MỤC LỤC
Tuy nhiên, hai lý thuyết này thể hiện cách tiếp cận vai trò hỗ trợ của HĐQT trong NHTMCP khác nhau: Theo quan điểm ràng buộc các nguồn lực, HĐQT trong NHTMCP có vai trò hỗ trợ liên quan đến các hoạt động ra quyết định quản lý như: Lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài; nhận ra các mối liên hệ giữa thành viên HĐQT trong NHTMCP và các nhân tố có liên quan để đảm bảo ngân hàng có các nguồn lực then chốt; gia tăng danh tiếng cho ngân hàng và tư vấn cho cấp quản lý trong suốt quá trình ra quyết định chiến. Những ngân hàng này thường là những ngân hàng vững mạnh có thể tạo ra của cải vật chất và giá trị khác cho các cổ đông, người lao động, cộng đồng và quốc gia; trái lại, những ngân hàng có hệ thống quản trị yếu kém sẽ dẫn đến việc người lao động bị mất công ăn việc làm, mất tiền trợ cấp và thậm chí có thể còn làm giảm niềm tin trên thị trường chứng khoán.
HĐQT có nhiệm vụ kiến nghị các loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bỏn, quyết định mức cổ tức, … Cú thể thấy rừ, HĐQT hoạt động dưới sự giỏm sỏt cũng như quyết định của Đại hội đồng cổ đông, việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT cũng do đại hội đồng cổ đông quyết định. Theo Bộ Nguyên tắc Quản trị của OECD, HĐQT có vai trò then chốt trong việc thiết lập chuẩn mực đạo đức, không chỉ bằng hành động của mình mà còn bằng việc bổ nhiệm và giám sát các cán bộ quản lý chủ chốt, trong đó bao gồm việc bổ nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) của CTCP.
Để thực hiện chức năng đã nêu ở phần trên của HĐQT trong NHTMCP thì các quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức có vai trò quan trọng bởi số lượng thành viên, điều kiện của thành viên HĐQT đến vấn đề miễn nhiệm, bãi nhiệm, các quy định về chức danh trong HĐQT sẽ liên quan mật thiết đến hiệu quả hoạt động của HĐQT trong việc định hướng giám sát các hoạt động của NHTMCP. Có thể thấy, để đảm bảo hoàn thành những chức năng nhiệm vụ quan trọng của mình, HĐQT phải đáp ứng được những yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, có bộ máy giúp việc đủ khả năng tổng hợp báo cáo, dữ liệu cần thiết và trên hết là yêu cầu về tính độc lập khách quan trong việc ra quyết định của HĐQT.Tính độc lập khách quan trong việc ra quyết định của HĐQT trước hết phụ thuộc vào nhận thức của mỗi cá nhân trong hội đồng, sau là phụ thuộc và cơ cấu số lượng thành viên HĐQT độc lập.
Theo quy định tại LDN 2020, thành viên HĐQT phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: (i) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của LDN 2020. Thành viên HĐQT, thành viên độc lập HĐQT khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định như trên không đương nhiên trở thành thành viên HĐQT. Cá nhân muốn trở thành viên HĐQT hoặc Thành viên độc lập HĐQT phải tự ứng cử hoặc được đề cử sau đó được Đại hội đồng cổ đông bầu tại Cuộc họp đại hội đồng cổ đông. Theo quy định tại. Điều 115 LDN 2020, Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền đề cử người vào HĐQT. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào HĐQT quy định tại Điều 115 LDN 2020 được thực hiện như sau:. a) Các cổ đông phổ thông hợp thành nhóm để đề cử người vào HĐQT và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết trước khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông;. b) Căn cứ số lượng thành viên HĐQT, cổ đông hoặc nhóm cổ đông được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên HĐQT. 50% vốn điều lệ trở lên, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp nhà nước tại Ngân hàng…(ii) Tuân thủ quy định về các trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ theo quy định; (iii) Có đạo đức nghề ngiệp; (iii) Có bằng đại học trở lên; (iv) Có ít nhất 03 năm làm quản lý, người điều hành của TCTD hoặc có ít nhất 05 là người quản lý, người điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính…và nhiều điều kiện khác theo quy định tại mục 3 thuộc quy chế này. Thực tiễn áp dụng quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên của Hội đồng quản trị. HĐQT là cơ quan quản lý của CTCP. Theo đó, thành viên HĐQT phải đáp ứng đầy đủ điện, tiêu chuẩn cũng như thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Trong các trường hợp cần thiết, thành viên HĐQT có thể bị Đại hội đồng cổ đông miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và bổ sung. Miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và bổ sung thành viên HĐQT. Đại hội đồng cổ đông miễn nhiệm thành viên HĐQT trong trường hợp sau đây:. a) Không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 155 của Luật này;. b) Có đơn từ chức và được chấp thuận;. c) Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.”. Đại hội đồng cổ đông có quyền miễn nhiệm thành viên Hội đồng cổ đông nếu như:. - Thành viên Hội đồng cổ đông không đáp ứng điều kiện hoặc tiêu chuẩn theo. quy định của pháp luật. - Do ý chí, đề nghị của thành viên HĐQT không muốn tiếp tục hoạt động. Theo đó, thành viên HĐQT phải nộp đơn từ chức và được chấp thuận. - Trường hợp khác quy định Điều lệ công ty. Về bãi nhiệm: Pháp luật doanh nghiệp không có định nghĩa cụ thể nhưng theo Khoản 7 Điều 7 Luật Cán bộ công chức hiện hành có thể hiểu bãi nhiệm là. việc một người không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ:. Đại hội đồng cổ đông bãi nhiệm thành viên HĐQT trong trường hợp sau đây:. a) Không tham gia các hoạt động của HĐQT trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;. b) Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.”.
Trong khi đó, hoạt động ngân hàng luôn phải đối diện với tình trạng thông tin không cân xứng ở mức độ cao, điều này càng làm cho thực tiễn quản trị công ty trong ngân hàng trở nên khó khăn, phức tạp hơn, bởi lẽ, HĐQT phải giải quyết đồng thời nhiều quan hệ lợi ích xung đột như tuân thủ quy định bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng với việc tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng; khả năng bị chi phối, lôi kéo thành viên HĐQT bởi các lực lượng thị trường; tính minh bạch thông tin trên thị trường ngân hàng rất thấp… đã làm cho rủi ro trong thực tiễn quản trị NHTMCP tăng lên đáng kể. Theo các nguyên tắc về quản trị công ty của OECD năm 2004, thẩm quyền và trách nhiệm của HĐQT bao gồm: thẩm tra và hướng dẫn thực hiện chiến lược, các kế hoạch hành động quan trọng, các chính sach rủi ro, ngân sách và kế hoạch kinh doanh hàng năm, giám sát việc chi tiêu lớn, sáp nhập và đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của công ty; chỉ đạo hiệu quả hoạt động quản trị công ty và tiến hành các thay đổi trong trường hợp cần thiết, giám sát và quản lý các xung đột về lợi ích tiềm tàng trong quản lý điều hành của thành viên HĐQT, giám sát việc minh bạch hoá thông tin… Như vậy theo quy tắc quản trị tiến bộ, vai trò giám sát của thành viên HĐQT được chú trọng hơn so với vai trò điều hành.
Thứ nhất, thành viên độc lập HĐQT là những người không có quan hệ lợi ích với công ty (ngoài thù lao). Các ý kiến của họ sẽ đảm bảo tính khách quan, công bằng, minh bạch nhằm vào lợi ích tổng thể của công ty chứ không nhằm vào lợi ích riêng của một hoặc một số cổ đông lớn. Nhờ tiếng nói khách quan này, HĐQT tránh được những quyết định mang tính chất tư lợi, có thể gây xung đột lợi ích trong cổ đông, hoặc ngay trong HĐQT. Thứ hai, với góc nhìn của người ngoài công ty, thành viên độc lập HĐQT có thể có nhiều thông tin hơn về thị trường, môi trường kinh doanh để đưa ra những phân tích, nhận định sáng suốt hơn, giúp cho HĐQT có thêm góc nhìn để đưa ra các quyết định đúng đắn mà không bị lệ thuộc vào tiền lệ công ty;. Thứ ba, thành viên độc lập HĐQT sẽ đóng góp ý kiến phản biện trong các quyết sách của HĐQT từ chính kiến thức, kinh nghiệm tổng hợp của mình, để đảm bảo tính đa chiều, đa diện của HĐQT, thúc đẩy sự công bằng, minh bạch trong hoạt động quản trị của công ty. Hoàn thiện quy định về số lượng, nhiệm kỳ và quyền hạn của HĐQT NHTMCP. Thứ nhất: Cần phõn định rừ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch HĐQT trong ngân hàng thương mại Cổ phần căn cứ theo điều 153 Luật doanh nghiệp năm 2020 để bảo đảm vị trí Hội đồng quản trị được điều chỉnh đúng với văn bản Luật các tổ chức tín dụng. Theo Tỏc giả, nếu khụng quy định rừ ràng thỡ dẫn đến hậu quả là Hội đồng quản trị và Chủ tịch HĐQT can thiệp sâu vào hoạt động điều hành của Tổng giám đốc hoặc Giỏm đốc. Núi cỏch khỏc, phỏp luật quản trị NHTMCP chưa phõn định rừ chức năng quản lý với chức năng điều hành. Tại khoản 2 điều 153 Luật doanh nghiệp 2020 quy định quyền và nghĩa vụ của HĐQT trong công ty Cổ phần: i) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; ii) Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; iii) Quyết. định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; iv) Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty; v) Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 của Luật này; vi) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật; vii ) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; viii ) Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật này; ĩx) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định;. quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó; x) Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; xi) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác; xii) Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ. đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết; xiii) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông; xiv) Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh; xv) Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty; yêu cầu phá sản công ty; xvi) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Do vậy Tác giả kiến nghị bổ sung quyền và nghĩa vụ cụ thể của Chủ tịch HĐQT trong NHTMCP thành một khoản riêng biệt tại điều 64 văn bản hợp nhất Luật các tổ chức tín dụng năm 2017 để khoa học hơn và làm cơ sở điều chỉnh tốt hơn trong thực tiễn: thay mặt HĐQT ban hành quyết định Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mức lương, lợi ích khác đối với các chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Thư ký Hội đồng quản trị và người quản lý, người điều hành khác theo quy định nội bộ của Hội đồng quản trị.