MỤC LỤC
Năm 1988, BCBS đã phê duyệt chuẩn mực về vốn Basel. Tạo ra một khung mới để tăng cường tính hợp lý và ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế. Tạo ra một khung pháp lý công bằng và có mức độ nhất quán cao trong ứng dụng giữa các ngân hàng khác nhau nhằm giảm bớt sự cạnh tranh bất bình đẳng của các ngân hàng quốc tế. Basel ra đời dựa trên hai trụ cột chính :. Vốn tự có của ngân hàng. Tài sản có điều chỉnh theo trọng số rủi ro a) Các thành phần cấu tạo vốn. Việc áp dụng trọng số rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cung cấp cơ sở so sánh trên phạm vi quốc tế công bằng giữa các hệ thống ngân hàng có cơ cấu tổ chức khác nhau, cho phép đo lường rủi ro nội bảng một cách dễ dàng hơn, giúp NHTM không ngại nắm giữ tiền mặt hoặc các tài sản có độ thanh khoản cao.
Trụ cột 2 của Basel II đưa ra các nguyên tắc chủ chốt của việc kiểm tra giám sát, hướng dẫn quản lý rủi ro, tính minh bạch và khả năng tính được về giám sát do Ủy ban tạo ra với định hướng theo các rủi ro ngân hàng bao gồm sự hướng dẫn có liên quan đến cách xử lý về rủi ro lãi suất trong sổ ngân hàng, RRTD, rủi ro hoạt động, thông tin liên lạc và tăng cường sự hợp tác qua biên giới. Theo đó, phương pháp IRB quy định các thành phần rủi ro bao gồm : xác suất khách hàng không trả được nợ (Probability of Default – PD), mức độ tổn thất trong trường hợp không thu được nợ (Loss given Default – LGD), tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ ( Exposure at Default – EAD), thời hạn cho vay hiệu quả (Effective Maturity – M).
Sau nhiều tranh cãi về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính lần này và nhiều giải pháp được đưa ra trong các cuộc họp của G8 và G20, chính phủ và NHTW các nước đều nhất trí phải cải tổ hệ thống tài chính nhằm phục hồi và vực dậy nền kinh tế bị suy thoái nghiêm trọng, gây dựng lòng tin của các nhà đầu tư vào thị trường tài chính toàn cầu. Ông Nout Wellink, Chủ tịch Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng nói thêm rằng "sự kết hợp của những định nghĩa mạnh mẽ hơn rất nhiều về vốn, cao hơn yêu cầu vốn tối thiểu và giới thiệu những bộ đệm vốn mới sẽ đảm bảo rằng các ngân hàng có thể chịu được tốt hơn trong một khoảng thời gian dài hơn và căng thẳng tài chính kinh tế, do đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) là ngân hàng Việt Nam lớn nhất nếu xét về quy mô tài sản (23,384 triệu đô la), được xếp thứ 168 trong bảng xếp hạng trong khi nếu dựa theo các tiêu chí về quy mô tài sản, tăng trưởng của bảng cân đối tài sản, các chỉ số đánh giá rủi ro, khả năng sinh lời, chất lượng tài sản và tính thanh khoản thì ngân hàng TMCP Quân đội (MB) lại là ngân hàng mạnh nhất Việt Nam. Các đối thủ cạnh tranh này với những ưu thế hơn hẳn về nhiều phương diện: năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, trình độ công nghệ và quản trị kinh doanh nay lại được mở rộng quy mô hoạt động, tăng khả năng tiếp cận thị trường và chủng loại dịch vụ thực sự là những thách thức đặt ra đối với các NHTM Việt Nam.
Theo nguyên tắc số 20 của các nguyên tắc giám sát hiệu quả ngân hàng của Basel: “Một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả phải bao gồm cả thanh tra tại chỗ và kiểm soát từ xa và sự liên hệ mật thiết giữa cơ quan quản lý nhà nước với ban điều hành của ngân hàng”, sự phối hợp hoạt động giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ bước đầu của thanh tra NHNN là dấu hiệu phát triển trong hoạt động giám sát của NHNN trên cơ sở rủi ro theo các nguyên tắc giám sát của Basel. Còn thanh tra trên cơ sở rủi ro là thanh tra trên cơ sở quản trị rủi ro trong hoạt động dựa vào những tiêu chí hay giới hạn tối đa cho phép đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM với mục đớch theo dừi thường xuyờn tình trạng của từng NHTM cũng như tình trạng của hệ thống NHTM, phân tích xu hướng của các NHTM qua các năm, so sánh theo các nhóm tương đương; từ đó, có những nhận biết sớm về các rủi ro và các vấn đề tài chính để có các phương hướng và biện pháp kịp thời.
Với quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Techcombank về tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro đặc biệt là những phát triển trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, vốn luôn được xác định là rủi ro chính cần được kiểm soát chặt chẽ nhất, ban lãnh đạo Techcombank quyết tâm xây dựng hệ thống quản trị RRTD theo chuẩn mực quốc tế với đội ngũ nhân sự có khả năng làm chủ công nghệ quản trị hiện đại cũng như nền tảng công nghệ cao cho phép ứng dụng và phát triển, tích hợp các giải pháp công nghệ khác nhau. Bên cạnh đó, để ghi nhận những nỗ lực của tập thể ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên ngân hàng, trong năm 2010, Techcombank đã vinh dự đón nhận nhiều giải thưởng uy tín trong nước và thế giới: giải “Ngôi sao quốc tế dẫn đầu về chất lượng” do tổ chức Business Initiative Directions – Tổ chức hàng đầu thế giới về quản lý chất lượng trao tặng, giải “Ngân hàng tài trợ năng động nhất khu vực Đông Á” do IFC – thành viên của Ngân hàng Thế giới trao tặng, giải “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tạp chí EuroMoney trao tặng, giải “Sao Vàng Đất Việt,.
Riêng đối với Techcombank, là một ngân hàng hàng đầu Việt Nam với nhiều lợi thế, Techcombank từ năm 2005 đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị RRTD theo các quy định của Basel II, góp phần nâng cao chất lượng an toàn toàn trong hoạt động kinh doanh. Để phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, các NHTM Việt Nam nói chung và Techcombank nói riêng đều phải đưa ra cho mình những định hướng và các giải pháp hợp lý phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Theo đó, dựa trên đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của NHNN, định hướng phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020 với tầm nhìn của khu vực ngân hàng là: khu vực ngân hàng sẽ phát triển ổn định, lành mạnh và đa dạng, phát triển theo chiều sâu, nâng cao vị thế, vai trò và tầm ảnh hưởng của khu vực ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân, trong hệ thống tài chính của khu vực và thế giới nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, của xã hội về các sản phẩm và dịch vụ tài chính. - Các TCTD, nhất là các NHTM trong nước, có những đổi mới mạnh mẽ trong mô hình tổ chức, mở rộng các hoạt động xuyên quốc gia và nếu đủ mạnh có thể từng bước thành lập một số tập đoàn tài chính; đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, năng lực tài chính; xây dựng những điều kiện tín dụng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn; phát triển tín dụng vi mô, các phương thức ngân hàng mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn và những những dịch vụ tài chính của nền kinh tế.
Trong đó, năng lực thanh tra giám sát được nâng cao lên một cấp độ mới đảm bảo sự ổn định và an toàn hệ thống trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng; các qui định thanh tra, giám sát thận trọng cần tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện phát triển của hệ thống; thanh tra, giám sát trên cơ sở dự báo và định lượng rủi ro, ứng dụng mô hình cảnh báo sớm để kịp thời ngăn chặn những bất ổn có thể xẩy ra. Trong bối cảnh các ngân hàng nước ngoài chưa cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và nhờ lợi thế tương đối về xuất phát điểm của Techcombank so với đối thủ cạnh tranh trong nước, Techcombank sẽ có điều kiện rà soát mọi lĩnh vực hoạt động của mình, từ các quy trình, quy chế, nguồn lực tới chiến lược kinh doanh để thực sự bứt phá.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến xung quanh nội dung của dự thảo thông tư này, và để tránh tình trạng không mang lại hiệu quả như các văn bản trước, cần xây dựng trên cơ sở tiếp thu, áp dụng những kinh nghiệm tốt nhất của các nước, phù hợp điều kiện Việt Nam để nhanh chóng đưa hoàn thành nội dung thông tư và ban hành nhằm phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng, nợ xấu của từng TCTD và của cả hệ thống TCTD để có chính sách, cơ chế quản lý phù hợp cũng như áp dụng kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vào quản trị RRTD. Ngoài ra, NHNN cũng cần quy định các tiêu chuẩn đối với kiểm soát viên và kiểm toán viên nội bộ.
Nội dung giám sát thống nhất được thể hiện trong việc cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN cần thống nhất trong xây dựng các báo cáo liên quan đến hoạt động giám sát cũng như thống nhất được các nội dung trong từng báo cáo cho tất cả các bên liên quan, đảm bảo bộ phận giám sát từ xa và bộ phận thanh tra tại chỗ phối hợp trong việc xây dựng các báo cáo giám sát, đảm bảo sự hiểu biết của các NHTM trong việc hợp tác và cung cấp thông tin. Dựa trên kết quả ban đầu của báo cáo cảnh báo sớm và báo cáo đánh giá xếp hạng bộ phận giám sát từ xa, bộ phận thanh tra tại chỗ lên kế hoạch thanh tra với các bước công việc của báo cáo tiền thanh tra, tiến hành thanh tra thực tế tại NHTM, sau đó đánh giá bổ sung, điều chỉnh xếp hạng trong báo cáo đánh giá xếp hạng và đưa ra những khuyến nghị hoặc yêu cầu đối với NHTM bị thanh tra.
Tại hội thảo bàn về vấn đề liên quan đến XHTN do Văn phòng Chủ tịch nước cùng với Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp CRV và Tạp chí Việt Nam Business Forum tố chức, TS Nguyễn Hữu Lục - Phó chủ nhiệm văn phòng Chủ tịch nước cho biết: “Ở các quốc gia phát triển trên thế giới, việc công bố các chỉ số tín nhiệm của quốc gia, tổ chức hay doanh nghiệp đã trở thành một hoạt động thường xuyên. Vấn đề nhận thức vẫn là rào cản lớn của lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm vì bên cạnh việc không ít doanh nghiệp hay tổ chức vẫn chưa quen tới việc công khai tình hình “sức khỏe” thì thói quen tham gia và sử dụng các bảng đánh giá xếp hạng ở Việt Nam còn chưa phổ biến, các tổ chức của Việt Nam cũng chưa nhận thấy tầm quan trọng để bỏ tiền ra để các thông tin liên quan tới đối tác.
Từ các chỉ tiêu tài chính, dựa trên tiềm lực sẵn có và định hướng chung trong giai đoạn 2009 -2014 cũng như định hướng phát triển cụ thể cho năm 2011 đã nêu trên, người viết xin được đề xuất một số giải pháp sau đây nhằm nâng cao việc áp dụng chuẩn mực Basel I, II vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán hiện nay vẫn đang chịu những khó khăn tiêu cực do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và những khó khăn nội tại của kinh tế trong nước, cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh chứng khoán vẫn có nhiều vấn đề tồn tại đang cần được cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục hoàn thiện để đảm bảo lợi ích chính đáng của tổ chức phát hành và nhà đầu tư.
Vì vậy, Techcombank cần chọn thời điểm niêm yết chứng khoán, lựa chọn thị trường niêm yết trong nước hoặc niêm yết ở nước ngoài, lựa chọn tổ chức tư vấn niêm yết chứng khoán, thực hiện và tiến hành các thủ tục hồ sơ liên quan đến việc niêm yết theo văn bản do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tiếp tục xây dựng quy trình quản lý công nghệ cũng như quản lý rủi ro công nghệ tập trung vào hai mục tiêu: tăng nhận thức về rủi ro và an ninh thông tin, giảm dần các rủi ro hiện hữu để thực hiện mục tiêu này; nâng cao tính chuyên nghiệp hiệu quả và chất lượng dịch vụ công nghệ thông tin qua việc xây dựng và đào tạo một loạt các quy trình dựa vào các tiêu chuẩn, thực tiễn tốt nhất như PRINCE2.
Dựa trên hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, Techcombank cần hoàn thiện và triển khai hệ thống ECM nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác kiểm soát rủi ro ngân hàng, tiếp tục triển khai ECM cho toàn hệ thống và toàn bộ các quy trình : bán lẻ, mở L/C,..Trên nền tảng ứng dụng các phần mềm hiện đại, Techcombank cần nhanh chóng triển khai các chương trình Data Horse, hệ thống thông tin quản trị MIS để cung cấp thông tin kịp thời cho bộ phận giám sát tuân thủ và công tác quản trị của ban giám đốc, hội đồng quản trị. Tuy nhiên, để đánh giá tốt hơn tình hình nợ xấu, Techcombank cần mạnh dạn thực hiện trích lập dự phòng RRTD theo phân loại mức độ rủi ro thích hợp gắn với việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp chứ không phân theo thời gian quá hạn trên cơ sở tham khảo và học tập kinh nghiệm quốc tế và vận dụng phù hợp với tình hình phát triển của ngân hàng.
Mặc dù hiện nay NHNN chưa có một lộ trình cụ thể về áp dụng chuẩn mực Basel I, II cho hệ thống NHTM Việt Nam nhưng với sự cố gắng, nỗ lực đưa ra các văn bản pháp luật nhằm hướng dẫn các NHTM bước đầu thực hiện theo các quy định của chuẩn mực cũng như tăng cường vai trò thanh tra giám sát của mình. Techcombank cần tận dụng các lợi thế của mình, giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, đưa chuẩn mực Basel áp dụng vào quản trị rủi ro trên toàn hệ thống để nâng cao sức đề kháng của ngân hàng trước các cú sốc tài chính hay những khó khăn của nền kinh tế mang lại, đạt được mục tiêu ngân hàng tốt nhất Việt Nam vào năm 2014.