank sẽ hoàn thiện được quy trình thu thập và quản trị thông tin khách hàng một cách đầy đủ nhất. Giá trị kép ở đây là dựa trên thông tin đủ chất lượng như vậy, ngân hàng sẽ xây dựng được hệ thống công cụ dự báo các thông số căn bản của rủi ro đối với từng khoản vay (PD - xác suất vỡ nợ (Probability of Default) , LGD - tổn thất vỡ nợ (Loss Given at Default), EAD- rủi ro vỡ nợ (Exposure at Default) ), có tính đến cả rủi ro khách hàng (obligor risk) cũng như rủi ro sản phẩm (facility risk), qua đó có khả năng lượng giá rủi ro của từng khoản vay. Người gửi tiết kiệm có thể yên tâm sử dụng dịch vụ ngân hàng được đảm bảo an toàn dựa vào nền tảng công nghệ quốc tế; người vay tiền được nhận những giải pháp ưu việt, hiện đại để giảm thiểu rủi ro; cán bộ, nhân viên VIB có cơ hội phát triển sự nghiệp khi được tiếp cận hệ thống thực hành quốc tế tốt nhất này.
Do đó, trong kế hoạch triển khai Basel II, ngoài quy trình lấy ý kiến rộng rãi, NHNN sẽ tiến hành tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các NHTM (nhất là 10 NHTM được lựa chọn dự kiến áp dụng Basel II vào năm 2015) ngay khi nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định, hướng dẫn Basel II dưới hình thức hội thảo, tọa đàm, trao đổi trực tiếp hoặc các hình thức khác đối với các nội dung cần thiết để đảm bảo tính tuân thủ đối với các yêu cầu của Basel II và tính khả thi đối với các NHTM khi thực hiện. Thực hiện Basel II tại Việt Nam được coi là giải pháp tái cơ cấu có tính đột phá, phõn bổ vốn hợp lý theo rủi ro, tạo ra giỏ trị cốt lừi và sự phỏt triển bền vững trong tương lai cho chính bản thân các NHTM; đồng thời tạo nền tảng cho sự an toàn, phát triển lành mạnh, nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Do đó, trong quá trình triển khai, NHNN sẽ có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện đối với các NHTM khi thực hiện Basel II, nhất là 10 NHTM được NHNN lựa chọn thực hiện Basel II - Phương pháp nâng cao thông qua các hình thức như: hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, cơ sở dữ liệu, hỗ trợ kỹ thuật và phối hợp xử lý các khó khăn, vướng mắc của từng NHTM.
Đứng trước yêu cầu tăng cường công tác quản trị rủi ro từng bước phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, cùng với yêu cầu tuân thủ Basel II của NHNN, nhiều ngân hàng thương mại đã và đang tích cực triển khai phân tích khoảng cách, xây dựng lộ trình thực hiện và bước đầu củng cố khuôn khổ quản trị rủi ro ngân hàng trong các lĩnh vực chủ chốt như rủi ro tín dụng, thị trường và tác nghiệp. Một mặt,Ngõn hàng phải xỏc định rừ cỏc thỏch thức của quỏ trỡnh triển khai, mặt khác phải thường xuyên cập nhật kế hoạch và học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng trong khu vực để việc triển khai đạt hiệu quả cao nhất mà vẫn tiết kiệm nguồn lực của ngân hàng và đáp ứng được kỳ vọng của các cổ đông việc thực hiện Basel II của các NHTM đang gặp những khó khăn do khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập, nguồn nhân lực TCTD còn hạn chế, bộ máy quản trị điều hành chưa thực sự hiệu quả… Nhất là công tác quản lý rủi ro cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin còn lạc hậu so với yêu cầu. Theo ước tính khi thực hiện Basel, các ngân hàng sẽ phải tốn khoảng 5-10 triệu USD để để xây dựng khung quản lý rủi ro (bao gồm chính sách, quy trình, các công cụ đo lường, theo dừi, bỏo cỏo) và khoản chi phớ mua sắm cho hệ thống cụng nghệ thụng tin, cú thể lên tới 50 triệu USD.Đây là chi phí tương đối lớn đối với các TCTD Việt Nam, nhất là trong giai đoạn khó khăn này.Tại Sacombank, chi phí để xây dựng và hoàn thiện việc áp dụng phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II dao động khoảng 4-7 triệu USD, tùy theo hoàn cảnh cụ thể và điểm xuất phát của từng ngân hàng.
Về dữ liệu đối với rủi ro hoạt động, phần lớn 10 NHTM hiện nay đang trong quá trình hoàn thiện xây dựng phương pháp luận hệ thống xác định lãi suất điều chuyển vốn nội bộ theo phương pháp khớp kỳ hạn, xây dựng cơ chế và hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ phân bổ doanh thu, chi phí, phân tích lợi nhuận đa chiều. Thêm vào đó, trong bối cảnh hạ tầng công nghệ thông tin của các NHTM chưa phát triển, chủ yếu mới chỉ hỗ trợ các ghi nhận về giao dịch và kế toán, việc đầu tư các giải pháp công nghệ thông tin mới nhằm hỗ trợ luồng công việc và ghi nhận thêm các dữ liệu về rủi ro sẽ yêu cầu rất nhiều thời gian, nguồn lực và chi phí của các ngân hàng. Từ phía cơ quan quản lý, NHNN cũng sẽ phải ban hành rất nhiều văn bản về hệ thống quản lý rủi ro, cách thức tính toán vốn, tiêu chuẩn đối với các mô hình đo lường rủi ro, cách thức giám sát của NHNN đối với NHTM… Đây là khối lượng tài liệu hướng dẫn rất khổng lồ và có rất nhiều các tùy chỉnh quốc gia (national discretion) cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam mà NHNN phải cân nhắc.