MỤC LỤC
Tuy nhiên, Luật HN&GĐ2000 nước ta quy định cấm người đang có vợ hoặc đang có chồng kết hôn( nguyên tắc một vợ một chồng), nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì nam công dân đó sẽ phải tuân thủ pháp luật Luật HN&GĐ2000 về điều kiện kết hôn, cho nên trường hợp nam công dân đó đã có vợ mà muốn kết hôn với nữ công dân Việt Nam thì sẽ vi phạm quy định về điều kiện kết hôn, việc kết hôn sẽ không được thừa nhận tại Việt Nam. - Trường hợp công dân Việt Nam với nhau kết hôn ở nước ngoài hoặc giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài kết hôn ở nước đó thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước sở tại, không những thế các cơ quan này còn phải chịu trách nhiệm bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài khi các quyền, lợi ích đó bị xâm phạm.
Để giải quyết xung đột về nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài, trong thực tiễn quốc tế, các nước thường áp dụng hệ thuộc luật nơi tiến hành kết hôn( Lex loci celebrationis), theo đó việc kết hôn được tiến hành ở đâu thì pháp luật ở đó sẽ quy định tính hợp pháp của nghi thức kết hôn. Tuy nhiên, ở một số nước còn bổ sung thêm các nguyên tắc khác để giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn: Ví dụ như ở các nước Đông Âu, về nguyên tắc chung là áp dụng hệ thuộc luật nơi tiến hành kết hôn để giải quyết các vấn đề về nghi thức kết hôn, tuy nhiên đối với những trường hợp kết hôn ở ngoài lãnh thổ của các nước này, một số nước còn quy định bổ sung: Chẳng hạn, theo khoản 2 điều 15 Luật tư pháp quốc tế Ba lan “ Việc kết hôn được đăng ký ở nước ngoài thì nghi thức kết hôn chỉ cần tuân theo các quy định của luật quốc tịch của cả hai vợ chồng là đủ”i. Moi nghi thức kết hôn không tuân theo các quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn đều không có giá trị pháp lý. Như vậy, đăng ký kết hôn là nghi thức kết hôn duy nhất làm phát sinh quan hệ hôn nhân, đây chính là nghi thức dân sự. Pháp luật Việt Nam không thừa nhận các trường hợp kết hôn được tiến hành theo các nghi thức khác mà đương sự không thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hôn nhân chỉ được coi là hợp pháp khi nam, nữ tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn trước có quan nhà nước có thẩm quyền. Trên cơ sở đó, Luật HN&GĐ2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định khá cụ thể trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn. Các bên đương sự chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định. Hồ sơ đăng ký kết hôn bao gồm các loại giấy tờ sau:. a) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;. b) Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng. Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;. c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;. d) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);. đ) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm tú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm tú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam). Tuy nhiên, nghị định cũng bổ sung thêm một thủ tục mới trong phần trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn, đó là trách nhiệm của Sở tư phỏp trong việc thực hiện phỏng vấn hai bờn nam nữ nhằm làm rừ tớnh tự nguyện trong hôn nhân, việc đăng ký kết hôn sẽ bị từ chối, nếu qua phỏng vấn cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp, kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng.
Tóm lại: Sự gia tăng các trường hợp kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn Quốc trong những năm qua có thể do xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó những nguyên nhân khách quan có thể kế tới ở đây đó là do Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách đối ngoại mở cửa, hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới dẫn đến sự giao lưu hợp tác giữa công dân các nước trên thế giới với Việt Nam, thông qua đó, họ gặp gỡ tìm hiểu và đi đến kết hôn với nhau; Mặt khác, do Hàn quốc thực hiện các chính sách mang tính khuyến khích công dân nước mình kết hôn với người nước ngoài nhằm giảm thiểu tình trạng suy giảm dân số của đất nước mình ; Bên cạnh đó cũng phải kể. Pháp luật Việt Nam cũng không có bất cứ quy định nào ngăn cản việc kết hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài nhưng những năm gần đây, việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đặc biệt là làn sóng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Hàn Quốc diễn ra hết sức phức tạp, trong số đó có không ít vụ kết hôn do môi giới bất hợp pháp, bị lừa đảo, bất hạnh bởi hầu hết đó là những cuộc hôn nhân vì mục đích kinh tế, nhiều cô gái mơ ước lấy được chồng giàu mà không dựa trên cơ sở hiểu biết về văn hóa, lối sống, về tình cảm và không xuất phát từ tình yêu nam nữ tự nguyện, đã để lại hậu quả đau lòng là nhiều cô dâu Việt Nam lâm vào hoàn cảnh bi đát, hàng chục ngàn ông bố, bà mẹ sống trong sự hối hận, xót xa vì vội gả con cho người nước ngoài; ảnh hưởng đến an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Tóm lại: Trên cơ sở phân tích hậu quả cả về mặt xã hội và pháp lý trước thực trạng kết hôn ngày càng gia tăng giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài nói chung và người Hàn Quốc nói riêng, có thể đưa ra một vài ý kiến đánh giá như sau: Hôn nhân quốc tế mà đặc biệt là hôn nhân Hàn Việt là kết quả tất yếu của quá trình mở cửa, giao lưu hội nhập của đất nước ta với các nước trên thế giới, chúng ta không thể phủ nhận những mặt tích cực của những cuộc hôn nhân này mang lại đó là nó tạo nên sự giao lưu quốc tế và sự đa dạng trong văn hóa của Việt Nam. Không những thế, để phát huy vai trò và năng lực của các tổ chức đoàn thể, nhất là Hội phụ nữ trong lĩnh vực HN&GĐ có yếu tố nước ngoài, rất cần thiết phải tổ chức những khóa học bắt buộc cho chị em phụ nữ trước khi chờ xuất cảnh về luật pháp, phong tục, tập quán của các vùng, miền của nước mà các cô sẽ đến làm dâu, bởi theo ông Nguyễn Quốc Cường, Phó vụ trưởng Vụ hành chính tư pháp, Bộ Tư pháp thì “Hầu hết trong 3 năm đầu, các cô dâu Việt rất khó hoà nhập với gia đình chồng vì không biết tiếng, chưa hiểu gia phong, tập tục.” Trước hết, phải dạy cho các cô kỹ năng nội trợ, sử dụng các đồ dùng tiện nghi trong gia đình nước ngoài, biết nấu các món ăn cho người nước ngoài, nơi mà các cô sẽ đến làm dâu.