Biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Hà Tĩnh

MỤC LỤC

ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

  • Một số khái niệm cơ bản 1. Quản lý

    Như vậy, có thể hiểu đào tạo là một quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời giáo dục phẩm chất đạo đức, thái độ cho người học để họ trở thành người cán bộ, công dân, người lao động “có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh” [1, tr.21]. Theo cách tiếp cận hệ thống, QLĐT bao gồm việc quản lý các thành tố của quá trình đào tạo như: Mục tiêu đào tạo, chương trình, nội dung, kế hoạch, phương pháp đào tạo, người dạy – người học, cơ sở vật chất và kết quả đào tạo… Dưới tác động của quản lý, các yếu tố này tùy thuộc vào yêu cầu đào tạo trong từng thời kỳ mà có những ưu tiên nhất định.

    Sơ đồ 1.1: Mô hình về các yếu tố cấu thành hoạt động quản lý
    Sơ đồ 1.1: Mô hình về các yếu tố cấu thành hoạt động quản lý

    THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG KẾ HOẠCH TRONG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI

    Khái quát về trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh và phòng Đào tạo

      Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đủ sức khoẻ, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Tổ chức dạy học hệ bổ túc Trung học phổ thông và Đào tạo nghề; Đào tạo lái xe Mô tô, tổ chức thi cấp GPLX mô tô hạng A1; Liên kết đào tạo nghề với các Trung tâm, các trường trong và ngoài tỉnh. Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

      Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Đưa nội dung giảng dạy về ngộn ngữ phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của Nhà nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Thực hiện các công việc giáo vụ gồm: lập các biểu bảng về công tác giỏo vụ, dạy và học, thực hành, thực tập nghề; theo dừi, tổng hợp, đỏnh giỏ chất lượng các hoạt động dạy nghề; thống kê, làm báo cáo theo quy định của Bộ Lao động.

      Thực trạng việc thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý Đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh

        Qua quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu hồ sơ tác giả đã thấy rằng, việc xác định các mục tiêu của hoạt động đào tạo nhà trường đã căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh nhà; căn cứ vào nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của ngành về phát triển nguồn lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề. Trường CĐNVĐHT với nhiệm vụ đã nêu trên, mỗi một chuyên ngành đào tạo Ban Giám Hiệu, phòng Đào tạo đã chỉ đạo, tổ chức và yêu cầu các khoa trong toàn trường xây dựng chương trình khung hoàn chỉnh cho mỗi chuyên ngành để trên cơ sở đó Hội đồng Khoa học nhà trường, Ban Giám Hiệu và phòng Đào tạo xem xét, nghiên cứu, tổng hợp và tổ chức thực hiện các chương trình một cách khoa học, đáp ứng các nhu cầu đào tạo của xã hội. Qua nghiên cứu hồ sơ, quan sát, tác giả nhận thấy Phòng đào tạo đã xây dựng và triển khai thực hiện các KHĐT thuộc phạm vi công việc của mình như: KHĐT cho từng khóa học của từng ngành, từng năm học và từng học kỳ; Kế hoạch tuyển sinh trong năm học;.

        Nhìn chung, cán bộ chuyên viên của phòng Đào tạo khi xây dựng các bản kế hoạch trên đã căn cứ vào các văn bản, chỉ thị, Nghị quyết của nhà trường, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của từng hoạt động để xây dựng kế hoạch. Như vậy, cần đưa ra biện pháp tăng cường cơ chế phối hợp giữa phòng đào tạo và các phòng ban liên quan đảm bảo các thông tin, số liệu được cung cấp đầy đủ, kịp thời giúp công tác xây dựng kế hoạch được thuận lợi hơn. Hiện nay hoạt động kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện kế hoạch tại trường CĐNVĐHT đã được thực hiện song chưa được đánh giá cao, cụ thể khi lấy ý kiến đánh giá của CB, GV, NV về hoạt động này có 34,78% đánh giá tốt;.

        Bảng 2.1: Tổng hợp ý kiến của giáo viên, cán bộ, nhân viên về mức độ xác định các mục tiêu đào tạo của  trường CĐNVĐHT
        Bảng 2.1: Tổng hợp ý kiến của giáo viên, cán bộ, nhân viên về mức độ xác định các mục tiêu đào tạo của trường CĐNVĐHT

        Nhận xét khái quát về việc thực hiện chức năng kế hoạch trong quản lý Đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh

          Dựa vào kế hoạch đã xây dựng, phòng Đào tạo đã xây dựng lực lượng cốt cán và triển khai thực hiện các hoạt động, đảm bảo triển khai đầy đủ các kế hoạch đào tạo tới các khoa, CB, GV, NV và sinh viên giúp các đối tượng này nắm được các kế hoạch. Một trường cao đẳng nghề muốn được công nhận là một trường chuẩn, có chất lượng thì phải đáp ứng được 9 tiêu chí trong quy định về kiểm định chất lượng trường Cao đẳng nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra. Trường CĐNVĐHT đã đáp ứng được hầu hết các tiêu chí nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tiêu chí chưa đạt được, trong đó có tiêu chí 3 – Hoạt động dạy và học vẫn còn một số tiêu chuẩn cần hoàn thiện, đẩy mạnh hơn.

          Hầu hết các thông báo về hoạt động đào tạo chỉ thực hiện thông qua bảng thông báo và các khoa chuyên môn, phòng Đào tạo chưa xây dựng được hộp thư riêng để các khoa, phòng ban, CB, GV, NV và sinh viên có thể cập nhật nhanh những thông tin về hoạt động đào tạo. Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch đã được thực hiện song kết quả vẫn chưa cao, chưa tận dụng được những thế mạnh của việc kiểm tra đột xuất trong quá trình thực hiện kế hoạch. - Chưa ứng dụng CNTT vào quản lý, cụ thể: chưa xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác xây dựng KHĐT, chưa có hộp thư được Học viện công nhận chính thức của phòng nhằm phục vụ công tác triển khai thông tin và KHĐT.

          NĂNG KẾ HOẠCH TRONG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH

          • Những nguyên tắc trong việc đề xuất các biện pháp
            • Đề xuất một số biện pháp quản lý của Phòng Đào tạo – Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Hà Tĩnh

              Do đó nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của chức năng kế hoạch cũng như tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kế hoạch để mọi thành viên trong nhà trường hiểu đây không phải là trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, của cán bộ QLĐT mà là trách nhiệm của tất cả mọi người. - Việc nâng cao nhận thức cho mọi thành viên trong nhà trường về vai trò việc thực hiện chức năng kế hoạch và việc nâng cao chất lượng thực hiện chức năng kế hoạch trong QLĐT trước hết phải được thể hiện trong nghị quyết của Đảng ủy, phương hướng của kế hoạch từng năm học và các tiêu chuẩn xếp loại thi đua của nhà trường. - Thường xuyên đưa các thông tin, trao đổi kinh nghiệm về công tác triển khai các kế hoạch trên website của nhà trường nhằm huy động trí tuệ của mọi thành viên và giúp các nhà quản lý có cơ hội đề nắm bắt được thực trạng phục vụ cho công tác kiểm tra đánh giá các kế hoạch.

              - Đa dạng hóa hình thức kiểm tra: kiểm tra thường xuyên; kiểm tra đột xuất; kiểm tra ở hiện trường của các hoạt động, kiểm tra trực tiếp trên các bản kế hoạch, trên giảng đường để xem xét việc thực hiện kỷ luật giờ giấc của GV và SV, tiến độ thực hiện chương trình giảng dạy, việc tổ chức dạy học bù của GV để đảm bảo thực hiện nghiêm túc chương trình đào tạo, KHĐT; thiết lập hòm thư góp ý cho GV, SV phản ánh về tình hình thực hiện các KHĐT. Nếu hoạt động này được tăng cường sẽ ngăn ngừa được rủi ro, giảm thiểu sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch; đồng thời cung cấp các bằng chứng để đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường, kịp thời triển khai các hoạt động cải thiện chất lượng đáp ứng yêu cầu. Tóm lại: Một số biện pháp nâng cao chất lượng việc thực hiện chức năng kế hoạch trong QLĐT tại trường CĐNVĐHT được đưa ra trong đề tài là kết quả nghiên cứu, những biện pháp đưa ra có tính thực tế cao chủ yếu là nhằm phát huy nội lực của nhà trường và vai trò lãnh đạo của Hiệu trưởng nhà trường cùng cán bộ QLĐT.

              Sơ đồ 3.1: Quy trình kiểm tra, đánh giá thực hiện KHĐT
              Sơ đồ 3.1: Quy trình kiểm tra, đánh giá thực hiện KHĐT