Bài học quản lý rủi ro nợ xấu từ kinh nghiệm hệ thống NHTM một số nước

MỤC LỤC

Kinh nghiệm quản lý RRTD của hệ thống NHTM một số nước và bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam

- Cân nhắc mọi phương án có thể để hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề, bao gồm việc thay đồi kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ nếu khách hàng gặp khó khăn tạm thời, tìm kiếm giải pháp tăng cường lưu chuyển tiền tệ vào cuối kỳ hay yêu cầu bổ sung TSĐB. + Cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao, tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn. Từ một số nguyên nhân trên trong vô vàn các nguyên nhân gây ra các khoản nợ xấu tại Trung Quốc, là một nước gần gũi và có các điều kiện tương tự, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm để hạn chế được những nguy cơ tiềm ẩn gây ra RRTD.

Kết quả là những người cho vay sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng và có được lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng, trong khi đó bên vay sẽ có được một nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng. Tuy nhiên, nhiều NHTM lại không sử dụng chấm điểm tín dụng cho khách hàng nhỏ, chủ yếu vì họ cho rằng không có nhiều tương quan giữa quá khứ tín dụng của bên vay cũng như được đo lường trong hệ số tín nhiệm, với hoạt động của khách hàng này trong tương lai. Hơn thế nữa, các đơn vị cho vay thấy rằng chấm điểm tín dụng có thể loại trừ mất các khách hàng tiềm năng tốt, những khách hàng không có đủ số lượng năm có lãi, số năm có lãi tối thiểu là một tiêu chí để xác định dự án khả thi trong tương lai.

Mặc dù các bên cho vay nhỏ hoặc lớn có thể khác nhau về phương pháp xem xét khoản vay, cả 2 đều yêu cầu có ít nhất một cán bộ, không phải là cán bộ thẩm định khoản vay, để xem xét lại khoản vay và đưa ra quyết định phê duyệt cuối cùng. Thứ hai: Ban lãnh đạo của ngân hàng cần lựa chọn hướng đi cho hoạt động tín dụng phù hợp trong từng thời kỳ, xây dựng hoạt động quản trị RRTD thống nhất trong cả hệ thống tránh trường hợp vì quá theo đuổi lợi nhuận mà bỏ qua công tác kiểm soát và quản lý rủi ro.

Khái quát chung về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình

Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống là các tổng công ty và doanh nghiệp lớn, Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao. Bên cạnh đó, tham gia vào các hoạt động trợ giúp công tác tín dụng, thanh toán ngoại tệ, xử lý các giao dịch và các hoạt động liên quan tới khách hàng như : giải ngân vốn vay, hoạt động thu nợ, giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền, thanh toán séc../. Công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ba Đình trong giai đoạn 2005 – 2008 đã có bước phát triển tốt và đạt được kết quả đáng khích lệ, tạo nguồn vốn dồi dào cho các hoạt động sử dụng vốn và góp phần tích cực vào hoạt động điều chuyển vốn của hệ thống Ngân hàng Ngoại Thương.

Có được sự tăng trưởng cao này xuất phát từ việc chi nhánh đã chủ động mở thêm 02 phòng giao dịch mới tại những địa điểm được coi là có mức độ tập trung các doanh nghiệp cao như đường mới Trần Duy Hưng và khu Tây Hồ, ngoài ra Chi nhánh cũng đã chủ động đưa ra các mức lãi suất huy động cạnh tranh trong thời kỳ NHTW tăng lãi suất cơ bản với mục tiêu chống lạm phát, mức lãi suất cao hợp lý đã giúp lượng vốn huy động của chi nhánh tăng vọt trong năm 2008. Thực hiện chủ trương khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân, Chi nhánh đã tập trung chủ yếu vào phát triển mảng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các công ty 100% vốn nước ngoài, các loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ. Sang năm 2006, thực hiện chủ trương tăng cường hoạt động cho vay bán lẻ của NH Ngoại Thương VN nhằm đa dạng hoá khách hàng và các sản phẩm tín dụng, chi nhánh Ba Đình đã chú trọng hơn về mảng tín dụng thể nhân với các hình thức cho vay cầm cố, thế chấp tài sản.

Tuy nhiên, cũng với đặc điểm khách hàng chủ yếu là những doanh nghiệp này trong điều kiện địa bàn quận Ba Đình không có nhiều các doanh nghiệp hoạt động, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên địa bàn nên việc phát triền tín dụng gặp rất nhiều khó khăn. Một nguyên nhân khác gây nên 50% nợ xấu là do chi nhánh đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng, ở đây là những khách hàng truyền thống của chi nhánh, do không muốn khách hàng chịu lãi phạt quá hạn ảnh hưởng tới quan hệ tín dụng nên Chi nhánh đã chấp nhận gia hạn nợ cho khách hàng vì lý do bạn hàng đầu ra trả chậm từ 15 – 25 ngày, khách hàng trả nợ và bị phân vào nợ nhóm 3.

Bảng 2.2. Đánh giá tình hình huy động vốn VND thời kỳ 2005 – 2008
Bảng 2.2. Đánh giá tình hình huy động vốn VND thời kỳ 2005 – 2008

Thực trạng RRTD và công tác quản trị RRTD tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Ba Đình

Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNT Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình Qua phân tích về tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ba Đình trong

Việc phân loại theo cách này sẽ giúp Chi nhánh thấy được nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở tín dụng ngắn hạn hay tín dụng trung, dài hạn và nguyên nhân, từ đó Chi nhánh cân đối giữa các hình thức cho vay theo thời hạn và các biện pháp quản lý nợ cũng như các biện pháp hạn chế rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng. Qua việc phân tích thực trạng cho vay theo loại hình kinh tế sẽ cho thấy được tình hình tập trung NQH ở các ngành nghề, mục đích vay vốn, nguyên nhân và từ đó Chi nhánh sẽ phân bổ vốn tín dụng vào các ngành hợp lý hơn để vừa tối đa hoá lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay. Năm 2008, NQH ngành tăng cao với dư nợ là 9.415 tỷ đồng có nguyên do tập trung ở 3 đơn vị : Cty TNHH Kien Linh; Cty TNHH Tan Dat Viet; Cty TNHH Anh Tuan A đều là các khoản vay quá hạn dưới 90 ngày, nguyên do của việc quá hạn là doanh thu giảm sút không đủ trả nợ đúng cam kết, và bị phân loại vào nhóm 3.

Qua phân tích cơ cấu NQH trong từng ngành cụ thể tại Chi nhánh Ba Đình có thể thấy : tỷ lệ NQH tăng cao tại 1 số ngành như Xây dựng và Dược chỉ mang tính thời điểm và tập trung vào 1 khách hàng cá biệt với mức độ tập trung tín dụng cao ( khoản vay có giá trị lớn), điều đó cho thấy đây tuy là những khách hàng lớn nhưng công tác tín dụng với những đơn vị này là chưa tốt, đòi hỏi Chi nhánh cần nầng cao hơn việc đánh giá và kiểm soát với các khoản vay lớn, đặc biệt là với những khách hàng mới ( Cty CP Dược Phẩm Nam là điển hình). Chất lượng các khoản vay trong ngành Thương mại,dịch vụ đang có dấu hiệu gia tăng rủi ro trong điều kiện tăng trưỏng tín dụng duy trì ở mức cao, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có chiều hướng xấu đi do ảnh hưởng bởi thời kỳ suy thoái kinh tế. Lĩnh vực cho vay công nghiệp chế biến và cho vay tiêu dùng đã và đang là định hướng mở rộng tín dụng trong thời gian tới, tuy vẫn ở ngưỡng an toàn nhưng Chi nhánh cũng cần nâng cao hơn nữa công tác đánh giá, kiểm soát các khoản vay này khi mức độ tập trung tín dụng với các khu vực này ngày càng cao hơn.

Một nguyên nhân khác gây nên 50% nợ xấu của Chi nhánh là do việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng vì lý do bạn hàng đầu ra chậm trả từ 15 đến 25 ngày, sau đó khách hàng đã trả hết nợ gia hạn đúng thời hạn cơ cấu nhưng lại bị phân loại vào nợ nhóm 3 và chịu thời gian thử thách 03 tháng. Hiện nay, NHNT Ba Đình phân loại nợ và trích lập dự phòng theo quyết định này, mặc dù việc trích lập dự phòng tăng lên sẽ làm tăng chi phí và từ đó sẽ làm ảnh hưởng tới lợi nhuận nhưng Chi nhánh vẫn quyết tâm thực hiện trích lập theo đúng mức độ rủi ro thực tế của khoản vay.

Bảng 2.13. Tương quan tốc độ tăng trưởng tín dụng và gia tăng NQH
Bảng 2.13. Tương quan tốc độ tăng trưởng tín dụng và gia tăng NQH