MỤC LỤC
Đó là vấn để quan trọng nhất và là cơ sở hàng đầu để nhà nước huy động một lượng của cải, vật chất xã hội vào quỹ ngân sách nhà nước, thông qua hình thức thu nộp thuế ngân sách, thuế thu nhập..Hàng năm, nhà nước huy động 29% lợi nhuận của doanh nghiệp; sau đó tiến hành điều hoà lợi ích giữa các thành phần kinh tế để đầu tư xây dựng cơ bản thêm cho doanh nghiệp và xã hội, đảm bảo việc mở rộng tái sản xuất và sản xuất trên phạm vi toàn xã hội. Số lượng còn lại tiếp tục sử dụng để trích lập các quỹ của doanh nghiệp; như quỹ dự phòng rủi ro, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng..Thông qua các quỹ đó, doanh nghiệp có thể tiến hành đổi mới mua sắm máy móc, trang thiết bị, khuyến khích việc cải tiến kỹ thuất, sáng kiến trong lao động, cũng như cải tiến kỹ thuật công nghệ nhằm tái sản xuất mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường không chỉ xác định bó hẹp ở một lĩnh vực nhất định mà nó còn rất đa dạng và phong phú; Do đó lợi nhuận của doanh nghiệp cũng được xem và phân chia thành các loại khác nhau và ở đây là lợi nhuận sau thuế nó bao gồm lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác;. Các doanh nghiệp phải nghiên cứu và tập trung đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận kinh doanh từ đó xem xét những nhân tố có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hoặc giảm lợi nhuận; để đưa rả các giải pháp, các biện pháp thích hợp nhằm phát huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu, khai thác tiềm năng và hạn chế những thiếu xót tồn tại trong kinh doanh, nhằm góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trong số các doanh nghiệp hoạt động thì công tác tổ chức và quản lý của các doanh nghiệp cũng khác nhau; các doanh nghiệp đều có điều kiện tự nhiên như địa hình, địa lý, vị trí thương mại thuận lợi thì sẽ thu được nguồn lợi nhuận cao hơn so với các doanh nghiệp ở vị trí địa lý, địa hình. Bên cạnh đó, qua chỉ tiêu tổng lợi nhuận ta không thể đánh giá chính xác được trình độ sử dụng vốn (xem một đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh và thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau mỗi một chu kỳ hoạt động) và cũng không thể đánh giá hết được hiệu quả sử dụng chi phí.
Thực tế cho thấy trong điều kiện hiện nay doanh nghiệp nào mạnh dạn đầu tư theo chiều sâu gắn liền với việc cải tiến, đổi mới hệ thống máy móc, trang thiết bị, áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất kinh doanh…nhằm phục vụ cho nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí nguyên vật liệu đầu vào thì sẽ tiêu thụ được sản phẩm với một khối lượng lớn và chính tiêu thụ nhanh sản phẩm của doanh nghiệp là góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp sẽ mất đi một phần lợi nhuận đáng kể do mất khách hàng và bạn hàng truyền thống (phần lợi nhuận này chạy vào túi các doanh nghiệp khác), hơn nữa nó ảnh hưởng tới tốc độ phát triển sản xuất của doanh nghiệp do hàng và sản phẩm ứ đọng, không chạy, lưu thông chậm trễ…Ngược lại, nếu giá bán hàng hoá, sản phẩm dịch vụ quá thấp sẽ gây lên tình trạng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, dẫn đến doanh thu tiêu thụ giảm sút, lợi nhuận không cao, doanh nghiệp gặp phải khó khăn cơ bản về mặt tài chính.
Vì vậy với mục tiêu tăng doanh thu bán hàng và lợi nhuận thì doanh nghiệp cần quan tâm và chú trọng đến thị trường, từ đó định ra các giá bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho phù hợp nhằm làm tăng khối lượng hàng hoá bán ra, đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. Các phương thức sản xuất khác nhau này là điều kiện và cơ sở để các doanh nghiệp thực hiện phương án tối ưu nhất, hiệu quả nhất, đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, kích cầu tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dù có muốn hay không cũng không thể tránh khỏi những tác động không nhỏ của điều kiện xã hội như; các yếu tố nội tại bên trong và các yếu tố ngoại cảnh bên ngoài đang hàng ngày tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp; trong đó các yếu tố nội lực bên trong của doanh nghiệp như vốn để sản xuất kinh doanh, nguồn nhân lực, cơ sở trang thiết bị, nhà xưởng, máy móc. Song được sự quan tâm đặc biệt của Tổng công ty Chè Việt Nam; sự giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; sự tạo điều kiện của thường trực tỉnh uỷ-Hội đồng nhân dân-Uỷ ban nhân dân, các sở, ban ngành của tỉnh Sơn La và huyện Mộc Châu và uy tín thương hiệu chè Mộc Châu trên thị trường nên sản lượng chè của nhà máy sản xuất ra đều được tiêu thụ hết 100% theo kế hoạch đề ra.
Sự đoàn kết nhất trí cao trong Ban giám đốc và các bộ phận Phòng ban đã tạo nên khối đại đoàn kết thống nhất trong chương trình hành động, cùng với sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt của Tổng công ty chè Việt Nam, nên chi nhánh chè Mộc Châu Sơn La đã đạt được một số kết quả đáng quan trọng trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; cơ sở hạ tầng được đầu tư hợp lý, máy móc, thiết bị, tài sản cố định được tu bổ thường xuyên góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Nên doanh nghiệp đã tập trung việc thanh toán thu hồi nguồn vốn tương đối tốt và thuận lợi về mọi mặt; hơn nữa việc các đại lý bán hàng vẫn được khách hàng chấp nhận thanh toán, trong quan hệ bạn hàng truyền thống ngày càng gắn bó và thắt chặt hơn, việc cân nhắc tiền dự trữ và hàng tồn kho cho những chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo được duy trì và đảm bảo với quy mô mở rộng.
Mặt khác do xuất phát điểm là một vùng miền núi lên trình độ dân trí thấp, thiếu kỹ năng, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất, nên các nhà máy chế biến tại các cơ sở chưa tìm ra được phương pháp sản xuất và thường đặt ra câu hỏi nên sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào, nguồn tiêu thụ ở đâu.Mặt khác nguồn vốn đầu tư cho sản xuất còn hạn hẹp, tiền vay sử dụng không đúng mục đích theo dự án cam kết vay vốn, tỷ lệ khách hàng không trả được nợ ngày càng cao, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chưa đổi mới được nội dung, phương pháp hoạt động, công tác tìm kiếm thị trường và mở rộng thị trường tiêu thụ chưa đạt như mong muốn; chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã chưa đổi mới; công tác quảng cáo, quảng bá sản phẩm chưa được thường xuyên liên tục, dẫn đến bạn hàng truyền thống chưa hiểu rừ về sản phẩm của cụng ty.
Vấn đề cần quan tâm đến là trong các năm tới cần phải xúc tiến hơn nữa về công tác thị trường, ngoài việc giữ ổn định về chất lượng còn phải tăng thêm các sản phẩm chè có chất lượng tốt, hương thơm tự nhiên; như chè Kim Tuyên, Chè Ô Long, chè Bát Tiên, chè Sand Tuyết, chè giống Trung Quốc để đa dạng hoá các sản phẩm nhằm phục vụ phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ngày hội đó sẽ có ý nghĩa rất quan trọng bởi qua đó công ty, chi nhánh nắm bắt được những ý kiến phản biện của khách hàng về những ưu, nhược điểm đối với từng mặt sản phẩm của chi nhánh làm ra, qua đó chi nhánh nắm bắt được nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng từ đó có biện pháp, kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn; đồng thời phát huy được những mặt tịch cực, hạn chế được những nhược điểm, nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng của sản phẩm chè.
Cải thiện nhà xưởng, đầu tư bổ sung trang thiết bị để nhà máy tiến hành vừa hoạt động chè xanh Pouchung xuất khẩu vừa sản xuất chè xanh sao xuốt và sản xuất chè đen BTP như vậy cần phải bổ sung đầu tư thêm; 08 máng héo dài 15- 20 m, rộng 2 m có hệ thống lò nhiệt than để cấp nhiệt làm héo chè khi làm chè đen và bảo quản làm héo tự nhiên khi làm chè xanh. Đối với nguồn nguyên liệu chè búp tươi đây là yếu tố cơ bản tạo ra sản phẩm chè tốt hay xấu, tạo ra sự tăng trưởng cao hay thấp, là yếu tố tác động trực tiếp đến toàn bộ các yếu tố chi phí khác như kế hoạch đầu tư, nhiên liệu, động lực, lao động..Do đó trong các năm tới chi nhánh cần tạo được mối quan hệ đoàn kết thống nhất giữa chi nhánh chè với những nhà cung cấp nguyên vật liệu chè tươi.
Nguồn vật tư khác phục vụ cho sản xuất nhất thiết phải theo thị trường tạo nhiều đối tác cạnh tranh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc chất lượng tốt, giá cả hợp lý, phục vụ thường xuyên, đảm bảo yêu cầu sản xuất ổn định, hạ giá thành sản phẩm. Ba là; Chính phủ có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển và mở rộng diện tích trồng chè ở khu vực miền núi, miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng chè đối với các doanh nghiệp và nông dân làm chè ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, chuyển phần thuế nông nghiệp bổ sung thu ở các ngành khác nhau như sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại, nhất là các ngành có điều kiện kinh doanh thuận lợi.
Bốn là; Chính phủ có quy định thay đổi về chế độ đối với người làm chè nói riêng và đối với ngành nông nghiệp nói chung cụ thể là tuổi nghỉ hưu đối với nam là 55 tuổi, đối với nữ là 50 tuổi do đó với phù hợp với điều kiện ở miền núi. Sáu là; Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất đảm bảo chỉ tiêu, chất lượng và an toàn vệ sinh sản phẩm trên giao; đồng thời doanh nghiệp khuyến khích người lao động tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.