MỤC LỤC
Kinh nghiệm của tỉnh Lạng Sơn. Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân chính là việc thực hiện cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" là nhân tố cơ bản để bảo đảm các quyết định của Hội đồng nhân dân được thực hiện đúng "ý Đảng lòng dân" mà Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện, từ đó tạo được sự thống nhất cao trong quá trình thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Thực tế những năm qua, vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Lạng Sơn đã được chú trọng và tăng cường, thể hiện ở việc phân công Đảng viên giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt của Hội đồng nhân dân, việc quy hoạch, lựa chọn bố trí cán bộ làm công tác HĐND luôn bảo đảm các yêu cầu về trình độ chuyên môn, năng lực công tác, uy tín, cơ cấu hợp lý và chú trọng đến tính kế thừa. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động HĐND các cấp tỉnh Lạng sơn được thể hiện ở việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số: 21- CT/TU ngày 15/11/2002 về việc tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân. Chỉ thị này được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, xuyên suốt trong quá trình hoạt động kiểm tra, giám sát của HĐND các cấp tỉnh Lạng Sơn từ năm 2002 đến nay, bằng việc tăng cường hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy. Đảng, hoạt động giám sát thông qua việc xem xét các báo cáo đề án trình kỳ họp hoạt động chất vấn và hoạt động giám sát của HĐND. Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Lạng sơn đối với công tác tổ chức và hoạt động của HĐND được thể hiện trên một số nội dung như sau:. Sau cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp tỉnh Lạng Sơn khóa XIV, nhiệm kỳ 2004-2009, việc sắp xếp, bố trí nhân sự đảm nhiệm các chức danh của HĐND các cấp được Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo. Hiện nay Đảng đoàn HĐND tỉnh có 5 đồng chí, trong đó đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh là Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy làm Bí thư Đảng đoàn; đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh là Ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh ủy làm Ủy viên Đảng đoàn, đồng chí Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, đồng chí Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh và đồng chí Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh làm Ủy viên Đảng đoàn. Nhìn chung, so với nhiệm kỳ 1999-2004, chất lượng đại biểu HĐND được tăng lên cả về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị; công tác đào tạo, bồi dưỡng, qui hoạch cán bộ làm công tác HĐND được quan tâm, nhiều đại biểu HĐND được cử đi học tập theo chương trình đại học và sau đại học; bên cạnh đó tại các kỳ họp của HĐND các cấp đã bầu bổ xung được các đại biểu có trình độ, năng lực, nhiệt huyết với công tác HĐND đây là những yếu tố quan trọng bảo đảm cho hoạt động của HĐND được thuận lợi và có hiệu quả. Tuy nhiên, số đại biểu HĐND là cán bộ, công chức còn chiếm tỉ lệ khá lớn, đại biểu hầu hết là người công tác ở các tổ chức đoàn thể, đại diện ở các khu vực dân cư chưa đạt theo cơ cấu, trình độ chuyên môn còn hạn chế. Bên cạnh đó nhận thức của một số cấp ủy Đảng, cán bộ, Đảng viên về HĐND còn hạn chế , công tác đào tạo, bồi dưỡng, qui hoạch cán bộ đảm nhiệm các chức danh của HĐND còn bất cập; hoạt động của HĐND hiệu quả chưa cao, chưa cụ thể hóa các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương của Đảng thành nghị quyết của HĐND trên cơ sở sát với thực tiễn của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, Theo nhận định của lãnh đạo HĐND tỉnh Lạng sơn việc đổi mới kiện toàn công tác tổ chức bộ máy HĐND các cấp hiện nay là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Quá trình đổi mới cần được thực hiện những giải pháp cơ bản sau:. - Kết hợp tốt giữa yêu cầu về tiêu chuẩn và cơ cấu đại biểu: Giải pháp quan trọng đầu tiên là phải lựa chọn các đại biểu HĐND có đủ tiêu chuẩn, năng lực, có đủ điều kiện hoạt động để có thể tham gia đầy đủ các hoạt động của HĐND. Hội đồng nhân dân là nơi tập trung trí tuệ tập thể, hội tụ nhiều ý nguyện của các tầng lớp nhân dân, nên cần có tỉ lệ, cơ cấu và thành phần đại biểu hợp lý. Cần đảm bảo số đại biểu trong các Sở, ngành quan trọng và trong các lĩnh vực trọng yếu, cần tăng số đại biểu ở các cơ quan Đảng, đoàn thể, chú trọng đại biểu nữ, người dân tộc thiểu số, tăng cường cơ cấu đại biểu là cán bộ khoa học, quản lý kinh tế, pháp lý, đại biểu có trình độ đại học, trên đại học, thực hiện trẻ hóa đại biểu để bảo đảm tính kế thừa và chuyển giao giữa các thế hệ. - Tiếp tục kiệm toàn bộ phận Thường trực HĐND, các Ban HĐND theo hướng chuyên trách, chuyên sâu để duy trì thường xuyên các hoạt động của HĐND. Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với hoạt động kiểm tra, giám sát giữa hai kỳ họp của HĐND các cấp. Sau khi có Chỉ thị 21-CT/TU ngày 15/11/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của HĐND các cấp; hoạt động kiểm tra, giám sát của HĐND các cấp thực sự đã có nhiều chuyển biến tích cực,. HĐND các cấp tổ chức được nhiều cuộc kiểm tra, giám sát hơn trước. Chất lượng và hiệu quả các cuộc giám sát được quan tâm, phương thức giám sát thường xuyên đổi mới. Hoạt động giám sát bảo đảm tính khách quan, toàn diện, khoa học, kết luận sau giỏm sỏt rừ ràng, kiến nghị cụ thể. Cụng tỏc đụn đốc, theo dừi việc giải quyết cỏc kiến nghị sau giỏm sỏt được chỳ trọng. Từ năm 2005 đến nay, căn cứ chương trình kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đảng đoàn HĐND tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng kế hoạch kiểm tra để đánh giá về vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng đối với hoạt động của HĐND. Qua hoạt động kiểm tra, giám sát của HDND các cấp đã kịp thời phát hiện những hạn chế, thiếu xót của các cơ quan, đơn vị chịu giám sát, đồng thời kiến nghị với các cấp, các ngành, đơn vị để có biện pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, góp phần làm chuyển biến nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động giám sát của HĐND các cấp còn một số hạn chế, khó khăn: việc thành lập đoàn kiểm tra, giám sát để xem xét một số vụ việc cụ thể của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện chưa thực hiện được; chưa tổ chức được nhiều cuộc giám sát về các lĩnh vực Quốc phòng, xây dựng chính quyền địa phương, quản lý địa giới hành chính, bảo vệ môi trường; việc phối hợp giám sát giữa HĐND cấp tỉnh với HĐND cấp huyện và cấp xã chưa nhiều, số thành viên tham gia đạt thấp so với qui định; việc tham gia ý kiến tại các cuộc giám sát chưa nhiều, chất lượng chưa sâu, một số cuộc giám sát còn bị trùng lặp về địa điểm, thời gian; công tác kiểm tra, theo dừi, đụn đốc cỏc cơ quan, đơn vị thực hiện cỏc kết luận sau giỏm sỏt còn nhiều hạn chế. Kinh nghiệm của Tỉnh Sơn La. tịch HĐND tỉnh; Phó Bí thư là Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Ủy viên Thường trực Đảng đoàn là Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh; 04 Ủy viên là Trưởng, Phó các Ban chuyên trách của HĐND tỉnh và Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh) và quyết định ban hành quy chế hoạt động của Đảng đoàn HĐND tỉnh, trong đú nờu rừ Đảng đoàn HĐND tỉnh cú trỏch nhiệm lónh đạo HĐND tỉnh thực hiện cương lĩnh chính trị, các nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thường xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã giao cho Đảng đoàn HĐND tỉnh lãnh đạo Thường trực HĐND tỉnh quy định và công bố công khai lịch tiếp dân hàng thỏng, phõn cụng rừ nhiệm vụ tiếp dõn và đụn đốc, xem xột việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; xây dựng quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND với Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh trong việc tổ chức tiếp xúc cử tri ..kết quả trong thời gian qua đa số các ý kiến, kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh đã được giải quyết kịp thời; khắc phục được tình trạng né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm; hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp, không để xảy ra khiếu kiện đông người.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy,.
- Chuẩn bị và tổ chức tốt các kỳ họp; lựa chọn những nội dung trọng tâm, những lĩnh vực trọng yếu có tác động đến sự phát triển ở địa phương để đưa vào nội dung kỳ họp; nâng cao chất lượng soạn thảo, thẩm tra các văn bản trình kỳ họp; đảm bảo không khí dân chủ, cởi mở, phát huy trí tuệ tập thể trong thảo luận, quyết định các vấn đề quan trọng; thực hiện tốt hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kì họp. -Tăng cường hoạt động giám sát trên mọi lĩnh vực, tiếp tục đổi mới phương thức và nội dung nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, chú trọng giám sát chuyên đề tập trung giải quyết, tháo gỡ khó khăn trong việc triển khai thực hiện đối với lĩnh vực và chương trình dự án cụ thể.
- Duy trì lịch tiếp dân hàng tháng và thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trât tự an toàn xã hội.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với sự nghiệp đổi mới của Đảng, năng động sáng tạo trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, nhiều đồng chí được rèn luyện qua thực tiễn, trưởng thành về mọi mặt, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, gương mẫu về đạo đức, lối sống, lời nói đi đôi với việc làm được quần chúng tín nhiệm có tinh thần chủ động, sáng tạo, trình độ chuyên môn và lý luận ngày càng được nâng lên. Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ: Bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban và các thành viên khác của các Ban của Hội đồng nhân dân, Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân cùng cấp, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu theo quy định của pháp luật.
Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành 138 nghị quyết chuyên đề về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng như nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế- xã hội hàng năm, về phân bổ ngân sách, chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn, về hỗ trợ thủy lợi phí cho nông dân về xóa đói giảm nghèo, về xây dựng nhà văn hóa xã, thôn, về giáo dục đào tạo, về giao thông nông thôn,v.v.Với những chuyên đề lớn, những vấn đề quan trọng Tỉnh ủy thảo luận và ra nghị quyết hoặc thông báo kết luận sau đó Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và quyết định. Những kết quả đạt được là do Đảng ta đã có chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về vị trí vai trò của Hội đồng nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan quyết định những vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, là cơ quan đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân địa phương nên đã tích cực đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của cấp ủy và thường vụ cấp ủy, tăng cường công tác cán bộ và thường xuyên lãnh đạo chỉ đạo, kiểm tra giám sát các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2005- 2010) nờu rừ: “tiếp tục đổi mới và nõng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, trọng tâm là đổi mới, nâng cao chất lượng các kỳ họp, chất lượng đại biểu, chất lượng và hiệu quả công tác giám sát, cải tiến hình thức, nội dung các cuộc tiếp xúc với cử tri, tiếp thu đầy đủ và giải quyết kịp thời những ý kiến, kiến nghị, khiếu nại tố cáo và nguyện vọng chính đáng của cử tri xây dựng Hội đồng nhân dân các cấp vững mạnh, thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có đủ năng lực quyết định các vấn đề quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự và an toàn xã hội”. Cần lãnh đạo các cơ quan liên quan như thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đoàn Đại biểu quốc hội, Mặt trận tổ quốc Việt Nam có sự phối hợp gắn bó, cùng nhau xử lý các thông tin và tạo sự thống nhất trong quá trình soạn thảo, thẩm tra, lấy ý kiến nhân dân và quyết định các vấn đề quan trọng của Tỉnh, phối hợp với các cơ quan để giải quyết các vấn đề sau giám sát, tiếp xúc cử tri, việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.
Để HĐND tỉnh thực hiện cú hiệu quả cụng tỏc tiếp dõn và theo dừi việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; công tác tiếp xúc cử tri, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần giao cho Đảng đoàn HĐND tỉnh lãnh đạo Thường trực HĐND tỉnh quy định và công bố công khai lịch tiếp dân hàng tháng, phân công rừ nhiệm vụ tiếp dõn và đụn đốc, xem xột việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; xây dựng quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND với Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh trong việc tổ chức tiếp xúc cử tri giải quyết các ý kiến, kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh. Đại biểu HĐND và cán bộ làm công tác HĐND vốn xuất thân từ nhiều nghành nghề và trình độ đào tạo khác nhau, quá trình phấn đấu và rèn luyện cũng khác nhau song cũng phải thực hiện một nhiệm vụ to lớn là quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của các cơ quan Nhà nước và của công dân vừa phải đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân do vậy cần thường xuyên bồi dưỡng Đại biểu HĐND, lãnh đạo HĐND có đủ trình độ để nắm bắt đầy đủ quan điểm, chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ của tỉnh ở mỗi thời kỳ, chức năng nhiệm vụ của HĐND và của đại biểu HĐND.