MỤC LỤC
Chẳng hạn như việc trích khấu hao tài sản cố định thường cao hơn (hoặc thấp hơn ) thực tế sẽ làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác trong quá trình sử dụng tài sản cố định có thể nâng cấp và sửa chữa, điều đó cũng có thể làm ảnh hưởng đến các thông tin có liên quan đến TSCĐ trên Báo cáo tài chính. Kiểm toán viên chú ý đến việc kế toán không phân biệt loại chi phí sửa chữa được ghi tăng nguyên giá TSCĐ với chi. phí sửa chữa được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ dẫn đến những sai lệch trong chỉ tiêu TSCĐ, cũng như các khoản chi phí sản xuất kinh doanh. Các khoản đầu tư cho TSCĐ vô hình như quyền sử dụng đất, giá trị bằng phát minh, sáng chế, chi phí nghiên cứu khoa học thường có nhiều sai sót cũng như gian lận và rất khó tập hợp chi phí cũng như đánh giá chính xác giá trị. Xuất phát từ những đặc trưng kể trên của TSCĐ nên kiểm toán TSCĐ đóng một vai trò quan trọng trong công tác kiểm toán BCTC. Phù hợp với mục đích chung của kiểm toán BCTC là xác nhận về mức độ tin cậy của BCTC được kiểm toán, mục tiêu cụ thể của kiểm toán TSCĐ là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính có liên quan. Đồng thời cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ khác có liên quan. Trên cơ sở mục đích kiểm toán TSCĐ như trờn,chỳng ta có thể xác định mục tiêu kiểm toán cụ thể như sau :. Đối với các nghiệp vụ về TSCĐ. Mục tiêu kiểm toán chung. Mục tiêu kiểm toán đối với TSCĐ. Sự phát sinh Tất cả các TSCĐ được ghi sổ trong kỳ là phát sinh thực tế,không có các nghiệp vụ ghi khống. Tính toán,đánh giá Đảm bảo các nghiệp vụ TSCĐ được xác định theo đúng các nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành và được tính đúng đắn không có sai sót. Tính đầy đủ Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đều được phản ỏnh, theo dừi đầy đủ trờn cỏc sổ kế toỏn. Tính đúng đắn Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đều được phân loại đúng đắn theo quy định của các chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và quy định đặc thù của doanh nghiệp; Các nghiệp vụ này được hạch toán đúng trình tự và phương pháp kế toán. Tính đúng kỳ Các nghiệp vụ TSCĐ đều được hạch toán đúng kỳ phát sinh theo nguyên tắc kế toán dồn tích…. Đối với số dư các tài khoản TSCĐ. Mục tiêu kiểm toán chung. Mục tiêu kiểm toán chung đối với TSCĐ. Sự hiện hữu Tất cả TSCĐ được doanh nghiệp trình bày trên BCTC là phải tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo. Số liệu trên báo cáo phải khớp đúng với số liệu kiểm kê thực tế của doanh nghiệp. Quyền và nghĩa vụ Toàn bộ TSCĐ được báo cáo phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, đối với TSCĐ thuê tài chính phải thuộc quyền kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồng thuê đã ký. Đánh giá Số dư các tài khoản TSCĐ được đánh giá đúng quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán và quy định cụ thể của doanh nghiệp. Tính toán Việc tính toán xác định số dư TSCĐ là đúng đắn không có sai sót. Đầy đủ Toàn bộ TSCĐ cuối kỳ được báo cáo đầy đủ trên BCTC. Đúng đắn TSCĐ được phân loại đúng đắn để trình bày trên BCTC. Cộng dồn Số liệu luỹ kế tính dồn trên các sổ chi tiết TSCĐ được xác định đúng đắn. Việc kết chuyển số liệu từ các sổ kế toán chi tiết sang các Sổ kế toán tổng hợp và Sổ cái. không có sai sót. Báo cáo Các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ trên các BCTC được xác định đúng theo các quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán và không có sai sót. Căn cứ kiểm toán TSCĐ. Để có thể tiến hành kiểm toán và đưa ra nhận xét về các chỉ tiêu về TSCĐ trên BCTC, Kiểm toán viên phải dựa vào các thông tin và tài liệu sau:. - Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị có liên quan đến việc mua sắm, quản lý, sử dụng, thanh lý, nhượng bán TSCĐ. - Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng giảm, mua bán, sửa chữa TSCĐ, như: các hợp đồng mua bán, các bản thanh lý hợp đồng, các quyết định đầu tư,…. - Các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐ, như: Hoá đơn mua, các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa TSCĐ, các chứng từ thanh toán có liên quan như: phiếu chi, giấy báo nợ, các biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ,…. - Các Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan, như: Sổ chi tiết TSCĐ, Sổ cái và Sổ tổng hợp của các tài khoản có liên quan. - Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan, như: Báo cáo tăng, giảm TSCĐ, Các báo cáo sửa chữa, báo cáo thanh toỏn,…Cỏc BCTC có liên quan. Các nguồn tài liệu về quá trình xử lý kế toán chủ yếu cung cấp bằng chứng liên quan trực tiếp đến cơ sở dẫn liệu của các thông tin tài chính đã trình bày trên BCTC được kiểm toán. Quy trình kiểm toán tài sản cố định. Quá trình kiểm toán BCTC thông thường được thực hiện theo quy trình ba giai đoạn : lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm. Kiểm toán TSCĐ là một trong những phần hành trong kiểm toán BCTC nên quy trình của kiểm toán TSCĐ cũng được thực hiện qua các giai đoạn này. a ) Tìm hiểu khách hàng và đánh giá rủi ro + Thu thập thông tin về khách hàng. Nếu mức sai sót chấp nhận được (hay trọng yếu) được đánh giá cao lờn thỡ rủi ro Kiểm toán sẽ phải giảm xuống, và ngược lại rủi ro Kiểm toán sẽ tăng lên, việc thu thập bằng chứng phải mở rộng. Trong cuộc Kiểm toán, KTV mong muốn rủi ro kiểm toán càng nhỏ càng tốt vỡ nú đảm bảo kết quả kiểm toán tối ưu nhất. Khi đánh giá về rủi ro kiểm toán cần phải hiểu được những sai sót thường xảy ra trong từng phần hành kiểm toán. Trong phần hành TSCĐ, các sai sót có thể xảy ra thường liên quan tới các sai sót tiềm tàng, cụ thể như sau:. Rủi ro liên quan đến nguyên giá TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ có thể bị phản ánh sai lệch thực tế. Đối với trường hợp tăng TSCĐ, nguyên giá ghi trên sổ thường cao hơn thực tế. Đối với trường hợp giảm TSCĐ, nguyên giá thường ghi thấp hơn thực tế. Rủi ro liên quan đến khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ có thể sai về cỏch tớnh và phân bổ, do phương pháp tính khấu hao của đơn vị không phù hợp với các quy định hiện hành và không phù hợp với cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của từng TSCĐ. Rủi ro liên quan đến sửa chữa, nâng cấp TSCĐ: nhiều nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ có thể bị hiểu lầm về bản chất là nâng cấp TSCĐ và ngược lại. Do vậy, có thể dẫn tới các sai sót không ghi tăng nguyên giá TSCĐ đối với trường hợp nâng cấp TSCĐ do đơn vị hạch toán vào chi phí sửa chữa TSCĐ. Rủi ro về hoạt động cho thuê và đi thuê TSCĐ: nhiều nghiệp vụ đi thuê TSCĐ có thể không được phân loại theo đúng hình thức thuê tài sản, Tài sản thuê hoạt động có thể bị phân loại thành Thuê tài chính. Đối với tài sản thuê hoạt động, đơn vị cho thuê có thế hạch toán không đúng doanh thu cho thuê tài sản. Trên đây là các sai sót tiềm tàng có thể xảy ra đối với phần hành TSCĐ. Khi đánh giá rủi ro Kiểm toán viên chủ yếu đi vào các biện pháp phát hiện ra những sai sót tiềm tàng và hạn chế tối đa rủi ro này. Từ những công việc này. sẽ giúp KTV thiết kế và thực hiện các phương pháp kiểm toán cần thiết nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng Kiểm toán. c ) Lập kế hoạch kiểm toán:. Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính có thể gồm ba phần: Kế hoạch tổng thể, kế hoạch chiến lược và chương trình kiểm toán. Đối với kiểm toán TSCĐ,KTV chỉ xây dựng chương trình kiểm toán cho khoản mục này mà thôi. Đối với TSCĐ, chương trình kiểm toán cụ thể được xây dựng dựa trên cơ sở kế hoạch kiểm toán tổng thể. Chương trình này là những dự kiến chi tiết, tỷ mỷ về nội dung, trình tự công việc kiểm toán chi tiết cho TSCĐ. Nó thường bao gồm: các mục tiêu kiểm toán cụ thể, những chỉ dẫn về các bước công việc, các thủ tục kiểm toán, kỹ thuật kiểm toán cụ thể cần áp dụng trong từng bước công việc, phạm vi của các thủ tục kiểm toán, những tài lệu, thông tin cần thu thập để làm bằng chứng,…Để soạn thảo được chương trình kiểm toán TSCĐ, KTV phụ trách phần hành này cần thu thập thêm những những thông tin chi tiết về TSCĐ. Chương trình kiểm toán đối với TSCĐ được thể hiện văn bản hoá làm căn cứ thực hiện và làm tài liệu lưu vào hồ sơ kiểm toán. a )Thực hiện các khảo sát kiểm soát.
Để phát hiện sai sót về tớnh tớnh giỏ, KTV sẽ xem xét phương pháp tính nguyên giá, và KTV sẽ kiểm tra một số TSCĐ và dựa trên các chứng từ thu thập được, KTV sẽ tiến hành tính toán lại nguyên giá TSCĐ. -Sai sót về tính chính xác cơ học: Thông thường là khách hàng tính toán nhầm trong việc ghi sổ hoặc tính toán nhầm khi thực hiện các phép tính số học khi lên sổ kế toán ( có thể xảy ra do lỗi phần mềm kế toán).