MỤC LỤC
Nên cần phân loại hộ theo những căn cứ thực tiễn để có những quyết sách phù hợp với việc đầu tư của ngân sách Nhà nước và của tín dụng ngân hàng nhằm thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều bất cập trong quy chế cầm cố, bảo lãnh, thế chấp, xử lý tài sản thế chấp…cần phải được nhanh chóng khắc phục sửa đổi nếu không thì Ngân hàng sẽ phải chịu rất nhiều rủi ro, và đi liền với đó là giảm khả năng cung cấp tín dụng cho sản xuất.
Như vậy, hộ sản xuất kinh doanh trong nền sản xuất hàng hoá không có giới hạn về phương diện kinh tế xã hội mà phụ thuộc rất nhiều vào trình độ sản xuất kinh doanh, khả năng kỹ thuật, quyền làm chủ những tư liệu sản xuất và mức độ vốn đầu tư ban đầu của mỗi hộ sản xuất. Không chỉ có vậy, tăng cường cung cấp tín dụng cho các hộ sản xuất vừa giúp giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lao động lớn ở nông thôn, góp phần hạn chế tệ nạn xã hội, nâng cao trình độ dân trí và tránh được việc dân ồ ạt di cư vào các thành phố lớn gây khó khăn cho công tác quản lý, công tác đảm bảo an ninh trật tự.
Để phản ánh tình hình thu nợ hộ sản xuất, Ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ trọng nợ thu hồi được trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng trong từng thời kỳ. Vòng quay vốn càng lớn với số dư nợ luôn tăng chứng tỏ đồng vốn Ngân hàng bỏ ra đã được sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tạo lợi nhuận cho Ngân hàng cũng như khách hàng vay.
Hay một ví dụ khác về tình hình chính trị có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng như: Khi đất nước xảy ra chiến tranh, sẽ làm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá gặp nhiều khó khăn, nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình cung cấp sản phẩm hàng hoá đầu vào hoặc đầu ra của doanh nghiệp (loại trừ những doanh nghiệp sản xuất vũ khí phục vụ chiến tranh là phát triển mạnh). Ngoài việc lựa chọn các cán bộ giỏi thì cần phải bố trí, sắp xếp công việc của họ sao cho phát huy hết sức mạnh và hạn chế thấp nhất yếu điểm của mỗi người, đồng thời có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo sự phối hợp nhịp nhàng trong tất cả các khâu hoạt động, nhằm mang lại hiệu quả cho công tác tín dụng của ngân hàng.
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN THANH HÀ.
Trong đó có 1 đồng chí Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý chung, 1 đồng chí Phó giám đốc phụ trách quản lý mọi hoạt động nghiệp vụ của phòng kinh doanh- tín dụng, 1 đồng chí Phó giám đốc quản lý phòng kế toán- ngân quỹ. Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam; Tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh, tiếp nhận và triển khai thực hiện các chương trình dự án bằng nguồn tài trợ, vốn uỷ thác tín dụng của chính phủ và các tổ chức kinh tế. Việc mở ra 2 phòng giao dịch nằm trên địa bàn 2 xã khác nhau đã góp phần giúp cho nhân dân thuận lợi hơn trong các giao dịch với Ngân hàng do không phải nhất thiết đến trụ sở Ngân hàng gây mất thời gian.
- Nghiệp vụ huy động vốn thông qua phát hành thẻ tín dụng, gửi tiết kiệm với các kỳ hạn từ 1 tháng đến 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng..bằng Việt Nam Đồng và ngoại tệ chủ yếu là USD, EUR.
Trong thời gian qua, hoạt động cho vay, cấp tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thanh Hà dưới sự lãnh đạo, chỉ thị của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương cùng với Ban giám đốc, các cán bộ Ngân hàng luôn bám sát mục tiêu, chương trình kinh tế của địa phương tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân khi có nhu cầu vay vốn sẽ được đáp ứng nếu kế hoạch kinh doanh của họ có tiềm năng, khả thi. Trong năm 2010 vừa qua, với mục tiêu phát triển, quyết tâm khắc phục suy thoái do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thì Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực, sáng tạo trong hoạt động cho vay, giúp cho Ngân hàng không những đã vượt qua được khó khăn, giữ vững ổn định trong mọi hoạt động mà còn đạt được tốc độ tăng trưởng lành mạnh, vững chắc thuộc loại khá trong tỉnh; chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Qua đây thì Ngân hàng cũng cần phải tìm hiểu, xem xét xem số lãi đọng tăng bên cạnh với sự gia tăng của tổng dư nợ tín dụng thì cụ thể nguyên nhân của những khoản nợ xấu nay là do đâu, do tự nhiên hay do chủ quan của khách hàng vay vốn để tìm ra hướng giải quyết hữu hiệu nhất tránh làm thất thoát vốn của Ngân hàng, cũng là đảm bảo cho đồng vốn của dân chúng và an toàn chung của toàn ngành Ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế.
Qua đây thì Ngân hàng cũng cần phải có những biện pháp tích cực để quảng bá sâu rộng cho nhân dân hiểu những ưu thế của thanh toán không dùng tiền mặt mang lại, đồng thời có chính sách huy động vốn khả quan hơn nữa để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi này trong nhân dân để vừa có thể đảm bảo an toàn cho đồng vốn của nhân dân lại có thể tăng nguồn vốn của Ngân hàng để tăng cường cho vay, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ SẢN XUÂT. Tiếp nối những thành công đó thì trong năm 2011 ngân hàng tiếp tục thực hiện chiến dịch kinh doanh theo các hướng cơ bản, đó là: Gĩư vững an toàn và sinh lời trong kinh doanh, duy trì việc mở rộng kinh doanh và tốc độ tăng trưởng hợp lý, trên cơ sở tiếp tục giữ vai trò chủ đạo ở thị trường nông thôn, tiếp thị đầu tư cho kinh tế ngoài quốc doanh, có lựa chọn khách hàng và cân đối nguồn vốn kinh doanh. Tiếp tục tuyên truyền, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn phù hợp với thị trường.
Mở rộng cho vay với mô hình kinh tế trang trại theo quyết định của thủ tướng chính phủ nhằm giải quyết việc làm cho người lao động và tạo ra vùng nguyên liệu sản xuất hàng hoá.
NHNN cần kịp thời ra các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ tín dụng, thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà Nước trong việc đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn cụ thể việc xử lý nợ đối với các hộ sản xuất nông, lâm nghiệp vay vốn theo quyết định 67 không trả được do nguyên nhân chủ quan của khách hàng ( Dây dưa, trốn tránh trách nhiệm trả nợ…). Nên mở rộng đối tượng xử lý rủi ro ( ngoài 6 đối tượng hiện nay ), như trường hợp các hộ kinh doanh thua lỗ khi giá cả nông sản phẩm xuống quá thấp dẫn đến tình trạng không thu hồi được vốn, mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng ( đặc biệt là các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thu mua và tiêu thụ nông sản phẩm cho người nông dân). Để sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh thì không chỉ đầu tư vào quá trình sản xuất mà còn phải đầu tư một cách đồng bộ vào quá trình chế biến, tiêu thụ sản phẩm, phát triển cơ sơ hạ tầng nông thôn như; giao thông, thuỷ lợi… Vì vậy UBND Tỉnh cần sớm chỉ đạo các ngành có liên quan xây dựng các dự án khả thi để tạo điều kiện cho Ngân hàng có cơ sở để giải ngân nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững.
Trong khi quá trình cấp GCNQSD đất chưa hoàn thành thỡ UBND xó, phường cần theo dừi sỏt sao việc xỏc nhận quyền sử dụng diện tích đất canh tác cũng như đất thổ cư không có sự tranh chấp, tránh hiện tượng thiếu trách nhiệm của cán bộ cơ sở xác nhận chồng chéo nhiều lần, dẫn đến việc sử dụng vốn vay của hộ vay không hiệu quả, đồng thời gây thiệt hại cho Ngân hàng khi xảy ra tranh chấp hoặc khi hộ vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay, Ngân hàng thực hiện xử lý tài sản thì không được.