MỤC LỤC
Trên cơ sở các thử nghiệm kiểm soát, Kiểm toán viên sẽ đưa ra nhận định về rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu đối với khoản mục doanh thu, khoản phải thu khách hàng. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ với chu trình bán hàng – thu tiền ở Công ty X Đánh giá các rủi ro liên quan đến thực hiện các kiểm soát đối với phần hành bán hàng – thu tiền ở Công ty X. Khi hoá đơn thương mại và Báo cáo xuất khẩu được chuyển đến Phòng Kế toán , Kế toán tổng hợp kiểm tra lại việc tính toán này.
Số lượng hàng hoá xuất bán đã được ghi nhận trong báo cáo sản xuất hàng ngày, khớp với báo cáo vận chuyển hang hóa và Báo cáo sản xuất tháng do phòng PPIC lập ra. Tổng số lượng hàng bán trong tháng khớp đúng giữa Báo cáo sản xuất, Báo cáo xuất khẩu và Báo cáo doanh thu gia công hang hóa. - Chọn 2 tháng để đối chiếu giữa Báo cáo sản xuất, Báo cáo xuất khẩu và Báo cáo doanh thu gia công hàng hóa về số lượng hàng bán và doanh thu.
Hàng tháng, chị nhận được Báo cáo sản xuất do phòng PPIC lập và Báo cáo xuất khẩu do Phòng xuất nhập khẩu lập, đồng thời, chị cũng chuẩn bị Báo cáo doanh thu gia công từ sổ kế toán. - Qua thảo luận với trưởng Phòng xuất nhập khẩu và trưởng phòng PPIC, chúng tôi nhận được thông tin về quy trình đối chiếu như vậy, không có ngoại lệ nào được phát hiện.
Trong giai đoạn lập kế hoạch, hai bước công việc cơ bản là xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng quát và thiết kế chương trình kiểm toán được thực hiện một cách riêng biệt song vẫn đảm bảo được mối quan hệ mật thiết, bước này sử dụng kết quả của bước kia để tiết kiệm thời gian chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên có trách nhiệm thu thập những thông tin mới nhất về hoạt động kinh doanh, về mục tiêu, chiến lược hoạt động, đánh giá những ảnh hưởng của mục tiêu đó đến hoạt động của khách hàng kể cả những khách hàng thường xuyên đã có hồ sơ lưu trữ. Mặc dù các bước công việc cần thực hiện đã được lập từ trước, kiểm toán viên chỉ cần thực hiện tuân theo đúng các bước đã lập, tuy nhiên trong quá trình kiểm toán, căn cứ vào đặc điểm cụ thể của phần hành, Kiểm toán viên có thể thực hiện thêm hoặc bỏ bớt những thủ tục không cần thiết.
Trong giai đoạn này, việc nghiêm túc thực hiện các quy trình kiểm soát chất lượng (thực hiện soát xét hồ sơ kiểm toán từ trưởng nhóm kiểm toán, chủ nhiệm. kiểm toán và cuối cùng là chủ phần hùn) đã giúp cho Báo cáo kiểm toán ban hành luôn đảm bảo tuân thủ theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Tại PKF Việt Nam, việc xác định mức độ trọng yếu được thực hiện dựa trên cơ sở là lợi nhuận trước thuế hoặc tổng tài sản tuỳ theo nhận định của Kiểm toán viên về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thông qua quá trình tìm hiểu ban đầu hay qua kinh nghiệm của các lần kiểm toán trước. Vì những lý do nêu trên, các Công ty kiểm toán nói chung và Công ty TNHH PKF Việt Nam nói riêng cần phải vạch ra các chiến lược không ngừng đổi mới các thủ tục, thao tác, quy trình kiểm toán BCTC nói chung trong đó có kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền là một bộ phận quan trọng trong kiểm toán BCTC sao cho hiệu quả đạt được là cao nhất.
Vì vây, khi thực hiện thủ tục phân tích, ngoài việc sử dụng các so sánh ngang cơ bản, Kiểm toán viên cần sử dụng tới các chỉ tiêu về phân tích xu hướng như số quay vòng phải thu khách hàng, tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu, kết hợp với việc so sánh với số liệu của các đơn vị khác hoạt động trong cùng lĩnh vực, số liệu bình quân của ngành để có cái nhìn tổng quát hơn, có những nghi vấn xác thực hơn. Đồng thời sử dụng các bảng tường thuật, bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc các Lưu đồ để phát hiện những hạn chế của hệ thống và phục vụ cho việc đánh giá hệ thống này của khách hàng, đặc biệt là việc sử dụng các câu hỏi trong tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán hàng và thu tiền. Trong thực tế kiểm toán, Công ty kiểm toán PKF cũng đã xây dựng cho mình hệ thống các bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản mục, phần hành trong đó có chu trình bán hàng và thu tiền nhưng vẫn chưa đầy đủ để bao quát được hết các vấn đề của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán.
Tuy nhiên, các câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán hàng và thu tiền của khách hàng thường là các câu hỏi đóng (dạng. “Có”, “Không”), do đó gây hạn chế cho việc tìm hiểu bởi khách thể được hỏi thường có xu hướng trả lời không chính xác (thường là tốt) về đối tượng được thẩm tra. Bởi vậy, theo em nên kết hợp với hình thức miêu tả khác như lưu đồ hoặc bảng câu hỏi (tùy vào từng điều kiện cụ thể) để đem lại hiệu quả cao hơn, dễ hiểu hơn, nhất là đối với một chu trình mà hệ thống kiểm soát nội bộ có liên quan đến nhiều phòng ban trong hệ thống kiểm soát nội bộ của chu trình khác như chu trình bán hàng – thu tiền. Ngoài ra, đối với các khách hàng thường xuyên, Kiểm toán viên cần có sự tìm hiểu nhất định về những thay đổi chung của Công ty khách hàng trong năm kiểm toán mà mình đang thực hiện để đánh giá mức rủi ro hợp lý về BCTC của khách hàng, Kiểm toán viên cần có sự đánh giá thích đáng đối với những khách hàng này để giảm bớt khối lượng công việc cần thực hiện trên cơ sở xem xét kết quả của cuộc kiểm toán trước đó.
Thứ nhất, Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng và ban hành Luật kiểm toán độc lập để phõn định rừ trỏch nhiệm của cỏc bờn liờn quan đến hoạt động kiểm toỏn, có biện pháp thúc đẩy việc thực hiện quy chế về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán và thực hiện các biện pháp quản lý kiểm toán. Thứ hai, rà soát và bổ sung những quy định pháp lý về tài chính, kế toán và kiểm toán, về hành nghề kiểm toán nhằm đảm bảo một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh cho kiểm toán trong nền kinh tế thị trường phù hợp với Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc các nguyên tắc, thông lệ và chuẩn mực Quốc tế về kế toán và kiểm toán. Thứ ba, VACPA phải thường xuyên hỗ trợ cập nhật kiến thức chuyên môn và các kiến thức pháp luật cho các Hội viên của mình thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề, kết hợp với Bộ Tài chính tổ chức các đợt cập nhật kiến thức hàng năm giúp các Kiểm toán viên có thể thực hiện tốt nhất công việc của mình đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán.