MỤC LỤC
(b) Về đối tượng của hoạt động vận động hành lang. Đối tượng được vận động trong hoạt động vận động hành lang không chỉ. giới hạn trong phạm vi của cơ quan lập pháp — nơi sản sinh ra các văn bản quy phạm pháp luật mà con ở quá trình áp dụng, thực thi, giải thích pháp luật từ phía cơ. quan hành pháp và tư pháp. Với thực tế hệ thống pháp luật nhiều tang của Việt Nam. — các văn bản quy phạm pháp luật chi mang tính hoạch định khuôn khổ chung còn việc chỉ tiết hóa lại là nhiệm vụ của cơ quan lập pháp. Ngoài ra, đa phần các văn bản luật, nghị định thường được cơ quan hành pháp xây dựng dẫn đến nhu cầu vận động chính sách thường khởi đầu từ phía cơ quan hành pháp. Cơ quan hành pháp. vừa chịu trách nhiệm soạn thao dự thảo luật vừa chịu trách nhiệm trong việc quy. định chỉ tiết cỏc điều khoản hướng dẫn thi hành nờn cú quyền lực tương đối rừ ràng trong quy trình xây dựng và thực thi pháp luật tại Việt Nam. Đối với cơ quan tư pháp, việc vận động không hướng tới can thiệp vào các quyết định xét xử của tòa án theo hướng thô bạo làm sai lệch với khoa học pháp lý mà thông qua quá trình thuyết phục, vận động Tòa án nhân dân Tối cao đưa ra các án lệ, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ xét xử dé từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới quan diém xét xử của thẩm phán tòa án cấp dưới. Ngoài những đối tượng vận động truyền thống như văn bản quy phạm pháp luật, án lệ đã nêu ở trên các cá nhân, tổ chức, nhóm lợi ích có thể VDHL tại cả các. văn bản mang tầm vĩ mô, định hướng dài hạn như các nghị quyết của Đại hội đại. biểu toàn quốc của Đảng Công sản Việt Nam, nghị quyết Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam, các quy hoạch quốc gia, kế hoạch quốc gia v.v. Các đối tượng vận động này mang tính chất định hướng, làm tiền đề dé tiếp tục triển khai các hoạt động vận động cao hơn trực tiếp ảnh hưởng tới quyền lợi của chủ thể VDHL. Túc động tích cực và tiêu cực của vận động hành lang Tác động tích cực của vận động hành lang. Hoạt động VDHL có rất nhiều tác động tích cực đối với quá trình vận hành. của xã hội. Theo tác giả hoạt động VDHL có những mặt tác động tích cực như sau:. Thứ nhất, VĐHL tạo ra một thị trường cạnh tranh lý tưởng cho tất cả các chủ thể trong xã hội được quyền nói lên tiếng nói, quan điểm của mình, có quyền được đóng góp, gây anh hưởng ngang nhau trong quá trình vận hành của nền kinh tế thị trường. Sự cạnh tranh giữa các quan điểm, ý tưởng sẽ tạo ra quá trình tiến hóa xã hội, nơi những tư tương tiễn bộ chiến thắng và thay thế những ý tưởng lạc hậu trong hoạt động quản lí đất nước, điều hành xã hội. Thứ hai, hoạt động VĐHL giúp cơ quan nhà nước giảm thiểu gánh nặng trong hoạt động công vụ, có khả năng nhanh chóng bắt kịp được với sự thay đổi của thị trường, xã hội để điều chỉnh các chính sách quản lí. Thay vì mất thời gian tổng hợp và nghiên cứu đối với mọi vấn đề chính sách công, cơ quan nhà nước có thể cho phép doanh nghiệp đưa ra các luận điểm, chứng cứ để chứng minh trước cơ quan nhà nước về tính hợp lí, đúng đắn của một chính sách để từ đó tập trung thời gian vào việc đưa ra quyết định. Thứ ba, hoạt động VĐHL là cơ sở dé nha nước đảm bảo quyền tự do ngôn luận, quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của người dân.Việc cho phép người dân được đóng góp, vận động về các chính sách, pháp luật thê hiện sự cầu thị, lắng nghe của cơ quan nhà nước. Đây là một cách để người dân được chủ động bảo vệ lợi ích của mình cũng như nhà nước thê hiện tính dân chủ khi bảo đảm quyền được. tham gia của người dân. Thứ tư, VĐHL là một phương tiện để cung cấp và bổ sung thông tin từ nhiều cách tiếp cận, quan điểm và giá trị khác nhau cho nhà lập pháp từ đó khắc phục tình trạng bất đối xứng thông tin và nâng cao hiệu quả chính sách công, đóng góp quan trọng vào sự phát triển xã hội. [22] Trong thời đại thông tin hiện nay, vai trò của thông tin không thé phủ nhận trong việc xây dựng và thực thi chính sách công. Tuy nhiên, thông tin thường xuyên bị biến tướng, thiên vị và bất đối xứng, dẫn đến việc. xây dựng và thực thi chính sách không hiệu quả. Vận động hành lang thông tin giúp. đảm bảo rằng nhiều quan điểm và cách tiếp cận được tiếp tục đưa ra, từ đó giúp làm rừ cỏc khớa cạnh khỏc nhau của vấn đề và đảm bảo quyết định dựa trờn cơ sở thụng. tin đa dạng hơn. Hơn nữa, việc thiếu thông tin có thé tạo ra bat bình đẳng trong việc tham gia vào quá trình xây dựng chính sách. Các nhóm có quyên lợi yếu hơn thường khó tiếp cận thông tin và thể hiện quan điểm của mình, bị loại bỏ khỏi quá trình xây dựng, thực thi pháp luật. Vận động hành lang thông tin tạo cơ hội, đảm bảo rằng tất cả các phần tử của xã hội có cơ hội tham gia vào quá trình thảo luận và quyết định chính sách. Điều này không chỉ tăng tính dân chủ, công khai mà còn thúc đây sự công bằng và bình đẳng trong xã hội. Vận động hành lang thông tin không chỉ tập trung vào việc cung cấp thông tin khách quan mà còn tạo cơ hội cho việc đánh giá và phân tích thông tin đó. Bằng cách đưa ra các góc nhìn khác nhau và so sánh thông tin từ nhiều nguồn, chúng ta có khả năng đánh giá thông tin một cách khách quan hơn và đưa ra quyết định thông minh hơn. Vận động hành lang thông tin góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả và phúc lợi xã hội của chính sách công. Bằng cách đảm bảo thông tin đầy đủ, đa dạng và khách quan, chính sách có khả năng thực thi tốt hơn và đáp ứng tốt hơn với nhu cầu và mong muốn của xã hội. Đồng thời, việc đảm bảo sự tham gia rộng rãi trong quá trình xây dựng chính sách tạo nền tảng cho sự công bằng và phát triển bền vững. Ngoài những ý nghĩa nêu trên, hoạt động VDHL cũng có vai trò quan trọng. với hệ thống pháp luật và nên kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với tốc độ thay đổi nhanh. chóng trên quy mô lớn với phạm vi liên ngành hoạt động VDHL càng trở nên quan. trọng và cần thiết:. Thứ nhất, hoạt động VĐHL đóng vai trò như một kênh giao tiếp bổ sung. giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan nhà nước khi cho phép công dân được. chủ động bày tỏ chính kiến và sáng kiến của mình mà không nhất thiết phải chờ đợi sự kêu gọi đóng góp ý kiến từ phía cơ quan quản lí. Việc làm này tạo ra sự chủ động từ phía người dân, khuyến khích sự tham gia một cách thực chất thay vì tham gia. hình thức với những đóng góp vô thưởng vô phạt. Thứ hai, đảm bảo quyền VĐHL giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đồng bộ, thống nhất, hiệu quả. Các văn bản quy phạm pháp luật có sự cân nhắc đến những lợi ích đa dạng của các bên liên quan thay vì chỉ tập trung vào việc. ban hành các quy định có lợi, thuận tiện cho việc quản lí nhà nước. quyền được VĐHL cũng giúp cho các nhân quyền được quy định tại Điều 25, 28 Hiến pháp 2013 được triển khai trên thực tế thay vì là những tuyên ngôn chính trị trên giấy. Thứ ba, các căn cứ, tài liệu, minh chứng, thông tin thu được từ quá trình. VĐHL của các bên liên quan có thé được sử dụng như những thông tin, tài liệu đối chứng mang tính chất phản biện cho các quyết định, chính sách, quy định pháp luật. Từ đó có cơ sở chắc chắn hơn để hậu kiểm chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật. Đối với các cơ quan, tổ chức đã được sự phản biện từ người VDHL nhưng vẫn cố tình bỏ qua, coi thường sự tham gia, đóng góp của người dân dẫn đến ban hành ra những văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng kém cần phải xem xét. trách nhiệm: chính tri, hành chính, pháp lý. Tác động tiêu cực của vận động hành lang. Ngoài những tác động tích cực, vận động hành lang còn có tác động tiêu cực như sau:. Thứ nhất, vận đông hành lang không chính thức cũng đặt ra những nguy cơ,. rủi ro của từ hoạt động tham những chính sách. Theo tác giả Vũ Văn Huân:. “Tham nhũng chính sách trong hầu hết trường hợp không phải là hành vi trái pháp luật, mà thường là pháp luật bị thay đối, xây dựng theo hướng có lợi cho một. “nhóm lợi ích” hoặc tạo ra kẽ hở, điều kiện thuận lợi cho hành vi tham nhũng thông. Tham nhũng chính sách rất nguy hiểm vì tạo ra một cơ chế hợp pháp đề giúp các bên có thể trục lợi. Tham nhũng chính sách rất tinh vi và khó phát hiện, khi phát hiện thì cũng không thể thu hồi những lợi ích đã chiếm đoạt được mà chỉ có thể sửa đổi pháp luật dé vá lỗ héng pháp lý đã tạo ra. [23] Trách nhiệm của cơ quan lập pháp đa phần chỉ dừng lại ở trách nhiệm chính trị mà khó áp đặt trách nhiệm pháp lý, trừ trường hợp có bằng chứng của việc đưa và nhận hối lộ. Vì nhu cầu VĐHL tổn tại khách quan trong đời sống xã hội, quá trình VDHL nếu không được luật hóa và quan lí thì hoạt động VDHL, vận động chính sách. “ngầm” vẫn diễn để các bên có thể gây ảnh hưởng lên cơ quan nhà nước. có sự kiểm soát, giám sát, quản lí, điều tiết sẽ dẫn đến nguy cơ của việc biến tướng. của tham nhũng dưới danh nghĩa VDHL. Người VDHL không chính thức có thé xây dựng mối quan hệ thân thiết với người có chức vụ, quyền hạn dé sau đó tác động để làm ảnh hưởng tới chính sách, pháp luật. Người VDHL không chính thức cũng có thé lợi dụng vị thé, cơ hội của mình để tiếp cận sớm với các thông tin công tác hoặc thông tin bí mật của cơ quan. nhà nước để từ đó tạo ra những lợi thế cạnh tranh bất bình đăng. Các hoạt động tài. trợ, đóng góp tài chính không bị kiểm soát sẽ dễ dàng biến tưởng trở thành các hoạt động hợp pháp hóa sự “lai quả” từ người đưa và nhận hối lộ. Thứ hai, vận động hành lang nếu không được quản lí hiệu quả có thể tạo ra chi phí giao dịch, gây lãng phí nguồn lực cho xã hội. [24] Khi các bên tham gia hoạt động vận động hành lang cạnh tranh nhau dé thuyết phục chính phủ hoặc nhà lập pháp đòi hỏi các bên đầu tư nguồn lực để bảo vệ quan điểm của mình. Các cuộc họp, cuộc thảo luận và các biện pháp thuyết phục nếu không được cân nhắc kĩ có thé gây lãng phí thời gian và tiền bạc, tạo ra một loạt các chi phí không chỉ đối với. các bên tham gia mà còn cả cho xã hội nói chung. Khi các nhóm hoặc cá nhân chỉ. tập trung vào việc thúc đây lợi ích riêng mình mà không quan tâm đến lợi ích chung. của xã hội, điều này có thể dẫn đến việc tạo ra những quyết định chính sách và luật. pháp không tối ưu nếu cơ quan lập pháp không đủ sự sáng suốt, tỉnh táo trong việc tổ chức quá trình vận động hành lang và đưa ra quyết định chính sách. Các tài nguyên quý báu như thời gian, nguồn lực và sự chú ý của các quan chức chính phủ có thể bi lãng phí vào các cuộc thảo luận không có giá tri thực sự hoặc vào việc thúc đây những quyết định chỉ phục vụ cho lợi ích hẹp. Các nhóm lợi ích còn có thé lợi dụng vận động hành lang để trì hoãn quá trình xây dựng và thực thi chính sách. Như vậy, các hoạt động VDHL không được kiểm soát là mảnh đất màu mỡ cho các toan tính về lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, tình huống xung đột lợi ích, tham. nhũng xảy ra. Các hoạt động VDHL không chính thức, không được quản lí chặt chẽ. sẽ rất nguy hiểm và dé tạo ra điều kiện cho cả các bên mua bán quyền lực, làm tình trạng tham nhũng chính sách diễn ra phổ biến, dé dang hơn. Hình thức pháp luật về vận động hành lang. Hình thức pháp luật là những biểu hiện bên ngoài của pháp luật, chứa đựng nội dung pháp luật, là cơ sở để con người có thể tiếp cận, áp dụng pháp luật. Hình thức pháp luật về vận động hành lang có biểu hiện rất đa dạng với nhiều cấp độ khác nhau. Hình thức của pháp luật vận động hành lang ban đầu chỉ là các tập quán chính trị - pháp lý khi người dân tiếp cận các nghị sĩ trong giờ giải lao của các phiên họp nghị viện. Dần dần các nghị viện hình thành các quy tắc chính thức cho phép việc gặp gỡ giữa người vận động hành lang trong và ngoài nghị viện dé trao đối về các vấn đề chính sách. Với sự phát triển của hoạt động vận động hành lang ngày càng phức tạp và nhu cầu quan lí rủi ro từ hoạt động vận động hành lang, các quy tắc điều chỉnh được phát triển thành các đạo luật chuyên biệt hoặc tổng hop trong các đạo luật của các quốc gia. Pháp luật vận động hành lang tồn tại dưới ba mô hình chính: 1) áp dụng nhiều luật điều chỉnh hoạt động vận động hành lang bao gồm Hiến. pháp, luật và các văn bản dưới luật; ii) kết hợp giữa một đạo luật về vận động hành. lang và hệ thống các quy tắc xử xử trong các văn bản dưới luật; iii) không ban hành luật mà chỉ điều chỉnh qua các quy chế hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước, các tô chức xã hội. Công ước Châu Âu về Nhân quyền (ECHR) được Hội đồng Châu Âu thông qua, dam bao quyền tự do hiệp hội trong Điều 11. Điều này có nội dung bảo vệ quyền thành lập và tham gia công đoàn, cũng như các hiệp hội khác, đồng thời nhắn mạnh tầm quan trọng của đa nguyên và tham gia dân chủ. Phi về quyền con người và quyền của công dân, công nhận quyền tự do lập hội tại Điều 10. Hiến chương này bảo vệ quyền của các cá nhân được tự do thành lập và tham gia các hiệp hội, bao gồm ca công đoàn và các tô chức chính trị, mà không bị hạn chế bất hợp pháp. Quyền tự do hiệp hội được coi là một quyền cơ bản của con người vì nó gắn liền với quyền tự chủ cá nhân, phẩm giá và khả năng tham gia vào một xã hội dân chủ. Quyền tự do hiệp hội trao quyền cho các cá nhân tự do lựa chọn và tham gia các nhóm, tổ chức và hiệp hội dựa trên niềm tin, sở thích và giá trị của riêng họ. Nó cho phép các cá nhân thể hiện cá tính của mình, hình thành các kết nối cá nhân và theo đuổi các mục tiêu tập thể, nâng cao ý thức tự quyết và tự chủ của họ. Liên kết với những người khác có chung sở thích, niềm tin hoặc bản sắc là rất quan trọng đối với con người. Tự do hiệp hội cho phép các cá nhân thành lập các nhóm xã hội, văn hóa, tôn giáo hoặc nghề nghiệp nơi họ có thé thé hiện bản sắc của mình, chia sẻ kinh nghiệm và cảm thấy thân thuộc. Các hiệp hội này góp phần vào. sự phát triển cá nhân, hội nhập xã hội và sự phát triển của các cộng đồng đa đạng. Các hiệp hội cung cấp nền tảng cho các cá nhân đến với nhau và bênh vực cho các quyền, lợi ích và mối quan tâm của họ. Quyền tự do hiệp hội cho phép mọi người thành lập công đoàn, tổ chức xã hội dân sự và các phong trào cơ sở để cùng. nhau giải quyết các van đề xã hội, kinh tế và chính trị. Nó tạo điều kiện cho sự tham. gia của công dân, thúc day đối thoại và trao quyền cho các cá nhân có tiếng nói trong quá trình ra quyết định. Tự do hiệp hội là nền tảng của các xã hội dân chủ. Nó đảm bảo sự ton tại của các tô chức xã hội dân sự đa dạng và mang tính đại diện, các đảng phái chính trị và các nhóm lợi ích đóng góp vào sự vận hành của các hệ thống dân chủ. Bằng cách cho phép các cá nhân liên kết một cách tự do, các thiết chế dân chủ được làm phong phú thêm, các quan điểm và tiếng nói khác nhau được đưa ra công chúng. Các hiệp hội thúc đây sự gắn kết xã hội, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cá nhân. Chúng tạo cơ hội kết nối mạng, chia sẻ kiến thức và tập hợp các nguồn lực, dẫn đến lợi ích tập thể. Các hiệp hội đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các van dé xã hội, cung cấp các dịch vụ cộng đồng và thúc day tinh thần đoàn kết giữa các thành viên. Quyền tự do hiệp hội cũng có ý nghĩa kinh tế. Nó cho phép người lao động thành lập liên đoàn lao động và tham gia thương lượng tập thé, giúp cải thiện điều kiện làm việc, tiền lương công bằng và quyền lao động tốt hơn. [35] Các hiệp hội doanh nghiệp và tổ chức nghề nghiệp tạo điều kiện hợp tác, chia sẻ kiến thức và đổi mới, thúc đây tăng trưởng kinh tế và tỉnh thần kinh doanh. Trong mối liên hệ giữa VĐHL và quyền tự do lập hội, thì quyền tự do lập hội là nền tảng đề hình thành nên các “nhóm lợi ích” là chủ thể tham gia tích cực vào quá trình VDHL. Sự liên kết giữa các cá nhân tạo ra sức mạnh, nguồn lực, sự bài bản trong quản lý các hoạt động tập thể để từ đó phục vụ tốt hơn cho hoạt động VDHL. Như vậy, việc tôn trọng, bảo vệ và bảo dam quyền tự do lập hội là nền tảng để thúc đây các hoạt động VĐHL được diễn ra một cách hiệu quả, an toàn và có. Vận động hành lang với quyên tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Quyền tham gia vào đời sống công cộng hay quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là một trong những quyền lợi cơ bản của mỗi công dân trong nền dân chủ. Bảo đảm quyền tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước là cách hiệu quả nhất dé nhà nước thê hiện đặc tính dân chủ - pháp quyền của mình. Nhà nước không tự nhiên mà có quyên lực quản lí, mọi quyền lực của nhà nước xuất phát từ nhân dân nên việc sử dụng quyền lực cương chế nhà nước không phải là sự độc đoán một chiều từ trên xuống. Mọi quốc gia dân chủ hay độc đoán đều đảm bảo cho công dân. được tham gia vào hoạt động quản lí nhà nước ở các mức độ khác nhau. dân càng có cơ hội, điều kiện và năng lực tham gia thì càng giúp giảm thiểu các áp lực đối với nguồn lực công của nhà nước. Tại Điều 28 Hiến pháp 2013 quy định công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các van dé của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện dé công dân tham gia quan lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. Trong mối quan hệ giữa VĐHL và quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, có thể nhận thấy VĐHL là một cách thức thực hiện quyền tham gia quản lý nhà. nước và xã hội. Qua quá trình VĐHL, người dân nói lên tiếng nói của mình tới cơ quan nhà nước, đưa ra ý kiến đóng góp, phản biện để quá trình ra quyết định cân nhắc được cả những quan điểm khác nhau. Thay vì phải chờ đợi sự mời gọi của cơ quan nhà nước dé tham gia vào hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật, những cá. nhân, “nhóm lợi ích” tham gia vào hoạt động VDHL một cách tích cực, chủ động vi. hoạt động này ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Càng nhiều bên tham gia vào quá trình VDHL thì càng gia tăng sự cạnh tranh về lợi ích và hạn chế được khả năng một bên thao túng, thâu tóm toàn bộ quá trình ra các quyết định của cơ quan nhà nước. Như vậy, VĐHL giúp người dân có cơ hội được đóng góp ý kiến, tiếng nói hơn trong hoạt động tương tác với cơ quan nhà nước dé hạn chế các quyết định bat hợp lí có thé gây thiệt hại đến lợi ích của nhân dân, uy tin của co quan nhà nước. Những thách thức trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về vận động. Nhận thức của các bên liên quan đối với vận động hành lang. Nhận thức đúng là một trong những nền tang dé điều tiết và quản lí mọi vấn đề xã hội. Thách thức đầu tiền trong việc xây dựng và thực thi pháp luật VĐHL nằm ở nhận thức lệch lạc của các bên liên quan đối với vấn đề này. Nếu cho rằng hoạt động VĐHL đầy rẫy những tiêu cực, hợp pháp hóa hoạt động hành lang là mở ra “chiếc hộp pandora” cho tham nhũng sinh sôi nảy nở thì sẽ không thể nhìn nhận. hết được những lợi ích của hoạt động này. Ngược lại, khi hiểu rằng việc không. thừa nhận hoạt động này cũng khổng thê làm triệt tiêu mong muốn tác động đến chính sách, pháp luật của các bên thì pháp luật về VĐHL là một thực tế không thể chối bỏ. Ngoài nhận thức về sự cần thiết của pháp luật VĐHL, nhận thức về các phương án điều tiết, quan lí các hoạt động VDHL sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa — lịch sử là rất quan trọng. Đối với các quốc gia văn minh lúa nước ở phương Đông, chắc chắn sẽ có những đặc điểm khác biệt so với văn hóa phương Tây. Việc đánh giá đúng những đặc điểm lịch sử, kinh tế, văn hóa của quốc gia trong tác động đến đời sống chính trị của quốc gia sẽ giúp nhà lập pháp đưa ra các chính sách quan lí hiệu qua và gắn với thực tiễn hơn. Cuối cùng, ý thức pháp luật của người dân cũng cần phải được xem xét và đánh giá trong quá trình thực thi pháp luật. Nếu như có thé xây dựng các quy định rất hợp thời với xu hướng quốc tế nhưng không phù hợp với ý thức, văn hóa pháp luật Việt Nam dẫn đến tình trạng không tiếp nhận và sử dụng pháp luật của người dân thì mọi nỗ lực đều là vô nghĩa. Như vậy, các quy định pháp luật về VĐHL cần đặc biệt lưu ý tới những đặc điểm khác biệt trong văn hóa người Việt, ý thức pháp. luật của người Việt. Sự phản đối của các nhóm lợi ích trong việc hợp pháp hóa và quản lí vận. động hành lang. VDHL là một hoạt động tồn tại khách quan trong lịch sử xã hội con người, ngay từ thời cổ đại đã cho thấy những hành vi có bản chất của hoạt động VĐHL tồn tại. Điều này chứng tỏ rằng nó có giá trị và ý nghĩa đối với đời sống con người. Tuy nhiên, ngay từ thời cô đại đã có những dấu hiệu cho thấy VĐHL chỉ là sân chơi của một thiểu số tinh hoa trong xã hội. Công thức của hoạt động VDHL ngày xưa chỉ xoay quanh phần lớn hai yếu tố chính là tiền bạc và quan hệ cá nhân để gây ảnh hưởng tới các quyết định chính trị. Việc triển khai pháp luật VĐHL sẽ gặp phải sự phản đối từ hai nhóm đối tượng chính trong nước: ¡) những đối tượng đang được hưởng lợi từ sự mập mờ, lạc hậu của các quy định trong hệ thống pháp luật hiện tại dé thu lợi ích; ii) những nhóm chuyên VDHL không chính thức có sử dụng các thủ đoạn vận động bắt chính. Đối với nhóm lợi ích thứ nhất, việc cho phép hoạt động VĐHL công khai đồng nghĩa với việc cho phép quá trình phản biện và phê bình các quy định pháp. luật lạc hậu, yếu kém tạo ra lợi ích cho nhóm nhỏ và gây thiệt hại cho cộng đồng. Việc làm này trực tiếp tác động đến lợi ích của nhóm dẫn đến việc phản đối hợp pháp hóa pháp luật VDHL dé hạn chế các tiếng nói đối lập, trì hoãn quá trình cải cách, tiếp tục duy trì lợi ích bất minh. Đối với nhóm thứ hai, nhưng đối tượng này lợi dụng quan hệ của mình có được đối với các cơ quan nhà nước đề sử dụng các thủ đoạn bất minh nhằm gây ảnh hưởng tới quá trình ra các quyết định của cơ quan nhà nước. Các thủ đoạn bất minh có thé nằm giữa các hoạt động hợp pháp và cả các hành vi bat hợp pháp như hối lộ,. lạm dụng chức vụ gây ảnh hưởng với người khác đề hưởng lợi. Nhóm lợi ích này có nhu cầu để duy trì hoạt động VĐHL nằm ở “vùng xám” của hệ thống pháp luật. Bởi lẽ, khi có khuôn khổ pháp lý điều tiết đối với hoạt động VĐHL, các thủ đoạn bat minh trước đây có khả năng sẽ trở thành bat hợp pháp, khiến họ phải chịu các chế tài hành chính, dân sự nếu bị phát hiện và xử lý. Các nhóm này sẽ đưa ra các luận điểm để phản đối pháp luật VĐHL chẳng hạn như: i) pháp luật VDHL dễ bị lợi dụng để thực hiện hoạt động phạm pháp; ii) pháp luật VĐHL dễ gây tình trạng tham nhũng chính sách, “doanh nhân bắt cóc nhà nước”; iii) không phải tất quốc gia trên thế giới đều thừa nhận và hợp pháp hóa luật.
Gần đây nhất, tháng 1 năm 2019, Quốc hội ban hành đạo luật Công lý chống lại tham nhũng (JACK Act) về chống tham nhũng trong lĩnh vực vận động hành lang, bé sung quy định buộc các nhà vận động hành lang là cá nhân phải công khai trong bản đăng ký đầu tiên cũng như trong báo cáo hàng quý của mình thông tin về việc họ đã bị kết án về tội đưa hối lộ, cưỡng đoạt tài sản, tham ô, nhận hối lộ, trốn thuế, khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ, rửa tiền. Tổ chức Hợp tác các quốc gia đang phát triển (OECD) là tổ chức đi đầu và tiên phong trong việc đưa ra các khuyến nghị về quản lí hoạt động vận động hành lang. Cách tiếp cận của OECD đi từ việc đưa ra các nguyên tắc chung mang tính chất bao quát và các giải pháp kỹ thuật cụ thé thông qua việc tổng kết kinh nghiệm từ các quốc gia thành viên đã thành công trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về vận động hành lang. OECD đưa ra một số nguyên tắc tiếp cận chung mà mọi quốc gia bat kể trình độ phát triển, điều kiện kinh tế - xã hội đều có thể cân nhắc áp dụng trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật về vận động hành lang của mình như sau:. Thứ nhất, pháp luật về vận động hành lang phải khuyến khích sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật. luật vận động hành lang cần có sự cân bằng giữa lợi ích công cộng, lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm, trong đó cần quan tâm tới việc đảm bảo quyền của các nhóm yếu thế. Thứ hai, trong xây dựng và thực thi pháp luật, các quốc gia cần xem xét đến các yếu tố đặc thù về kinh tế, văn hóa, xã hội để đưa ra các giải pháp chuyên biệt, phù hợp với bối cảnh của quốc gia mình. Hạn chế việc sao chép các mô hình tit các quốc gia khác một cách trọn vẹn mà không tính đến khác biệt về văn hóa, con người, nền hành chính. Thứ ba, cần hướng tới xõy dựng một định nghĩa rừ ràng, bao trựm về "hành. thông lệ quốc tế về vận động hành lang. Thứ tư, pháp luật về vận động hành lang không chỉ hướng tới việc quản lý hoạt động vận động hành lang mà cần bổ sung thêm các cơ chế dé xây dựng năng lực, nhận thức đúng đắn cho người vận động hành lang về tính minh bạch và liêm chính, tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Thứ năm, nội dung cốt lừi của phỏp luật về vận động hành lang phải được xõy dựng dựa trên hai nguyên tắc chính là sự minh bạch và sự liêm chính. Minh bạch là nền tảng để tạo lập ra một thị trường vận động hành lang cạnh tranh. Liêm chính là nền tảng để hoạt động vận động hành lang diễn ra lành mạnh và xây dựng được niềm tin của công chúng, khuyến khích công chúng tham gia vận động hành lang. Thứ sáu, ngoài các vấn đề buộc phải quản lí tập trung như, hệ thống thông tin điện tử về hoạt động vận động hành lang, cần có các cơ chế và giải pháp để trao quyền cho xã hội trong giám sát tuân thủ, phát hiện vi phạm pháp luật về vận động. Thứ bảy, trong xây dựng pháp luật cần chú ý đến khả năng thi hành pháp luật và các cơ chế đảm bảo thực thi. Các quy định pháp luật cần được xây dựng trên tổng kết , đánh giá thực tiễn khả năng thi hành pháp luật. Cần quy định các giải pháp linh hoạt để ứng phó với sự thay đổi trong các hành vi vận động hành lang thuộc diện đăng ký và báo cáo. Thường xuyên rà soát các quy định của pháp luật dé có những điều chỉnh khi cần thiết. Khuyến nghị của OECD trong xây dựng pháp luật về vận động hành lang Thứ nhất, trước khi bắt đầu xây dựng pháp luật về vận động hành lang cần chú ý tới bối cảnh của hệ thống pháp luật hiện tại, đánh giá những điểm thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về vận động hành lang. Đánh giá những cơ chế có thể hỗ trợ hoặc cản trở việc thực pháp luật về vận động hành lang bao gồm:. i) quy tac đạo đức công vụ của công chức. 1) tội phạm hóa hành vi gây ảnh hưởng bất hợp pháp đối với quá trình ra. quyết định của cơ quan nhà nước, hành vi hối lộ, hành vi tham nhũng. iii) các quyền hiến định yêu cầu cơ quan nhà nước về giải quyết một việc(right to petion goverment), quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, quyền tự do hội họp. iv) cơ chế tiếp cận thông tin của người dân. v) cơ chế tham gia của người dan trong hoạt động quan lí nha nước vi) co chế thực hiện tố cáo, khiếu nại của người dân. Thứ hai, xỏc định phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh một cỏch rừ ràng. Đưa ra định nghĩa về hoạt động vận động hành lang một cỏch rừ ràng, toàn diện. Định nghĩa về người vận động hành lang và hoạt động vận động hành lang nờn được xõy dựng trờn cỏc đặc điểm và cỏc tiờu chớ loại trừ để làm rừ nội hàm và. ngoại diên của các khái niệm. Thứ ba, xõy dựng cỏc tiờu chuẩn và quy trỡnh rừ ràng trong việc cụng bố thông tin. Trong đó phải đảm bảo cân bằng giữa quyền được biết của công chúng và quyền được bảo vệ bớ mật của người cụng bố thụng tin. Cỏc nội dung cốt lừi cần công khai bao gồm: i) mục dich của hoạt động vận động hành lang; ii) danh tính của người vận động và người có lợi ích được vận động; iii) cơ quan, tổ chức là đối tượng được vận động; 1v) phương thức vận động và chi phí vận động dự kiến.
71 giáo viên thuộc trường THPT Lê Lợi (quận Hà Đông, Hà Nội) đã ký tên vào don xin giảm nhẹ hỡnh phạt cho bị cỏo Chir Xuõn Dũng. về việc người dân tham gia vào vận động hành lang đối với cơ quan nhà nước trong thực tiễn. Mặc dù đơn xin giảm nhẹ không phải là căn cứ tính vào tình tiết giảm nhẹ nhưng vẫn có thê tác động đến thâm phán trong việc xác định mức hình phạt cho. các bị cáo. Hoạt động vận động hành lang của doanh nghiệp tại Việt Nam cũng diễn ra. sôi nổi đối với các vấn đề liên quan đến lợi ích trước mắt của doanh nghiệp, các hình thức vận động hành lang của doanh nghiệp đa đạng hơn như đóng góp ý kiến, thuê chuyên gia tư vấn, tổ chức hoạt động tập huấn, tài trợ cho các hoạt động nghiên. cứu, tài trợ cho hoạt động lập quy hoạch v.v. Các hoạt động vận động hành lang của. doanh nghiệp còn có thể diễn ra dưới hình thức ngầm và không được hạch toán vào các chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động vận động hành lang ngầm của doanh nghiệp mang tính chất bí mật và dễ dàng tạo cơ hội để xảy ra các tiêu cực, sai trái trong quá trình tiếp xúc giữa doanh nghiệp với cán bộ, công chức tại cơ quan nhà nước. Sự biến tướng trong hoạt động tiếp xúc giữa doanh nghiệp và cơ quan. nha nước tạo ra rất nhiều hệ quá xấu, trong đó có hoạt động đưa và nhận hối lộ. Điển hình là các cụ đại án Chuyến bay giải cứu và đại án công ty AIC. Việc các doanh nghiệp được tiếp cận tự do, không kiểm soát với cán bộ, công chức đang giải quyết các công việc liên quan tới doanh nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến tướng trong quá trình tương tác từ trao đôi thông tin thành trao đổi quyền lực,. mua bán quyền lực, đưa và nhận hối lộ v.v. Trong vụ án về vị phạm hoạt động đấu. thầu của công ty AIC, các bị cáo đã lợi dụng quan hệ với các lãnh đạo cao để can thiệp, tác động vào hoạt động đấu thầu. Các hoạt động vận động hành lang ngầm đã bị biến tướng trong các bữa tiệc ăn uống, tiếp xúc giữa doanh nghiệp và quan chức để sau đó tạo dựng quan hệ, phục vụ cho việc đưa và nhận hối lộ. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về. Những thuận lợi trong việc xây dựng và thực thỉ pháp luật về vận động. hành lang tại Việt Nam,. 3.2.1.1 Nhận thức, quan điển và chính sách của Dang vé hoạt động vận động hành lang Trong hệ thống chính trị Việt Nam, nhận thức, quan điểm và chính sách của Đảng Cộng sản cho vai trò tiên quyết trong việc định hướng hoạt động lập pháp. Với nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quán lý, nhân dân làm chủ”, các định hướng lớn của quốc gia đều được định hình thông qua các văn kiện của Đảng Cộng sản. Thông qua những định hướng mang tính chất chiến lược, các cơ quan nhà nước tiếp tục triển khai thành các kế hoạch hành động cụ thê dựa trên đó. Đảng duy trì sự kiểm soát đối với hoạt động lập pháp thông qua các nghị quyết đại hội Đảng, nghị quyết hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng, kết luận của Bộ Chính trị về đề án định hướng chương trình xây dựng pháp luật. Ngoài ra, các vị trí chủ chốt trong cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp tại Việt Nam đều là đảng viên, có trách nhiệm tuân thủ theo đường lối, chủ chương và sự chỉ đạo của cấp ủy đảng theo nguyên tắc. “tap trung dân chủ”, “lãnh đạo tap thể, trách nhiệm cá nhân”. Những minh chứng trên cho thấy, pháp luật VĐHL chỉ có thể được ban hành nếu như phù hợp với nhận thức, quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong quá trình khảo cứu, tác gia nhận thấy rang, nhu cầu xây dung pháp luật về VĐHL hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn, định hướng, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thứ nhất, nhiệm vụ trong tâm đầu tiên trong Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 13 nờu rừ quan điểm tiếp tục day mạnh xõy dựng, chỉnh đốn Đảng, xõy dựng Nha nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh. Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính tri tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng đội ngũ đảng viên và cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Củng có lòng tin, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa”. Nhiệm vụ trong tâm nhấn mạnh việc xây dựng nhà nước pháp quyén xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh. Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về bản chất khác với nhà nước pháp quyền tư sản. Nhà nước pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là công cụ thê hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân. [57] Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện dé nhân dân là chủ thé của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên. chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Như vậy, nhà. nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước được tổ chức trên nền tảng pháp luật, quan lý xã hội bằng pháp luật và tôn trọng quyền con người khi xây dung pháp luật. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải đảm bảo được quyền con người cơ bản bao gồm: quyên tự do ngôn luận, quyền được tham gia quản lý nhà nước xã hội của công dân. VĐHL là một hình thức thực hành quyền tự do ngôn luận, quyền tham gia quản lý nhà nước xã hội của công dân trong nền pháp quyền xã hội chủ. VĐHL giúp đảm bảo người dân thực sự làm chủ trong việc tham gia đóng. gop, xây dựng chính sách với cơ quan nhà nước. VĐHL giúp những tiếng nói yếu thế trong xã hội cũng được quyền lên tiếng và được cơ quan nhà nước lắng nghe không phân biệt đối xử. Tiếp theo, nhiệm vụ trọng tâm đề cấp đến việc đây mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, "lợi ích nhóm", những biểu hiện. Hoạt động VDHL được kiểm soát hiệu quả là cơ sở quan trọng để đấu tranh với “lợi ích nhóm tiêu cực”, “lợi ích nhóm lũng đoạn chính sách”. Nếu không ban hành pháp luật về VĐHL cũng đồng nghĩa với việc để các “nhóm lợi ích tiêu cực”, “nhóm lợi ích lũng đoạn chính sách” hoạt động ngầm mà không có đối thủ cạnh tranh. “Các nhóm lợi ích lũng đoạn chính sách” hoạt động ngầm vẫn chịu sự điều chỉnh của pháp luật và phải chịu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm các quy định về phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, dé phát hiện các nhóm lợi ích này rất khó khăn do không có đối thủ cạnh tranh và là những đối tượng có trình độ chuyên môn, có nguồn lực kinh tế. Như vậy, pháp luật. về VĐHL không chỉ giúp đảm bảo quyền con người mà còn tao ra một môi trường. dân chủ cạnh tranh giữa các công dân trong xã hội, những hoạt động này hoàn toàn. hợp hiến, hợp pháp và cần được khuyến khích. Thứ hai, đột phá chiến lược thứ nhất trong Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 13 xác định nhiệm vụ hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả. Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tô chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho moi thành phan kinh tế, thúc đây đổi mới sáng tạo; huy động, quan lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai, tài chính, hợp tác công - tư;. đây mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng hệ thống pháp luật. Đổi mới nền quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả là một định hướng lớn. Theo tỏc giả đột phỏ chiến lược thứ nhất thể hiện rừ nhu cầu cải cách nền quản trị quốc gia theo định hướng quản trị tốt, đề cao vai trò của thể chế pháp luật, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong xã hội. Theo tác giả cạnh tranh hiệu quả là nền tảng của kinh tế thị trường. Cạnh tranh hiệu quả là việc cho phép các bên trong một thị trường được tự do tìm kiếm các giải pháp dé đổi mới sáng tạo, cải tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quá trình vận động các chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh. Để cạnh tranh hiệu quả cũng đòi hỏi phải có các quy định phỏp luật rừ ràng về quyền và nghĩa vụ, sự đối xử bỡnh dang trong quỏ trình thực thi pháp luật giữa các thành phần kinh tế. Pháp luật về VDHL là giải pháp dé giảm thiểu sự bất bình dang trong mô hình thé chế hiện tại, khi các doanh nghiệp nhà nước, hội đoàn trực thuốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có lợi thể trong việc tiếp cận chính sách và vận động chính sách hơn so với người dân. Pháp luật VĐHL cho phép nhiều thành phần trong xã hội có cơ hội đóng gop, gây ảnh hưởng nên có thé thúc đây sự cạnh tranh hiệu quả, đối xử bình đẳng giữa các bên trong quá trình xây dựng chính sách. Thứ ba, Nghị quyết 27 về Nhà nước pháp quyền tiếp tục khang định chủ trương, định hướng trong Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 13. Trong nhiệm vụ và giải pháp thứ hai của Nghị quyết 27 đề cập đến việc:. 1) Bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trong, bao đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân - Thẻ chế hóa đầy đủ và thực hiện đúng đắn, hiệu quả cơ chế Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, nhất là dan chủ ở cơ sở”. 11) Tổng kết việc thực hiện và nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật theo hướng phát huy tốt hơn các hình thức dân chủ trực tiếp của Nhân dân; có cơ chế bảo đảm thực hiện quyền của Nhân dân tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương. Văn hóa trọng quan hệ cá nhân cũng được thể hiện qua rất nhiều hội nhóm trong xã hội Việt Nam được xây dựng trên một mối liên hệ gần gũi, tương đồng giữa cá nhân của những người trong nhóm (đồng môn, đồng niên, đồng hương, đồng nghiệp). Các hội nhóm này chính là biểu hiện của nhóm lợi ích, khi các cá nhân có chung. quan điểm, thị hiếu, nhu cầu cùng liên kết lại dé thỏa man lợi ích của minh. Trong mối quan hệ với hoạt động VDHL, văn hóa coi trọng mối quan hệ cá. nhân này có một số điểm tưởng đồng nhất định đó là nhu cầu xây dựng sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau trong công việc. VĐHL tạo ra một cơ chế chính thức, hợp pháp để các bên cùng tìm hiểu lẫn nhau. VĐHL tạo ra cơ hội để các bên “phá băng”. rào cản giữa những người xã lạ trong xã hội, từ đó giúp quá trình hợp tác trong hoạt. động lập pháp được diễn ra thuận lợi hơn khi các bên có sự hiểu biết và tín nhiệm lẫn nhau. Các hoạt động xây dựng quan hệ cá nhân để VDHL đã va đang ton tại dưới những hoạt động thường ngày trong đời sống người Việt như: tham gia vào các hội nhóm, thăm hỏi tặng quà mừng vào các dịp lễ hội, tổ chức tiệc sau khi kết. thúc các sự kiện chính thức v.v. Nhưng thuận lợi này cũng đồng thời là thách thức đối với việc xây dựng pháp luật về VĐHL. Nếu không xây dựng được các quy tắc pháp lý đủ tỉnh tế để điều chỉnh sẽ dễ tạo ra sự phản kháng văn hóa, không tuân thủ các quy định pháp luật đề tiếp tục duy trì các thói quen cử xử cũ. Những khó khăn trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về vận động. Nhận thức chưa thống nhất của các bên liên quan về vận động hành lang. Vì vận động hành lang là một hiện tượng phức tạp, đa chiều nên quan điểm về vận động hành lang cũng rất đa dạng. Khó khăn đầu tiên trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về vận động hành lang là sự thiếu thống nhất trong nhận thức về những lợi ích và rủi ro của hoạt động này. Nhiều quan điểm vẫn cho rằng vận động. hành lang là nguyên nhân của tiêu cực và tham nhũng. Hợp pháp hóa hoạt động vận. động hành lang tức là thừa nhận quyền của các nhóm lợi ích trong xã hội được phép. tham gia vào quá trình lũng đoạn chính sách và pháp luật. Việc không phân biệt. được rừ ràng giữa lợi ớch nhúm hop phỏp với lợi ớch nhúm bat hợp phỏp sẽ dẫn đến việc đánh đồng mọi nhóm lợi ích là xấu. Quan điểm phản đối vận động hành lang lo ngại việc không thể kiểm soát các tác động tiêu cực của vận động hành lang mà bỏ qua các lợi ích cũng như kha năng học hỏi các kinh nghiệm quốc tế dé kiểm soát. các rủi ro, tác động tiêu cực từ hoạt động này. Trong giới nghiên cứu khoa học, đã có một nhận thức tương đối thống nhất. về vận động hành lang và những vấn đề phát sinh từ hoạt động vận động hành lang. Các nhà nghiên cứu đều nhận thức về vận động hành lang là một thực tế khách quan và cần thiết trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền, dân chủ, công bằng, văn minh. Các nghiên cứu về vận động hành lang rất da dạng, nằm trong phạm vi nghiên cứu của cả lĩnh vực khoa học pháp lý và khoa học chính trị. [2] Quan điểm chung của các nghiên cứu về vận động hành lang đều hướng tới việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý phù hợp dé bảo dam việc thực hiện quyền con người, kiểm soát. các tác động tiêu cực của vận động hành lang không chính thức, gia tăng hiệu quả. phòng chống tham những. Quan điểm của giới những giới lập pháp, hành pháp về vận động hành lang vẫn mang tinh chất hoài nghi và lo lắng về khả năng quan lý và kiểm soát khi hợp. pháp hóa hoạt động vận động hành lang. Từ thực tiễn lập pháp, theo tác giả Chu. Hồng Thanh, trong quá trình hoạt động của Quốc hội có những quan điểm phán đối. pháp luật vận động hành lang như sau:. “Một là, mục đích của vận động hành lang nhằm củng cố, bảo vệ lợi ích của những người có tiền có của, của các nhóm lợi ích chứ không phải vì nhân dân, vì xã hội, vi lợi ích chung của cộng đồng. Hai là, vận động hành lang tạo ra những tang nắc trung gian không cần thiết giữa Nhà nước và người dân. Ba là, thể chế tài chính ở Việt Nam chưa kiểm soát được thu nhập của cá nhân và tổ chức, chưa minh bạch, thực chất vận động hành lang ở Việt Nam là “hành vi hối lộ và nhận hối lộ”, là môi trường thuận lợi cho tham nhũng, là khuyến khích các lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm. Bốn là, những người có địa vị chính trị và lợi ích kinh tế đặc biệt mới cần đến vận động hành lang dé củng cé vị thé của mình, còn những người dân bình thường thì không cần đến vận động hành lang. Năm là, ở Việt Nam chưa hình thành xã hội dân sự, tiếng nói của các hiệp hội trong các van đề chính sách nhìn chung vẫn còn rat yếu ớt, vỡ vậy tỏc động của xó hội đến chớnh sỏch chưa thực sự mạnh mẽ và rừ nột. Sáu là, những hoạt động vận động chính sách phổ cập vẫn chưa có, một phan vì hành lang pháp lý còn thiếu và phan quan trọng nhất là thé chế chính trị, nhà nước và xã hội vẫn chưa quen với vận động hành lang. Từ quan điểm của người dân và doanh nghiệp có một bộ phận không nhỏ chưa có sự nhận thức đầy đủ về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, vai trò, ý nghĩa của vận động hành lang trong việc thực hiện các quyền con người, quyền công dân của mình. Rất nhiều doanh nghiệp thờ ơ trong xây dựng pháp luật, khi pháp luật đang trong giai đoạn xây dựng và chuẩn bị ban hành thì không có ý kiến đóng góp nhưng đến khi giai đoạn pháp luật có hiệu lực, ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp thì lại gửi đơn thư “kêu cứu”, đơn trình bày, đơn kiến nghị để phản ánh về các khó khăn, bất cập mà quy phạm pháp luật mới tạo ra với doanh nghiệp. [56] Việc này tạo ra sự tốn kém, lãng phí và thiệt hại cho tất cả các bên bao gồm cả. cơ quan nhà nước và người dân trong quá trình xây dựng pháp luật. Ngoài ra, có quan điểm bảo thủ còn phản đối pháp luật vận động hành lang. trên cơ sở phản đôi sự tham gia của các nhóm lợi ích có yêu tô nước ngoài. điểm này cho rằng các thế lực thù địch từ nước ngoài sẽ lợi dụng quyền vận động hành lang dé tạo ảnh hưởng xấu, can thiệp nội bộ vào quy trình xây dựng chính sách và pháp luật từ đó tác động đến an ninh chính trị, mất ôn định xã hội. Lo lắng trên là có cơ sở nhưng không hợp lí bởi chính pháp luật về vận động hành lang sẽ tạo cơ chế đề kiểm soát những tác động tiêu cực từ nhóm lợi ích có yếu tố nước ngoài trên. Thói quen ứng xử của cơ quan nhà nước trong quy trình lập pháp. Trong quy trình lập pháp hiện tại, cơ quan nhà nước đóng vai trò độc tôn đối với quá trình xây dựng pháp luật, ý kiến của các bên liên quan trong quá trình lập pháp mang tính chất tham khảo. Việc triển khai pháp luật vận động hành lang chính thức không chỉ đặt ra quyền của chủ thể vận động hành lang mà còn là nghĩa vụ bảo. đảm của cơ quan nhà nước. Cơ quan quản lí nhà nhà nước không được hoàn toàn tự. chủ trong việc định hướng quy trình lập pháp mà cần tham khảo ý kiến, quan điểm của các chủ thể vận động hành lang và xã hội. Ngoài ra, pháp luật về vận động hành lang cũng đặt ra trách nhiệm giải trình đối với cơ quan lập pháp, hành pháp trong việc tong hợp, tiếp thu ý kiến và phản biện lại ý kiến của các bên tham gia vận động hành lang. Như vậy, pháp luật về vận động hành lang đã nâng cao vai trò, địa vị của công dân trong quy trình lập pháp, buộc cơ quan nhà nước phải thay đổi thái độ, cách tiếp cận đối với người dân trong quy trình lập pháp. Việc thay đổi này chắc chắn tạo ra những biến động và có thể vấp phải sự kháng cự ở một mức độ nhất định từ phía cơ quan nhà nước. Để pháp luật vận động hành lang được triển khai hiệu quả, cơ quan nhà nước cần phải ý thức rừ được về quyền tham gia của người dân trong quy trình lập pháp, tạo điều kiện, cơ hội để người đân tham gia một cách bình dang, đóng góp tích cực trong quá trình vận động hành lang. Từ góc nhìn của tác giả, nền hành chính của Việt Nam mới chuyên qua giai đoạn chuyền đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang các bước đầu của nền hành chính phục vụ. Cơ quan nhà nước vẫn có thầm quyền lớn trong can thiệp vào các quan hệ xã hội thông qua cơ chế cấp phép, cơ chế “xin-cho” dẫn đến nhận thức về vi trí và vai trò của cơ quan nhà nước với người dân trong một bộ phân cán bộ, công chức vẫn còn lệch lạc. Thói quen ứng xử mang tính thứ bậc coi cơ quan nhà nước là bề trên có quyền ban pháp các giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận cho người dân vẫn còn phổ biến. Việc thay đổi nhận thức và thói quen ứng xử của. cơ quan nhà nước là cả một quá trình đòi hỏi sự tác động tích cực từ các bên và. không thé diễn ra trong một thời gian ngắn bang các mệnh lệnh từ trên xuống. Sự thiếu đồng bộ trong các quy định pháp luật khác có liên quan trong việc dam bảo thi hành pháp luật về vận động hành lang. Để pháp luật về vận động hành lang có thé thi hành hiệu quả, ngoài các quy định về pháp luật vận động hành lang thì cần các quy định pháp luật có liên quan để đảm bảo xây dựng một khuôn khổ pháp luật thống nhất, đồng bộ. Tuy nhiên, pháp luật về vận động hành lang tại Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số khó khăn nhất. định như sau:. Thứ nhất, để hoạt động vận động hành lang diễn ra hiệu quả đòi hỏi phải có một cơ chế tổ chức chuyên nghiệp, người vận động phải có trình độ chuyên môn và hệ thống quy tắc hoạt động nhằm kiểm soát các rủi ro từ hoạt động này. Việc các cá. nhân tham gia các hoạt động vận động hành lang một cách đơn lẻ sẽ gặp khó khăn. về năng lực chuyên môn, năng lực tài chính, năng lực tổ chức. Như vậy, pháp luật vận động hành lang hiệu quả có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật về lập hội. Người dân cần được bảo đảm việc tham gia, thành lập hội một cách nhanh chóng, hiểu quả, thuận tiện mới có thé đảm bảo việc thực hiện quyền trong vận động hành lang. Trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam, pháp luật về hội chưa thực sự phát triển theo chuân mực quốc tế về dam bảo quyền tự do lập hội. Khuôn khổ pháp luật về hội của Việt Nam mang nặng tính kiểm soát, đặt nặng vai trò quản lý về việc lập hội. của cơ quan nhà nước với người dân. Quy trình lập hội của người dân phải thông. qua sự phê duyệt và chấp thuận của cơ quan nha nước dé có thé được hoạt động. Quá trình lập hội diễn ra chưa tự do đưới dạng đăng kí — ghi nhận mà diễn ra dưới dang “xin phép — cho phép”. Như vậy, nếu các cơ quan nhà nước không có thiện cảm với một hội nhóm thì có thể cản trở quá trình lập hội thông qua các thủ tục lập hội tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP tổ chức, hoạt động quản lý hội. Điều này là một rào cản lớn đối với việc thực hiện quyền vận động hành lang. Thứ hai, pháp luật về vận động hành lang đòi hỏi sự công khai, minh bạch trong các hoạt động tài chính. Việc kiểm soát dòng tiền và tài chính đối với pháp luật vận động hành lang là cơ sở quan trọng để kiểm soát các hoạt động vận động hành lang biến tướng thành các hành vi vi phạm pháp luật. Để có thể kiểm soát. được dòng tiền thì đòi hỏi các giao dịch tài chính trong vận động hành lang phải được điều chỉnh hệ thống pháp luật về giao dịch điện tử. Tuy nhiên, Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, các giao dịch dân sự trong xã hội Việt Nam vẫn phổ biến việc sử dụng tiền mặt. Quy mô của nền kinh tế không chính thức trong xã hội Việt Nam còn lớn dẫn đến một phần lớn tài sản và dòng tiền không được thống kê và kiểm soát bởi cơ quan nhà nước. Như vậy, việc này tạo ra khó khăn trong việc kiểm soát các giao dịch ngầm của các bên trong vận động hành lang. Thứ ba, hệ thống thông tin về tài sản của cán bộ, công chức tại Việt Nam cũng chưa hoàn thiện, chưa công khai với công chúng. Các cơ chế để kiểm soát tài. sản, thu nhập của công chức chưa sát sao dẫn đến tình trạng che giấu tài sản của người có chức vụ quyền hạn thông qua người thân thích như người nhà, nhân viên cấp dưới. Việc không thé kiểm soát tài sản của cán bộ công chức và người liên quan tạo ra khó khăn đối với việc kiểm soát tham nhũng trong hoạt động vận động hành lang. Người vận động hành lang có thé lợi dụng các kẽ hở trong pháp luật về phòng chống tham nhũng để trục lợi. Tài sản thu được từ hoạt động vận động hành lang biến tướng có thé bị che dấu khỏi sự kiểm soát của công chúng va cơ quan thực thi. Thứ tư, Việt Nam chưa luật hóa quy định về hành vi “lam giàu bắt chính”. dẫn đến việc khó khăn trong chứng minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng. Đồng thời, các giao dịch bat minh, giao dịch ngầm trong hoạt động vận động hành lang bằng tiền mặt cũng tạo ra khó khăn đối với cơ quan kiểm soát vận động hành lang. Các tài sản bất chính thu được từ vận động hành lang bat hop pháp có thé bi tau tán va khó thu hồi trong trường hợp pháp hiện các hành vi vi phạm pháp luật vận động hành lang nhưng không có đủ chứng cứ để chứng minh. các tài sản của cán bộ công chức là có được do vi phạm pháp luật. Vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về vận động hành langtạiViệẹmAm —s—s—‘“‘“<“<C;rwTM;”stsS 3.3.1. Kinh nghiệm quốc tẾ trong xây dựng pháp luật về vận động hành lang,. Triết lí, mô hình kiểm soát vận động hành lang tại Việt Nam. Triết lí là nền tảng cho quá trình nhận thức và xây dựng pháp luật về VĐHL. Triết lí vạch ra các nguyên tắc, giá trị và mục tiêu của pháp luật về VDHL. Theo tác giả, triết lí xây dựng pháp luật VĐHL cần dựa trên những quan điểm sau:. Thứ nhất, VĐHL là một quyền con người, pháp luật điều tiết VDHL là một biện pháp giới hạn quyền con người để tạo ra sự cân bằng giữa tính công khai, minh bạch và quyền tự do ngôn luận, quyền tham gia quản lí xã hội của công dân. Mọi giới hạn về quyền con người cần phải được cân nhắc về tính hiệu quả, tương xứng, phù hợp giữa mục đích và phương tiện để đảm bảo không xâm phạm các quyền con người. Tôn trọng và bảo đảm quyền con người là kim chỉ nam hàng đầu trong việc. xây dựng pháp luật VĐHL. Thứ hai, VĐHL là cơ chế để các bên tham gia đóng góp và gây ảnh hưởng tới chính sách, pháp luật. Chấp nhận hoạt động VĐHL tức là phải chấp nhận sự. cạnh tranh giữa các nhóm lợi ích trong xã hội. Nhà nước phải đóng vai trò là người. trung gian điều tiết sự cạnh tranh đó nên nhà nước có trách nhiệm phải đối xử công bằng giữa các bên tham gia quá trình VĐHL, tránh sự thiên vị giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, tổ chức chính trị - xã hội với tô chức dân sự. của người dân, cựu quan chức, cựu tướng lĩnh với người dân thường. lành mạnh và đối xử bình đẳng là triết lí quan trọng đề đảm bảo pháp luật thực sự di vào đời sống. Thứ ba, với bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, pháp luật về VĐHL tại Việt Nam cần phải quán triệt quan điểm công bằng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tiếng nói của người yếu thế trong xã hội được đại diện và được lắng nghe trong quá trình vận động chính sách. Tuyệt đối cảnh giác và đề phòng trước những nỗ lực cài cắm, chính sách dé biến pháp luật VDHL thành sân chơi cho kẻ có tiền, biến một mô hình tốt đẹp thành một thị trường mua bán. “tiền — quyền”, nới rộng bat bình đăng giàu nghèo, gia tăng bat công xã hội. Thứ tư, để quá trình cạnh tranh giữa các nhóm lợi ích điễn ra lành mạnh và hiệu qua cần phải xây dựng được các cơ chế để đảm bao sự công khai, minh bach, trung thực, chính xác về các thông tin đăng ký và báo cáo từ người VDHL. Việc kiểm tra đánh giá sự trung thực không chỉ là nghĩa vụ của cơ quan nhà nước mà cần cơ chế dé kết hợp giữa sự kiểm soát từ bên trên, sự tự điều chỉnh từ tổ chức nghề nghiệp và sự kiểm soát từ xã hội phát hiện, tố giác vi phạm trong lĩnh vực vận đông. Thứ năm, việc tiếp nhận pháp luật VĐHL là dé phục vụ mục tiêu hiện đại hóa nền quản trị quốc giá, phát triển kinh tế xã hội nhưng phải đảm bảo được sự ổn định chính trị trong nước, hạn chế sự lợi dụng của các quốc gia, tổ chức quốc tẾ, doanh nghiệp đa quốc gia vào quá trình VDHL để tạo ra sự bất ôn định chính trị, bat công xã hội, ảnh hưởng xấu đến sự phát trién bền vững của dat nước. Từ những triết lí nêu trên tác giả cho rằng mô hình pháp luật về VDHL của Việt Nam tác giả cho rằng Việt Nam nên xây dựng mô hình pháp luật về VĐHL có sự kết hợp từ những bài học kinh nghiệm của hai quốc gia phát triển đi trước là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nếu như Hoa Kỳ là quốc gia đi đầu trong phát triển nền kinh tế thị trường đưới thé chế chính trị dân chủ tự do với các giá trị nhân quyền phổ quát được cả thế giới thừa nhận và học tập thì Trung Quốc cũng có một mô hình phát triển kinh tế mạnh mẽ, một chính quyền có năng lực quản lý và ý thức hệ tương đồng với Việt Nam. Hoa Kỳ lựa chọn mô hình VDHL đa nguyên từ dưới lên phù hợp với các giá trị tự do của quốc gia này. Mô hình Hoa Kỳ đề cao sự công khai, minh bạch và cạnh tranh dươi sự kiểm soát của nhà nước. Trung Quốc lựa chọn mô hình tập quyền quản lý từ trên xuống, không chính thức thừa nhận VĐHL nhưng. cho phép hoạt động đóng góp chính sách rộng rãi thông qua các kênh chính thức được nhà nước tạo lập và quản lí như mặt trận, hiệp hội. Theo tác giả, Việt Nam cần tiếp cận theo cách tiếp cận kết hợp cá hai mô. Một mặt, Việt Nam nên thừa nhận VĐHL và cho phép hoạt động này. được diễn ra đưới sự kiểm soát của nhà nước, khuyến khích phát triển đội ngũ VĐHL chuyên nghiệp có năng lực chuyên môn và khả năng hoạch định, thuyết minh chính sách. Mặt khác, cần tạo lập các tích cực huy động sự tham gia của các bên thông qua các cơ chế kênh đóng góp thức có sự kiểm soát của nhà nước. Như vậy, Việt Nam vẫn thừa nhận và điều tiết VDHL nhưng không dé VĐHL tự do từ dưới lên mà do nhà nước chủ động tạo lập để kêu gọi sự tham gia, đóng góp của các. bên vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật. Lộ trình xây dựng pháp luật về vận động hành lang tại Việt Nam. Pháp luật về VDHL không phải một van đề mới mẻ đối với các nền lập pháp đã phát triển. Các tranh luận về việc xây dựng cơ chế VĐHL tại Việt Nam đã diễn. ra trong khoảng 20 năm lại đây với nhiều quan điểm học thuật tiến bộ. Tuy nhiên, thực tiễn xây dựng và thi hành pháp luật tại Việt Nam vận dậm chân tại chỗ. Theo tác giả, việc xây dựng pháp luật về VĐHL tại Việt Nam không nên nóng vội học tập, sao chép theo các mô hình của các quốc gia phương Tây với văn hóa chính trị dân chủ tự do. Chính các quốc gia đã phát triển như Hoa Kỳ cũng cho thấy, dé có được nền lập pháp tiến bộ như ngày nay, họ đã phải thử và sai rất nhiều. trong quá khứ. Cũng từ kinh nghiệm của Hoa Kỳ cho thấy pháp luật VĐHL của họ gặp phải sự phản đối của các phe nhóm chính trị, nhóm lợi ích ngay khi ban hành. Vì vậy, không nên cầu toàn khi xây dựng pháp luật VĐHL bởi nếu khuôn khổ pháp lý mới quá chặt chẽ và quá hoàn chỉnh thì sẽ vấp phải sự phản đối nghiêm trọng, rất có thê sẽ có một làn sóng vận động chính sách ngầm dé phản đối ban hành pháp luật về. Từ bài hoc kinh nghiệm của Trung Quốc có thé thấy rằng việc không quản lí hoạt động VDHL không tự khắc có thể loại trừ được hoàn toàn hoạt động này trong xã hội. Các doanh nghiệp, hiệp hội bằng nhiều cách khác nhau vẫn có thể tham gia vào các hoạt động VĐHL ngầm với chính quyền trong lĩnh vực kinh tế. Điều này cũng cho thấy nhu cầu vận động chính sách kinh tế được quan tâm nhiều hơn khi so. sánh với những hoạt động khác. Với những tiền đề trên, tác giả cho rằng Việt Nam nên bắt đầu hình thành cơ chế thử nghiệm cho hoạt động VĐHL trong lĩnh vực kinh tế. Cần bắt đầu xây dựng hệ thống thể chế cho hoạt động này từ việc thử nghiệm cho phép VĐHL trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền trung ương. Bắt đầu xây dựng cơ chế dé đóng góp, phản biện các văn ban quy phạm pháp luật của doanh nghiệp và cơ chế giải trình của cơ quan soạn thảo trước các đóng góp, phản biện của doanh nghiệp về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Song song với việc thi điểm mô hình, cần có lộ trình xây dựng đội ngũ VĐHL chuyên nghiệp, xác định VĐHL là một nghề nghiệp trong hệ thống ngành nghề Việt Nam, tạo lập cơ chế đào tạo, quy định tiêu chuẩn cấp phép hành nghề,. đạo đức hành nghề, đăng ký hoạt động và báo cáo hoạt động. Sau quá trình thi hành pháp luật và tổ chức hoạt động tông kết kinh nghiệm thực tiễn, có thé tiếp tục nghiên cứu mô hình quản lí từ các quốc gia phát triển như. Hoa Kỳ, Anh, Úc để xem xét mở rộng phạm vi hoạt động VDHL. Trong giai đoạn ban đầu, các hoạt động VĐHL cần kiêm soát cũng cần tập trung vào các vẫn đề VĐHL trực tiếp, VĐHL có sự tài trợ tài chính, chủ thé VDHL có yếu tố nước ngoài. Đối với nghĩa vụ báo cáo thông của người VĐHL có thể thực hiện theo mô hình bán niên/6 tháng một lần. Các thông tin cần phải khai báo tập trung vào tên người VĐHL, đối tượng cá nhân/tổ chức được VĐHL, thời gian, địa điểm, mục tiêu vận động. Khi hoạt động VDHL trở nên quen thuộc hơn với xã hội, có lực lượng VDHL. chuyên nghiệp thì có thể dần thắt chặt lại các quy định, hướng tới việc khai báo định kì theo quý, các nghĩa vụ khai báo cần được đặt ra chỉ tiết hơn cả về những nội dung mà các trong quá trình VĐHL đã giao tiếp. Ngoài ra, cần bổ sung các chế tài phòng ngừa xung đột lợi ích, phòng chống tham nhũng chuyên biệt trong hoạt động VĐHL để ngăn chặn rủi ro từ hoạt động này. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của pháp luật vận động hành lang. Phỏp luật về VĐHL trước tiờn cần xỏc định rừ phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh. Theo tác giả, phạm vi điều chỉnh của pháp luật VĐHL liên quan đến các hoạt động VĐHL diễn ra giữa người VĐHL và cơ quan nhà nước về các văn bản quy phạm pháp luật, quyết định hành chính. Thứ nhất, người VĐHL là người có kinh nghiệm làm việc về pháp luật, được đào tạo về chuyên môn pháp luật, được cấp phép hoạt động VĐHL, thực hiện hoạt động giao tiếp, thuyết phục cơ quan nhà nước cho mình hoặc mặt cá nhân, tô chức. Người VĐHL thuộc phạm vi phải đăng ký và báo cáo là những đối tượng chuyên nghiệp, nhận thù lao để thực hiện VĐHL. Ngoài ra, những người VĐHL không nhận thù lao nhưng vận động cho một đối tượng nhiều lần hoặc vận động cho các chủ thể, vấn đề có yếu nước ngoài cũng thuộc phạm vi phải đăng ký. Như vậy, những chủ thể tham gia vào hoạt động VĐHL không phải đăng ký là những người không chuyên nghiệp, không lẫy VDHL là một nghề, không thu phí khi đại điện. cho người khác VDHL, không đại diện cho chủ thé, lợi ích có yếu tố nước ngoài. Thứ hai, người được VĐHL nên bao gồm các cơ quan có thâm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Trung ương và địa phương bao gồm cả cơ. quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp tại trung ương và cơ quan lập pháp, hành pháp tại địa phương. Thứ ba, đối tượng được VĐHL bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật, quyết định hành chính của cơ quan nhà nước. Các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:. Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Nghị Quyết v.V của cơ quan nhà nước tại. các cấp từ trung ương đến địa phương theo Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Các quyết định hành chính là các quyết định của cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến Địa phương theo Luật Tổ chức chính phủ 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015. Theo tác giả, dé hạn chế tối đa các biến tướng và ảnh hưởng tiêu cực các hoạt động VĐHL được phép diễn ra giữa người VDHL và người được VDHL bao gồm:. i) gặp gỡ, trao đồi dé trình bày, thuyết phục dé gây anh hưởng ii) tổ chức các sự kiện, hội thảo, hội nghị để trình bày quan điểm. ii) xuất bản sách báo, tài liệu và gửi kiến nghị đến cơ quan nhà nước. 1V) tài trợ việc nghiên cứu khoa học. v) tài trợ cho các hoạt động dao tao, tap huấn với chuyên gia nhằm nâng cao năng lực, hiểu biết cơ quan nhà nước về một vấn đề. vi) _ thu thập quan điểm của công chúng và gửi đến cơ quan nhà nước.