MỤC LỤC
Nghị định đã quy định các vấn đề về xây dựng cảng biển (các cấp có thẩm quyền cũng như các thủ tục về chuẩn bị và thực hiện đầu tư xây dựng cảng biển, thủ tục xin phép xây dựng cầu cảng, khu chuyển tải, thủ tục xin phép đầu tư xây dựng các công trình khác trong vùng nước cảng biển) cũng như các thủ tục, giấy tờ cần thiết, thời hạn nộp để tàu thuyền có thể xin phép ra vào cảng biển Việt Nam (các điều kiện đối với tàu thuyền hoạt động tại cảng biển, địa điểm, thời hạn và giấy tờ làm thủ tục tàu thuyền vào, ra cảng biển, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam…). - Đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin: các cảng biển lớn trên thế giới hiện nay đều tiến hành ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lí và khai thác cảng như hệ thống CITOS: cho phép tiến hành lập kế hoạch và điều hành toàn bộ công việc xếp dỡ container từ kế hoạch cầu, bến, trang thiết bị xếp dỡ, vận chuyển đến kế hoạch về nhân lực; hay hệ thống truyền thông dữ liệu điện tử (EDI) giúp cho các cơ quan quản lí chuyên ngành tại cảng như cảng vụ, hải quan, kiểm dịch có thể làm thủ tục nhanh chóng và thuận lợi điều hành các tàu ra vào cảng… Chính vì vậy, việc đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí sẽ giúp nâng cao năng suất tại cảng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất trong cảng hoạt động có hiệu quả hơn.
Xây lắp (gói thầu 1) 1 cải tạo luồng tàu vào Cảng
Từ năm 2001, Cảng Hải Phòng đã tiến hành khảo sát, lập dự án, gọi vốn và thành lập 1 Công ty cổ phần với vốn đóng góp chủ yếu từ các doanh nghiệp Nhà nước (trong đó Cảng Hải Phòng giữ cổ phàn chi phối) để đầu tư và khai thác Cảng trên bán đảo Đình Vũ, một khu công nghiệp tiềm năng sát biển của Thành phố Hải Phòng. Hiện tại Cảng Hải Phòng và Công ty Cổ phần Cảng Đình Vũ đang tiếp tục triển khai đầu tư thêm 5 bến còn lại với tổng mức đầu tư gần 1000 tỷ đồng theo từng giai đoạn và dự kiến kết thúc vào năm 2010, với tổng chiều dài toàn tuyến cầu tàu là 1.300 mét trên diện tích 80 ha. Chủ tàu đưa tàu vào khai thác tại cảng Đình Vũ sẽ tiết kiệm được 30% phí hoa tiêu và hàng hải so với các Cảng trên sông Cấm, tàu vào Cảng Đình Vũ không hạn chế bởi độ rộng của vũng quay tàu, giảm thiểu mật độ giao thông cho khu vực nội thành, đặc biệt Cảng Đình Vũ sẽ phát huy tối đa hiệu quả của dự án của tuyến luồng tàu mới Cát Hải – Lạch Huyện với cốt luồng chạy tàu - 7,2 mét chưa tính thủy triều bình quân từ 2,5 3,0 mét. Sự ra đời của Cảng Đình Vũ cùng với việc đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng, các nhà máy công nghiệp, các cơ sở dịch vụ trên 1500 ha của bán đảo Đình Vũ kèm theo hệ thống đường bộ, đường sắt, hệ thống điện nước, thông tin đã và đang triển khai sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và của thành phố Hải Phòng. Cảng Đình Vũ ra đời là sự nối dài và vươn ra. biển của hệ thống Cảng Hải Phũng để rồi từ đõy sẽ là tiền đề phỏt triển Cảng Cửa ngừ Lạch Huyện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Dự án khu chuyển tải Bến Gót- Lạch Huyện. Với mục tiêu tăng cường nguồn hàng vào cảng và cho phép Cảng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn, đồng thời bổ sung năng lực chuyển tải để hỗ trợ các vị trí chuyển tải hiện nay, khai thác lợi thế gần luồng mới, gần khu vực Cảng Hải Phòng hơn, Cảng Hải Phòng đang tích cực triển khai đầu tư khu vực chuyển tải Bến Gót – Lạch Huyện. Dự án khu Cảng nội địa ICD Lào Cai. Với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, đúng vai trò là Cảng biến chủ lực khu vực phía Bắc, Cảng Hải Phòng cũng đang triển khai thực hiện dự án xây dựng khu Cảng nội địa ICD Lào Cai, có vị trí tại lô F9, F10 khu công nghiệp Đông Phố Mới, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, với tổng diện tích quy hoạch là 47,457 m2. Dự án được triển khai thành 3 giai đoạn:. Dự án đầu tư nâng cấp Cảng container Chùa Vẽ, dự án đầu tư Cảng Đình Vũ, dự án khu chuyển tải Bến Gót – Lạch Huyện và các dự án đầu tư khác mà Cảng Hải Phòng đang triển khai là những tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu xây dựng cảng cửa ngừ Lạch Huyện, cảng nước sõu đầu tiờn ở Hải Phũng trờn cơ sở quy hoạch hệ thống Cảng biển Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt đến năm 2010 cho tàu chuyên dùng chở container và hàng tổng hợp có trọng tải lớn cập Cảng Hải Phòng. Tình hình đầu tư khác. * Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của một doanh nghiệp, Cảng Hải Phòng hàng năm đều tiến hành đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ công nhân viên của Cảng, đồng thời luôn luôn chú trọng đầu tư nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người lao động:. - Thu nhập bình quân đầu người của Cảng đều tăng qua các năm. Năm 2008, mặc dù do biến động suy thoái kinh tế thế giới có ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của Cảng, tuy nhiên thu nhập bình quân mỗi lao động trong Cảng vẫn tăng 10,3% so với thu nhập bình quân năm 2007, đạt 5,4 triệu đồng người tháng. - Chế độ chính sách đối với người lao động: Cảng cũng đã thực hiện tốt công tác chế độ chính sách đối với người lao động như: năm 2008 Cảng đã tích cực tham gia trợ giúp những lao động có hoàn cảnh khó khăn và tham gia các hoạt động xã hội từ thiện là 675 triệu đồng, tổ chức các chuyến tham quan du lịch trong và ngoài nước cho 1.024 cán bộ công nhân viên có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất với kinh phí 1.348 triệu đồng. Cảng cũng đã làm tốt công tác khám chữa bệnh và điều trị cụ thể như sau: khám bệnh cho 7.285 người, điều trị 889 người; triển khai phòng chống dịch kịp thời, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên của Cảng. Đồng thời, về chế độ lương bổng, Cảng đã ban hành 40. văn bản điều chỉnh sửa đổi bổ sung chế độ chính sách về lương và thu nhập, 2 văn bản về định mức lao động và đơn giá tiền lương; giao đơn giá tiền lương theo doanh thu cho các xí nghiệp, sửa đổi quy chế tạm thời nâng bậc lương và thi nâng bậc nghề, điều chỉnh đơn giá tiền lương sản phẩm và quỹ lương khoán theo định mức lao động, hoàn thành 2 quy chế quản lý nguồn lao động và hỗ trợ người lao động nghỉ hưu trước tuổi, chấm dứt hợp đồng lao động, hoàn chỉnh danh sách cho 323 cán bộ công nhân viên có đơn nghỉ hưu sớm, chấm dứt hợp đồng theo quy chế,. - Cảng cũng đã chú trọng đầu tư cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao chất lượng công tác an toàn lao động tại Cảng:. Cảng đã xây dựng và ban hành các quy trình xếp dỡ, thường xuyên kiểm tra an toàn các thiết bị và công cụ xếp dỡ nhằm tránh những hư hỏng đáng tiếc gây ra tai nạn lao động. Điều kiện làm việc của người lao động cũng ngày được cải thiện như: 100%. công nhân lao động được trang bị bảo hộ lao động theo đúng ngành nghề với số tiền 995 triệu đồng. Cảng cũng đã tiến hành tuyên truyền vệ sinh lao động, huấn luyện về an toàn lao động cho toàn bộ lao động trực tiếp tại Cảng. Tổng kinh phí trong năm 2008 phục vụ cho việc trang cấp bảo hộ lao động, tuyên truyền, huấn luyện là 2,8 tỷ đồng. - Về công tác đào tạo. Cảng Hải Phòng hàng năm đều tiến hành đào tạo cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cũng như kĩ năng quản lí, qua đó đội ngũ cán bộ của Cảng có thể nắm bắt được nhu cầu của thị trường cũng như vận hành thành thạo các máy móc kĩ thuật tiên tiến được áp dụng.. * Tình hình đầu tư cho hoạt động marketing:. Cảng Hải Phòng đã tiến hành nhiều buổi hội thảo để giới thiệu về các hoạt động dịch vụ Cảng có thể cung cấp cho khách hàng, cũng như lập một trang thông tin điện tử trong đó có đầy đủ các thông tin về lịch sử phát triển, cơ cấu tổ chức, ngành nghề hoạt động, thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư trong thời gian tới qua đó giúp cho mọi người có thể tìm hiểu nắm bắt được những thông tin cần thiết về Cảng. Hoạt động đầu tư xét theo chu kì của dự án. Hoạt động đầu tư phát triển ở Cảng Hải Phòng chủ yếu được chia ra làm 2 mảng chính: đầu tư vào máy móc thiết bị và đầu tư xây dựng cơ bản. Đối với đầu tư vào máy móc thiết bị, mọi vấn đề liên quan tới việc lập dự án, tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, tiến hành thực hiện, nghiệm thu và thanh quyết toán sẽ do phòng Kĩ thuật công nghệ thực hiện. Trong khi đó, đối với hoạt động đầu tư xây dựng thì phòng Kĩ thuật công trình sẽ chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan. Đối với dự án đầu tư xây dựng. Do Cảng Hải Phòng hiện nay hoạt động theo mô hình công ty TNHH 1 thành viên trực thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, nên ngay từ khi dự án được bước đầu hình thành thì đều phải trình chủ trương đầu tư lên Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam để tiến hành xem xét phê duyệt. Nếu được phê duyệt chủ trương đầu tư thì đối với những dự án của Cảng có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, thì Tổng giám đốc Cảng Hải Phòng sẽ được ủy quyền quyết định các vấn đề liên quan đến dự án. Đối với những dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, thì thẩm quyền quyết định dự án sẽ thuộc về Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam. Quy trình tiến hành thực hiện dự án đầu tư xây dựng của Cảng Hải Phòng có thể được thể hiện qua sơ đồ sau:. Có thể mô tả ngắn gọn các bước tiến hành thực hiện dự án của Cảng Hải Phòng như sau:. Xin lập chủ trương đầu tư xây dựng. - Phòng Kỹ thuật công trình sẽ lập tờ trình xin phê duyệt chủ trương đầu tư kèm theo báo cáo tóm tắt về dự án để báo cáo lên Tổng Giám đốc Cảng Hải Phòng xem xét và trình lên Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam phê duyệt. Thẩm quyền ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư thuộc về Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam. - Nội dung của báo cáo tóm tắt dự án sẽ bao gồm các nội dung:. a) Sự cần thiết phải đầu tư;. b) Địa điểm đầu tư, diện tích đất cần sử dụng;. c) Qui mô đầu tư, công suất thiết kế;. d) Hình thức đầu tư;. e) Nguồn vốn thực hiện đầu tư. Lập dự án đầu tư. - Sau khi đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, căn cứ vào đó phòng Tổ chức nhân sự sẽ kết hợp với phòng Kĩ thuật công trình tiến hành lựa chọn ra các cán bộ phù hợp, thành lập Ban quản lí dự án nhằm chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến dự án. “Đề nghị thành lập Ban Quản lí dự án” phải được trình lên Tổng giám đốc Cảng Hải Phòng phê duyệt. Việc lập dự án sẽ tuỳ theo qui mô và tính chất kỹ thuật mà Ban Quản lí dự án có thể tự lập hoặc tiến hành thuê tổ chức tư vấn để tiến hành lập dự án. - Nội dung của dự án sẽ phải bao gồm:. a) Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư. b) Lựa chọn hình thức đầu tư. c) Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với dự án có sản xuất). d) Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc vùng địa điểm) phù hợp với qui hoạch xây dựng (có tài liệu minh chứng), phân tích tác động của điều kiện thiên nhiên, môi trường đối với công trình. e) Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có). f) Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. g) Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường. h) Xỏc định rừ nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chớnh, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư. i) Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động. k) Phân tích hiệu quả đầu tư. l) Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư: thời gian khởi công, thời gian hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng. m) Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án. n) Xác định chủ đầu tư. o) Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án. Việc thẩm định dự án tùy theo quy mô và tính chất kĩ thuật sẽ do Ban quản lí dự án thực hiện (trong trường hợp có thuê tư vấn bên ngoài lập dự án), hoặc cũng có thể sẽ lập ra Hội nghị thẩm định bao gồm Ban Giám đốc Cảng Hải Phòng, Lãnh đạo phòng Kĩ thuật công trình, Tài chính kế toán, Kinh doanh, Kế hoạch thống kê, đơn vị khai thác sử dụng, Ban quản lí dự án và các đơn vị có liên quan. Việc thẩm định sẽ trên cơ sở xem xét các khía cạnh của dự án: các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, cơ sở pháp lí của nguồn vốn thực hiện dự án, kiểm tra mức độ hợp lí của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn, khía cạnh kĩ thuật của dự án: đánh giá tính hợp lí của các giải pháp xây dựng, xem xét việc lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng dự án… kiểm tra các. sai sót có thể có trong quá trình lập dự án. Nếu trong quá trình thẩm định phát hiện có sai sót, bất hợp lí thì sẽ tiến hành xem xét lại dự án. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư. Trong trường hợp dự án đầu tư của Cảng có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, thì thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án sẽ thuộc về Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam. Đối với những dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty thì Tổng giám đốc Cảng Hải Phòng sẽ được quyền kí quyết định phê duyệt dự án. - Nội dung của quyết định đầu tư bao gồm:. a) Mục tiêu đầu tư. b) Xác định chủ đầu tư. c) Hình thức quản lý dự án. d) Địa điểm, diện tích đất sử dụng phương án bảo vệ môi trường và kế hoạch tái định cư và phục hồi (nếu có). e) Công nghệ, công suất thiết kế , phương án kiến trúc, tiêu chuẩn kỹ thuật và cấp công trình. f) Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có). g) Tổng mức đầu tư. h) Nguồn vốn đầu tư, khả năng tài chính và kế hoạch vốn của dự án. i) Các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung (nếu có). k) Phương thức thực hiện dự án. Nguyên tắc phân chia gói thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu. l) Thời gian xây dựng các mốc tiến độ triển khai chính của dự án. Thời hạn khởi công, thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng. m) Mối quan hệ và trách nhiệm các Bộ, Ngành, địa phương có liên quan (nếu có). n) Hiệu lực thi hành. Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. Tất cả các dự án đầu tư và xây dựng của Cảng, không phân biệt giá trị đầu tư, nguồn vốn sử dụng đều phải tiến hành lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. Trách nhiệm này sẽ thuộc về phòng Kĩ thuật công trình hoặc tổ chức tư vấn có chức năng chuyên môn phù hợp do Cảng Hải Phòng thuê. Nội dung của hồ sơ thiết kế bao gồm 3 phần chính:. A.Phần thuyết minh:. a) Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật. b) Thuyết minh về thiết kế công nghệ. c) Thuyết minh về thiết kế xây dựng. d) Phân tích kinh tế kỹ thuật. B.Phần bản vẽ:. a) Mặt bằng hiện trạng và vị trí công trình trên bản đồ. b) Cách bố trí tổng mặt bằng. c) Phương án kiến trúc. d) Phương án xây dựng. e) Phương án bố trí dây truyền công nghệ. f) Phương án bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành. C.Phần tổng dự toán :. a) Các căn cứ để lập dự toán. b) Diễn giải tiên lượng và các phụ lục cần thiết. c) Tổng hợp khối lượng xây dựng, máy móc thiết bị .. của các hạng mục và toàn bộ công trình. d) Tổng dự toán công trình.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CỦA CẢNG HẢI
- Quy hoạch cảng phải đặc biệt chú ý đến tính kết nối giữa cảng với mạng lưới đường sông, đường bộ và đường sắt nhằm tạo ra được dây chuyền vận tải thông suốt đưa hàng đến và rút hàng đi, tránh sự rối loạn và ách tắc cho các cảng đồng thời cũng phải tính toán xây dựng vùng hậu phương rộng lớn cho cảng (vùng nguyên liệu hoặc các khu vực sản xuất hàng hóa) để đảm bảo cung ứng đều đặn và liên tục cho cảng hoạt động, tránh tình trạng trong một tuyến đường biển lại tiến hành xây dựng nhiều cảng trong khi chưa tính toán kĩ lưỡng nguồn hàng có thể đảm bảo hoạt động cho từng cảng dẫn tới việc cạnh tranh gay gắt giữa các cảng trong cùng một khu vực để giành được khách hàng. Để làm tốt việc này, các doanh nghiệp cảng cần phải thực hiện tốt những vấn đề sau: Đầu tư phương tiện hiện đại, bố trí phương tiện hợp lý nhằm đảm bảo công tác xếp dỡ đạt năng suất cao và chất lượng tốt, giải phóng tàu nhanh nhất; Tiếp tục hoàn thiện quy trình xếp dỡ hàng hóa đảm bảo chất lượng hàng hóa, giảm thiểu mất mát hư hỏng; cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa trong việc làm thủ tục cho tàu, phương tiện ra vào cảng; chú trọng đào tạo cán bộ, công nhân viên về phong cách thái độ phục vụ đối với khách hàng đến cảng giao dịch.
Lêi cam ®oan
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN